Con gái Pháo trưởng tàu CSB 2015 chào bố qua ảnh vào mỗi sáng
Nhìn con gái đang xếp hình trong đó có hình của lính hải quân, pháo trưởng tàu CSB 2015, chị Nguyễn Vân Anh không giấu nổi niềm hạnh phúc.
Mong nhìn thấy con trên truyền hình
Trong căn nhà của bà Nguyễn Thị Điệp (mẹ trung úy Đinh Văn Hiệp) ở Phục Lễ, Thủy Nguyên (Hải Phòng), cả gia đình đang ngồi quây quần theo dõi thông tin về tình hình biển Đông qua chiếc ti vi nhỏ. Trung úy Hiệp hiện là Pháo trưởng tàu CBS 2015 đang làm nhiệm vụ tại Hoàng Sa.
Khi có người nhắc tới tên con trai, giọng bà Điệp trùng xuống trong chốc lát. Bà cho biết, ngày anh Hiệp nhận nhiệm vụ mới tại khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa của Việt Nam, bà không hay biết gì. Bà chỉ biết thông tin khi mọi người xung quanh bàn tán về vụ việc trên và nhắc đến lực lượng cảnh sát biển – nơi con bà đang công tác. Lúc ấy. bà gọi điện hỏi con dâu và biết con trai mình đang công tác tại tàu CSB 2015.
Bà Điệp cùng những người thân trong gia đình theo dõi thông tin về biển Đông được phát trên truyền hình
“Khi mới nghe tin con đi công tác tại nơi Trung Quốc ngang ngược hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng biển của Việt Nam, tôi lo lắng vô cùng. Nhưng sau đó, được sự động viên của mọi người, lại thêm các thông tin cập nhật thường xuyên trên báo đài, tôi cũng dần yên tâm. Ở ngoài đó, không chỉ có riêng con tôi mà còn có anh em, đồng đội luôn sát cánh cùng nhau. Mỗi lần xem tivi về tình hình biển đảo, tôi đều cố gắng nhìn xem có thấy con ở đó không nhưng chưa lần nào nhìn thấy Hiệp cả”, bà Điệp nghẹn ngào.
Bé Diễm chỉ vào hình chú hải quân và gọi tên bố
Trong mắt bà Điệp, trung úy Hiệp đã thực sự trưởng thành chỉ sau 3 tháng đứng trong quân ngũ. Thế nhưng bà vẫn lo cho sức khỏe của con: “Nó rất hay viêm họng và mỗi bữa chỉ ăn hai bát cơm. Lúc con vào đất liền lấy thêm nhu yếu phẩm, tôi cũng dặn con phải giữ gìn sức khỏe để công tác tốt và nhanh chóng về với vợ con và gia đình.
Nghe giọng con dù chỉ ít phút nhưng tôi thấy vui nhiều. Hiệp cũng dặn mẹ dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, bố ít uống rượu đi, còn bản thân sẽ cố gắng góp tiền cùng mọi người để xây lại căn nhà cho bố mẹ”, bà Điệp tâm sự.
Video đang HOT
Và từ trong sâu thẳm suy nghĩ của người mẹ ấy là nỗi mong ngóng con trở về để bà được nghe con kể trực tiếp những ngày cùng đồng đội lênh đênh trên biển làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đất nước.
Nỗi niềm người vợ trẻ
Nằm ở trung tâm thành phố cảng, ngôi nhà của chị Nguyễn Vân Anh (vợ trung úy Đinh Văn Hiệp) những ngày này chất chứa nhiều tâm sự. Hàng ngày, dù bận rộn với công việc nhưng chị Vân Anh vẫn dành thời gian theo dõi thông tin về tình hình biển Đông. Đôi mắt chị đã có lúc mờ đi bởi những giọt nước đọng lại nơi khóe mi mỗi khi nhớ tới chồng.
Nhắc lại mối tình của vợ chồng mình, chị Vân Anh cười bảo: “Chúng tôi nên duyên là qua sự giới thiệu của bạn bè. Vợ chồng tôi sống rất hạnh phúc vì cả hai đều là những người có trách nhiệm với gia đình. Người này giận thì người kia phải nhún nhường, đó là quan điểm giữ lửa hạnh phúc của gia đình tôi”.
Ngày anh Hiệp nhận quyết định vào công tác tại Đà Nẵng, chị Vân Anh rất buồn. Bởi lẽ, lúc đó bé Đinh Minh Diễm mới được 8 tháng tuổi.
“Người phụ nữ nào cũng luôn cần một bờ vai bên cạnh, nhất là khi con còn nhỏ. Nhưng tôi luôn hiểu tính chất công việc của chồng mình. Chính vì có anh và các đồng đội bảo vệ Tổ quốc mà hai mẹ con tôi ở nhà mới có cuộc sống yên bình. Bé Minh Diễm cũng không thiếu thốn tình cảm của bố vì khi còn công tác trong đất liền, ngày nào anh cũng gọi điện về cho hai mẹ con tôi.
Anh ấy rất yêu con. Hôm nào bé Diễm ốm thì cả ngày hôm đó tôi gần như chỉ nghe điện thoại anh gọi về hỏi thăm sức khỏe của bé”, chị Vân Anh kể.
Từ khi Trung úy Hiệp nhận nhiệm vụ pháo trưởng trên tàu CSB 2015, mọi sự liên lạc của anh về gia đình, người thân không còn thường xuyên như trước. “Từ khi yêu nhau tôi đã hiểu tính chất công việc của chồng mình. Có công việc anh chia sẻ được nhưng có nhiệm vụ anh tuyệt đối im lặng. Hiện tại, anh Hiệp đang tham gia thực thi pháp luật ở khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển của Việt Nam. Tôi có chút lo lắng nhưng không hụt hẫng, vì nhiệm vụ mà chồng tôi đang làm là bảo vệ Tổ quốc”, giọng chị Vân Anh đầy tự hào khi nhắc đến công việc của chồng.
Dù biết những thông tin trên biển Đông chỉ là qua các phương tiện thông tin đại chúng mà chưa được nghe trực tiếp chồng kể, nhưng người vợ trẻ vẫn đặt niềm tin vững chắc vào những người lính như trung úy Hiệp. Hàng ngày, để củng cố thêm thông tin về tình hình biển Đông, chị hỏi qua bạn bè của chồng. Trước khi đi ngủ chị lại lướt web, xem tivi để cập nhật thông tin mới, để trấn an lòng mình trong mỗi giấc ngủ.
Và như sực nhớ ra điều gì, giọng chị hồ hởi: “Bé Diễm còn quá nhỏ để hiểu được công việc của bố đang làm nhưng mỗi sáng thức dậy, con đều chỉ tay lên tờ lịch có hình cảnh sát biển treo ở tường nhà. Khi tôi bảo “Con chào bố đi!”, Diễm đều giơ tay chào bố như một cảnh sát biển mặc dù động tác chưa được chuẩn như bố”.
Bà Nguyễn Thị Điệp (mẹ của Trung úy Đinh Văn Hiệp) chia sẻ niềm tự hào khi con trai đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.
“Hàng ngày, bé Diễm vẫn thích chơi bộ ghép hình về nghề nghiệp. Tôi chỉ cho cháu hình chú bộ đội hải quân và nói đó là bố Hiệp, vì trong bộ ghép ấy không có hình cảnh sát biển. Sau hai lần được mẹ chỉ, những lần sau cứ bày bộ đồ ghép hình đó ra là Diễm lại chỉ cho mẹ đúng hình bố Hiệp” – Vừa kể chuyện, chị Vân Anh vừa nở nụ cười hạnh phúc.
Mỗi khoảnh khắc đáng yêu ấy của con đều được chị Vân Anh chụp lại để khi trung úy Hiệp vào đất liền, có sóng 3G, chị sẽ gửi “thành tích” của cô con gái nhỏ cho chồng xem. Nhắc đến chồng, chị Vân Anh mỉm cười và chia sẻ với chúng tôi ước mơ về một ngày không xa, 2 mẹ con sẽ được đón trung úy Hiệp trở về sau khi anh cùng đồng đội đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam.
Theo Tri Thức
'Thủy quái' dài 4,2 mét còn gọi là cá hầu ông
Đó là khẳng định của lão ngư Trần Ban (76 tuổi, ngư dân kỳ cựu của phường Mân Thái, quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng), nổi danh với nghề câu mực với tàu câu mực ĐNa 90567 công suất 948 CV lớn nhất miền Trung hiện nay.
Ông Ánh bên "Thủy quái"
Khi xem các hình ảnh và clip chúng tôi đưa, ông Trần Ban nói chắc như đinh đóng cột con cá hố phướng này còn có tên là cá hầu ông.
Trong đó, "ông" là nhắc đến cá voi, cá heo, những loài cá theo quan niệm người đi biển luôn bảo vệ tàu thuyền, giúp ngư dân vượt qua thiên tai bão tố.
"Hồi tui còn trẻ, đi biển thường thấy loài cá hố phướng, cá hầu ông này xuất hiện cùng, hoặc sau khi có cá ông, nếu cá còn sống thì nó bơi đẹp lắm, vây lưng uyển chuyển như rắn rất đẹp", ông Ban kể.
Câu chuyện của ông Ban về thời kỳ xuất hiện loài cá này cũng trùng hợp với lời kể của ngư dân Lê Văn Khang (48 tuổi, trú phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà) chủ tàu cá ĐNa 90363 và ngư dân Lê Văn Chiến (trú quận Thanh Khê), chủ tàu cá ĐNa 90351.
"Thủy quái" dài đến 4,2 mét
Ông Khang thấy cá hầu ông này dính câu từ khoảng 20 năm trước, nhưng không rõ nguyên do gì những năm gần đây tuyệt nhiên vắng bóng, còn ông Chiến thì cho rằng loài cá này ngày xưa thời cha chú của ông đi biển thì có gặp còn thời của ông cũng chỉ nghe kể chứ ông chưa thấy bao giờ.
Theo chuyên gia tiến sĩ Võ Văn Quang, Viện Hải dương học Nha Trang: Đây là loài cá hiếm sống ở biển sâu, tên địa phương gọi là cá hố phướng. Xem hình thì chỉ xác định được giống Regalecus, thuộc họ Regalecidae (tiếng Anh gọi là Oarfish), tên cá Chèo là do dịch từ tiếng Anh sang. Vì hình ảnh mờ không rõ nét nên khó xác định được loài. Giống Regalecus có 2 loài đều phân bố ở vùng biển tây Ấn Độ - Thái Bình Dương. Nếu con cá chưa bán, Viện có thể mua làm mẫu vì loài này rất hiếm gặp không hiểu sao lại câu được ở vùng vịnh Chân Mây.
Ông Khang cho biết thêm, thông thường cá hầu ông này khi vào gần bờ là dấu hiệu của việc sắp chết, dân gian còn gọi là lụy, và ngư dân vớt được thường mang chôn.
Tuy nhiên điều này khá trái ngược với lời kể của cần thủ Nguyễn Văn Ánh (61 tuổi, trú quận Thanh Khê), thành viên CLB câu cá Hải Vân, người bắt được con cá và đoạn phim mà ông Trần Thế Dũng ghi lại bằng điện thoại.
Ông Ánh kể khi bị phóng lưỡi câu tiêu dính trúng đầu ở mặt biển chỉ cách bờ 30 mét, con cá vẫn rất mạnh, 2 người như ông Ánh, ông Dũng phải đánh vật hơn nửa giờ chờ con cá kiệt sức mới lôi vào được.
Mặc dù đã bị nhấc đặt lên trên ghềnh đá, con cá vẫn quẫy thân liên tục.
Chiều 7.6, chúng tôi trao đổi qua điện thoại với ông Ánh để hỏi thêm về con cá lạ. Ông Ánh vẫn chưa vác cần câu ra biển trở lại vì 2 ngày qua bận nhiều việc, trong đó ông dành phần lớn thời gian tiếp phóng viên các báo đến hỏi chuyện.
Khi nghe chúng tôi cung cấp thông tin về con cá quý, ông Ánh bày tỏ sự tiếc nuối khi không giữ sống được con cá.
"Chỗ ghềnh đá bọn tui câu thì thuê ghe từ cảng Chân Mây (Thừa Thiên-Huế) đi ra khoảng 15 phút, khoảng 2 giờ chiều 30.5, tui với anh Dũng kéo được con cá lên bờ liền gọi điện cho chủ ghe nhờ mua một thùng xốp loại lớn vì không biết mang con cá về bằng cách nào", ông Ánh kể.
Đến 16 giờ cùng ngày, chủ ghe ra đón nhóm ông Ánh, cả nhóm loay hoay bê con cá cuộn lại thành mấy vòng mới nằm được trong thùng xốp, lúc này con cá đã chết.
Theo TNO
"Thủy quái" dài 4,2m ở Đà Nẵng bị xẻ thịt ăn nhậu Theo kinh nghiệm của mình, ông Nguyễn Văn Ánh vẫn kết luận con "thủy quái" mà ông câu được là loài cá hố phướng khủng sống lâu năm. Vì vậy ông quyết định xẻ thịt "thủy quái", chia cho mọi người. Liên quan đến vụ ông Nguyễn Văn Ánh (61 tuổi, trú phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) câu được...