Con gái thành phố về làm dâu quê gặp những pha ‘khó đỡ’
Ở quê chúng tôi chăm chỉ làm việc quen rồi chứ không như ở phố các anh các chị ngủ trương đến 8h mới là bình minh mất cha nửa ngày rồi còn làm được cái trò trống gì nữa.
Nam là một chàng trai xuất thân từ vùng quê nghèo khó còn tôi là một tiểu thư con nhà giàu sống ở giữa nơi thành phố xa hoa nhộn nhịp. Ngay từ lần đầu gặp Nam tôi đã yêu anh ấy bởi sự chững chạc mạnh mẽ của anh. Còn Nam thì tỏ ra không thích cho tôi chỉ là những cô gái phố đua đòi ăn chơi không có tình cảm thực sự mà chỉ thích bề ngoài của đàn ông rồi chán thì đá lúc nào không hay.
Vì yêu Nam thực lòng nên mỗi hành động cử chỉ của mình tôi đều tỏ ra rất chân thành không có chút nào tiểu thư ở đây. Mỗi lần đi chơi cùng anh tôi ăn mặc rất giản dị không phấn son không dép cao gót nói năng cũng từ tốn lễ phép không kiêu kỳ khó gần. Sau nhiều tháng kiên trì tấn công tôi đã chiếm được tình yêu của Nam.
Là gái phố nhưng tôi không kiêu kỳ, khó gần (Ảnh minh họa)
Ra trường được vài tháng chúng tôi cưới nhau cuộc sống vợ chồng thật hạnh phúc ngọt ngào. Bố mẹ tôi đầu tư cho hai vợ chồng một tiệm thuốc nho nhỏ để bán vì anh và tôi cùng học ngành dược ra. Sau hai năm buôn bán chúng tôi không thể cạnh tranh được với những cửa hàng lớn, nên anh nảy ý định mang cửa hàng về quê để buôn bán cho thuận lợi. Bố mẹ tôi phản đối kịch liệt:
- Chúng mày mà về vùng quê nghèo kiết xác đó tao sẽ không cho một xu nào.
Anh kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình:
- Con cảm ơn bố mẹ đã giúp đỡ vợ chồng con những năm qua. Nhưng bây giờ con gái lấy chồng phải theo chồng, nếu em không theo con về thì con cũng chịu và hạnh phúc gia đình có thể tan vỡ bất cứ lúc nào. Con sẽ về quê một mình để lập nghiệp chứ con không hợp với nơi đất chật người đông cứ bước chân ra đường đã phải chi tiền rồi, không có tiền nhục lắm bố mẹ ạ.
Tôi không muốn xa bố mẹ một chút nào cũng chẳng muốn về làm dâu người ta nên phản đối kịch liệt kế hoạch của anh. Nhưng với sự kiên quyết dứt khoát của chồng tôi đành chịu thua mà tay xách nách mang bồng bế con 1 tháng tuổi về quê.
Từ ngày lấy chồng tôi chưa khi nào làm dâu một ngày nào nên luôn coi mẹ chồng hiền như bụt tốt bụng như cô Tấm nhưng đến khi sống chung rồi mọi thứ mới bắt đầu nảy sinh. Sáng nào bà cũng dậy từ lúc 4 giờ sáng, cái giờ mà lúc đó tôi mới bắt đầu chìm vào giấc ngủ ngon, những ngày đầu mọi thứ đều yên ắng nhưng cho đến ngày thứ 4 thì chẳng biết bà dậy sớm làm cái gì mà cứ rầm rầm như thể không muốn cho người khác ngủ vậy.
Có hôm tôi không ngủ được nhắc khéo mẹ:
- Mẹ ơi có nồi cơm để trời sáng con cắm điện tí là xong việc gì mẹ phải dậy sớm thổi cho ôi cơm mất ngon đi vậy.
Video đang HOT
- Ở quê chúng tôi chăm chỉ làm việc quen rồi chứ không như ở phố các anh các chị ngủ trương đến 8h mới là bình minh mất cha nửa ngày rồi còn làm được cái trò trống gì nữa.
Thấy mẹ nói nặng lời tôi chẳng đôi co nữa nhảy lên giường ngủ tiếp cho bõ ghét.
Có hôm tôi vừa đi chợ về mẹ chồng chuẩn bị sẵn cho tôi một lò than dưới gầm giường rồi bảo:
- Mày mới sinh con phải để than dưới gầm giường nằm cho sau này người được thon gọn con ạ, cứ nghe lời mẹ không sai đâu.
- Con đẻ đã được 2 tháng rồi mẹ ạ, với lại mẹ không nghe đài báo nói ầm ầm chuyện nằm trên than sẽ rất dễ bị ngộ độc gây tử vong sao.
- Ôi tin gì mấy thứ đó, các cụ dạy cấm có sai, thôi con nằm đi sáng nay mẹ dậy sớm để chuẩn bị rất cẩn thận đấy.
(Ảnh minh họa)
Mặc cho mẹ chồng nài nỉ nhưng tôi vẫn bảo vệ ý kiến của mình, tôi cầm luôn cả mớ than mang xuống bếp đổ không để lâu ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con thì khổ, còn mẹ chồng tức tối khó chịu cả ngày hôm ấy bà tìm đủ mọi lí do để mắng chửi tôi.
Thỉnh thoảng có mấy bà hàng xóm đến chơi mẹ tôi ngồi buôn hàng giờ không hết chuyện nói hết chuyện trong làng rồi moi chuyện trong nhà ra. Dường như bà không biết tôi đang ở trong buồng nên vô tư nói xấu con dâu:
- Thằng Nam nhà này ham con gái phố giàu có chứ cả như tôi trâu ta ăn cỏ làng ta cho khỏe. Người đâu mà lười nhác cả ngày chỉ biết ôm mỗi con chẳng biết làm cái việc gì cả, nấu cơm thì suốt ngày chỉ biết cắm điện bữa nào nấu dưới bếp là khê dưới sống trên.
- Thật tội cho bà và thằng Nam quá còn con dâu tôi làm việc gì cũng băng băng. Ra đồng chỉ nhoáng cái đã xong cả xào lúa, về nhà lại nuôi cả chục con lợn mỗi tháng thu nhập của nó hơn 2 triệu đấy.
- Con dâu nhà này keo vắt chầy ra nước, từ hôm nó về chẳng mua cho mẹ chồng được cái gì. Ăn uống thì toàn thích ăn rau luộc không thích ăn thịt bảo là ăn thịt nhiều sợ lắm rồi có bằng không dám chi tiền thì đúng hơn. Mẹ chồng nói chưa xong đã cãi xong, ngày xưa mà vậy các cụ chỉ có tống khứ ra khỏi nhà.
Ở trong phòng tôi nghe ấm ức lắm định để con đấy ra nói cho mấy bà một mẻ cho bõ tức. Nhưng đúng lúc đó chồng tôi về, anh nhanh nhảu chào mọi người. Một bà hàng xóm toang toác cái mồm:
- Nhìn chú Nam đẹp trai lồng lộng vậy mà lấy được cô gái phố nhìn không bắt mắt lắm nhỉ, chắc nhà cô ấy giàu lắm đấy.
- Cháu thấy vợ cháu đẹp hơn nhiều cô gái làng mình đấy chứ có thua ai đâu.
- Nghe thấy bảo vợ cậu lười lắm đấy nhớ dậy dỗ cẩn thận không lại khổ mẹ cậu đấy.
- Lại mấy bà rảnh rỗi ngồi lê buôn chuyện phải không. Con nói thật với các cô các bà ở đây chứ người nông dân ở quê suốt ngày có mấy xào lúa và mấy con lợn cháu chỉ làm một loáng là xong. Còn vào tay mấy người làm ít chơi nhiều chứ người thành phố làm ra làm chơi ra chơi, mỗi ngày làm giá trị cả triệu bạc bằng cả tháng làm của các bác đấy. Vì thế đừng bao giờ nhìn thấy bọn cháu chơi mà bảo bọn cháu lười mà chúng cháu làm việc bằng trí óc chứ không phải tay chân đâu.
Ngày mai cửa hàng cháu khai trương nên nhân đây cháu biếu mỗi bác 100 nghìn đồng lấy may. Còn đây là 10 triệu con biếu mẹ và cũng là để trả công mẹ những ngày qua đã phục vụ vợ chồng con, từ mai nhà con ra ở luôn cửa hàng sẽ không làm phiền mẹ nữa.
Nhìn thấy tôi bước ra nhà ngoài mấy người mặt tái đi ngại ngùng vội nói lời cảm ơn rối rít rồi ra về. Còn mẹ tôi thì luôn miệng nói xin lỗi đã nói xấu con dâu. Tôi tỏ ra như chưa nghe thấy gì và thầm cảm ơn chồng đã hiểu vợ hơn ai hết, anh đúng là người chồng tuyệt vời mà tôi đã chọn.
Theo GĐVN
Phụ nữ lấy chồng được làm dâu hay phải làm 'trâu'
"Mà nản nhất là khi rửa chén, tàn tiệc cũng đã tầm tối các bác trai thì say, các bác gái với hội chị em họ thì bảo bận việc nhà con cái còn nhỏ, phụ em dọn chén bát xuống rồi lẳng lặng về cả."
Trên các diễn đàn phụ nữ hiện nay không thiếu những bài đăng kể khổ, than vãn về cuộc sống sau hôn nhân. Sự thay đổi đột ngột về môi trường sống, và đôi khi là sự thay đổi đột ngột của người đàn ông mình gọi là chồng, rồi phải gồng mình hòa nhập với một đại gia đình mới. Rồi cách đối đãi của nhà chồng khiến phụ nữ nhiều khi phải tự hỏi, mình lấy chồng để làm dâu hay phải làm "trâu".
Cũng như cô vợ dưới đây, dẫu đã cố hết sức nhưng đôi khi lại không nhận được kết cục như mong muốn.
Ảnh minh họa.
"Trưa và tối mình cho con ăn, nhưng bố mẹ chồng chẳng bao giờ đợi mình để cả nhà cùng ăn. Mình cho con ăn xong là một mâm bát đợi rửa. Cũng không có gì đáng nói cái chuyện rửa bát, nhưng hôm nào thức ăn cũng chẳng còn lại là bao, có hôm còn tí nước canh. Nay mẹ chồng ăn xong lên bế bé cho mình và bảo "còn đĩa thịt gà đấy, xuống mà ăn đi".
Trần đời chưa từng thấy "đĩa" thịt gà nào như vậy chị em ạ. Ông bà nấu gì cũng mặn mà, ăn dè dặt. Nhà 5 người có hôm chỉ kho 2 quả trứng. Mình có mua thức ăn về nấu thì mẹ chồng cũng không động đũa. Còn nói mua làm gì tốn tiền, thừa tiền đưa cho tao. Mình ở cữ, chồng làm xa, hôm nào mẹ chồng cũng nói bóng nói gió việc phải chăm mẹ con mình. Tủi thân vô cùng".
Phụ nữ lấy chồng sinh con, hy sinh biết bao nhiêu thứ, rồi lại quần quật cả ngày với nghĩa vụ làm dâu, vậy mà đổi lại cả bữa cơm tử tế cũng không thể có nổi. Bảo sao các chị em lại không sợ lấy chồng.
Chị Nguyễn Thùy Trang (24 tuổi): "Em mới lấy chồng đây được hơn năm, mà nhiều khi không biết mình có chọn sai không, nhà chồng em có hôm làm đám tiệc đến tận 20 mấy bàn mà không gọi người tới nấu, kêu để nhà nấu cho rẻ, vậy là trước đó 2 ngày em phải tất bất đi mua những thứ mẹ chồng viết ra giấy, rồi dậy từ 3 giờ sáng sơ chế tầm 5,6 giờ sáng mới có mấy cô, bác qua phụ. Mà nản nhất là khi rửa chén, tàn tiệc cũng tầm tối các bác trai thì say, các bác gái với hội chị em họ thì bảo bận việc nhà con cái, phụ em dọn chén bát xuống rồi lẳng lặng về cả. Em nhìn đống chén không biết khóc hay cười. Lễ tết, đám giỗ... thì thôi rồi em làm suốt từ sáng tới tối luôn."
Chị Trang cùng bạn.
Hình ảnh các nàng dâu bên các mâm bát đũa ngổn ngang không còn xa lạ nữa, sự mặc định rằng con dâu sẽ phải lo chu toàn mọi việc trong nhà, khiến nhiều cô gái ngán ngẫm, tặc lưỡi "sao mà khổ như trâu vậy".
Chị Nguyễn Thu Hằng ( 32 tuổi): "Tôi vẫn chưa lập gia đình cũng vì chưa gặp được người ưng ý thôi, nhưng cũng một phần do thấy bạn bè mình cưới xong than khổ dữ quá tôi cũng đâm sợ. Bạn tôi ở nhà là tiểu thư, cha mẹ cưng như trứng, dậy mà về nhà chồng nó thay đổi chóng mặt, sáng dậy sớm làm đồ ăn cho cả nhà.
Bởi mẹ chồng không cho ăn ngoài, chiều làm về là đi chợ chuẩn bị cơm, rồi quần mình trong bếp, rồi giặt giũ, nhà cửa, con cái chồng thì phụ không bao nhiêu. Mà phụ là bị mẹ chồng nhắc khéo, còn nó mà bệnh hay mệt kêu đau lưng, vai thì mẹ chồng lại bảo: "Tao ngày xưa là gấp mấy lần mày, mà có biết mệt mỏi, bệnh tật gì, mới làm có tí ti việc mà đã than này, than nọ". Nhiều khi nghe nó khóc gọi sang tâm sự mà thấy tội."
Câu chuyện nàng dâu nhà chồng, khó phân định ai đúng ai sai nhưng mong rằng qua những câu chuyện này các anh chồng có thể nhìn lại xem vợ mình đang là dâu hay &'trâu' trong gia đình. Họ là vợ anh, con dâu của gia đình các anh đã hy sinh nhiều như thế nào, liệu đối xử như vậy có thấy bất công không.
Còn các chị vợ, hãy tự lên tiếng tự bảo vệ, tự tháo nút thắt cho chính mình. Bản thân là dâu hay &'trâu' cho chính các chị lựa chọn. Nếu các chị không tự cứu lấy mình, thì dù xã hội có hô hào, dang tay đến mấy cũng làm sao giúp được các chị. Khi chính các chị lại cứ luôn cho rằng đó là nghĩa vụ của mình.
Nhân Hậu
"Cháu có đổi được hộ khẩu thành phố không mà đòi làm dâu nhà bác?" ai ngờ cô gái rút ra... "Như cháu nói, nhà cháu mấy đời đều là nhà quê, ở quê. Nhà bác thì lại khác. Giờ bác chỉ hỏi cháu một câu thôi, cháu hãy trả lời thẳng thắn. Cháu có đổi được hộ khẩu làm người thành phố không mà đòi làm dâu nhà bác?". Ảnh minh họa Tin con trai có người yêu khiến bà Hằng mất ăn...