Con gái nói có là không…
Tôn trọng chính mình, tôn trọng người khác để được tôn trọng là điều tưởng dễ nhưng khó lắm khi phải chú ý từ những điều nhỏ nhất.
Trước giờ, đàn bà phụ nữ hay bị đàn ông coi thường vì nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân từ chính đàn bà là: nói có là không, nói không là có. Dù thích mà cứ nói “em chã em chã”. Họ trở thành người bất nhất nên dù được đàn ông chiều chuộng nhưng vẫn coi không ra gì. Đàn ông thường xem đàn bà là không thẳng thắn, thiếu hiểu biết, hay thay đổi quyết định và lời nói không có trọng lượng. Họ vì sợ sự mè nheo nên giả vờ đồng ý nhưng trong lòng thực chất không tôn trọng và nghe theo những quyết định, ý kiến của đàn bà, họ cho rằng đàn bà không thể làm được việc lớn.
Những người đàn bà nói một là một, hai là hai và có quan điểm lập trường rõ ràng, kiên quyết và nhất quán với lời nói, hành động trước sau như một của mình thì lại thường bị cho là cứng nhắc và quá cá tính. Nhưng nếu không vậy, họ sẽ bị coi thường bằng câu “chẳng qua cũng chỉ là… đàn bà.”
Ảnh minh họa.
Mình không biết các chị em nghĩ sao, riêng mình thì vì muốn được tôn trọng nên luôn nhất quán với chính mình trước, thẳng thắn nói điều mình nghĩ và muốn, không vòng vo giả vờ hay thay đổi quyết định, ý kiến. Đàn bà muốn đòi bình đẳng, nhưng trước hết cần làm cho đàn ông phải tôn trọng mình ngay từ chính lời nói và hành động. Mình không thích đeo trang sức nhưng mình thích sở hữu kim cương thì mình sẽ nói thẳng, “Em không thích đeo nhưng em muốn có chúng.” Chứ mình không nói, “Ôi ôi, em không thích đâu” để rồi khi người ta không mua tặng thì lăn đùng ra dỗi! Ừa thì cũng hơi dễ thương khi mè nheo bắt người khác đoán ý, nhưng chính điều đó làm cho người ta coi lời nói của mình không ra gì.
Mình thấy nhiều bà nhiều cô hay trách các ông không biết lãng mạn, không tặng quà cho mình… nhưng khi tìm hiểu ra mới biết khi các ông mua hoa tặng thì các bà bảo, “Tốn kém, sao không mua cái gì ăn được hay là đưa tiền đây?!” Hoặc khi các ông tặng quà thì lại bảo, “Chắc là hắn đang âm mưu gì hoặc là làm gì có lỗi!”. Hoặc là giữ hết tiền bạc không chừa cho các ông đồng nào nhưng lại muốn các ông phải tặng quà. Mâu thuẫn. Chính sự mâu thuẫn kỳ lạ đó làm cho đàn ông không tôn trọng đàn bà.
Hồi trước, mỗi khi làm tiệc, mình thường chịu khổ chịu nạn với sự thay đổi quyết định xoành xoạch của các bà các chị. Các ông chồng, người yêu của họ hết sức nhẫn nhịn nhưng mình đọc được sự khinh thường lẫn mệt mỏi trong mắt các ông. Mình chỉ biết cười đồng cảm.
Mình dễ dãi và quảng giao, nhưng đằng sau sự dễ dãi là sự khó tính, nhạy cảm cao. Mình hiếm khi giận ai và cơn giận cũng qua nhanh, quên nhanh, nhưng mình ghét sự nhây và nhầy nhụa, áp đặt dành cho mình dù chỉ là chút xíu từ những người đàn ông. Họ áp đặt, sắp đặt vì họ vốn dĩ không coi lời nói hay ý muốn, cảm xúc của mình ra gì. Họ nghĩ mình cũng giống như nhiều người đàn bà khác, thích nói ngược, thích che giấu cảm xúc, ý muốn nên mình nói một đàng họ làm một ngả. Đó chính là điều mình gặp rất nhiều và người ta thì thấy bình thường còn mình thì cực ghét vì cảm thấy mình không được tôn trọng.
Một người đàn ông đề nghị, “Anh đưa em về.” Mình bảo, “Dạ, em cảm ơn, nhưng em không cần”. Điều đó có nghĩa là mình không cần, không muốn và mình đã lịch sự nói thẳng điều đó. Nhưng người đàn ông vẫn quyết định, “Anh đưa em về.” Và thậm chí có những cử chỉ áp đặt mình hoặc kỳ kèo, “Để anh đưa em về đi mà, từ chối gì..” là mình bắt đầu bực. Nếu họ tiếp tục và cố đi theo thì mình nổi nóng và cho rằng đó là hành vi vừa bất lịch sự vừa không tôn trọng. Mọi cảm tình trong giao tiếp xã giao trước đó lập tức biến mất, chỉ còn lại trong mình sự cảnh giác và tâm lý muốn tránh né. Mối quan hệ sau đó trở nên không bình thường và không thể thân. Mình không thể thân với người có xu hướng áp đặt, sắp đặt và không tôn trọng ý muốn của mình.
Video đang HOT
Cũng không hẳn là họ có ý không tôn trọng mình. Chỉ vì họ nghĩ đàn bà thì thường nói có là không, nói không thích là đang thích. Sự nhầm lẫn này làm họ trở nên xấu xí trong mắt mình mà không hay. Tình bạn, tình anh em biến mất từ những điều mà nhiều người cho là bình thường.
Hẳn nhiều người nguỵ biện rằng đó là tình thương, là sự quan tâm. Điều đó không đúng. Quan tâm là khi người khác đề nghị thì dù khó khăn mình cũng sẵn lòng thực hiện chứ không phải là cố tình suy diễn ý của họ rồi tự quyết định theo ý mình. Thương yêu là mình sẵn sàng từ bỏ ý muốn của mình để tôn trọng và thực hiện đúng theo ý muốn của người mình thương yêu. Hẳn nhiên, để giữ được các mối quan hệ tình cảm thì đôi bên cần sự nhường nhịn và chiều theo ý muốn của nhau, nhưng điều đó là sự tự nguyện, không thể ép mà thành và nó rất khác với sự hiểu có là không mà không là có!
Tôn trọng chính mình, tôn trọng người khác để được tôn trọng là điều tưởng dễ nhưng khó lắm khi phải chú ý từ những điều nhỏ nhất…
Theo Khám Phá
Nghệ thuật "sống chung với mẹ chồng" dành cho mọi nàng dâu
Với những người không hiểu chuyện, họ sẽ đứng ra chỉ trỏ phán xét rằng là lỗi của ai, bà mẹ chồng khó tính hay cô con dâu chẳng vừa, đôi khi thêm ba lời đùa cợt "Ừ! Má mình nhiều lúc còn không chịu được, sao chịu được má người ta...".
ảnh minh họa
Chuyện mẹ chồng, nàng dâu và những mâu thuẫn là vấn đề không mới nhưng chưa bao giờ cũ trong xã hội chúng ta. Trước khi cưới, hẳn nàng dâu nào cũng có suy nghĩ rằng "Mình sẽ cố gắng trở thành một nàng dâu ngoan hiền, đảm đang, yêu thương mẹ chồng như chính mẹ ruột của mình". Nhưng sự thật, có mấy người làm được như hứa hẹn thuở ban đầu? Mẹ chồng, nàng dâu, điểm chung duy nhất có lẽ là cùng yêu một người đàn ông. Vậy nên những mâu thuẫn phát sinh trong qua trình sống chung chẳng phải là điều quá khó hiểu. Với những người không hiểu chuyện, họ sẽ đứng ra chỉ trỏ phán xét rằng là lỗi của ai, bà mẹ chồng khó tính hay cô con dâu chẳng vừa, đôi khi thêm ba lời đùa cợt "Ừ! Má mình nhiều lúc còn không chịu được, sao chịu được má người ta...".
Mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu: làm sao đê dung hòa. Ảnh minh họa: Internet.
Dẫu biết mối mâu thuẫn này là không hồi kết, vẫn sẽ có những cách giúp nàng dâu "ghi điểm" trong mắt mẹ chồng, để bà có muốn "khó tính" cũng không có lí do để khó, và hơn hết còn giúp tình cảm gia đình thắt chặt hơn.
Hiệu ứng tiếp xúc
Có thể vì cảm giác e dè của một nàng dâu khiến bạn luôn sợ sệt và né tránh mẹ chồng. Bạn không dám nhìn thẳng hay nói chuyện tự nhiên, điều đó vô tình đã làm tăng thêm khoảng cách giữa hai người. Thay vì đó, hãy cố gắng nói chuyện và tâm sự một cách chân thành nhất có thể bởi người lớn luôn có thiện cảm với những cô gái hoạt bát, biết cách đối nhân xử thế.
Đối xử với mẹ chồng như cách bạn muốn bà sẽ đối xử với bạn
Điều này nghe có vẻ hơi lý thuyết nhưng hãy nhớ rằng "Cảm xúc luôn đi theo hành động". Trước khi tiếp xúc với mẹ chồng, hãy luôn cố gắng thật thư giãn và bình tĩnh hoặc ít nhất hãy cố gắng hành động theo cách đó khi bạn nhìn thấy họ. Nếu chẳng may rơi vào những tình huống khiến bạn giận dữ, không thể kiềm chế, hãy khơi gợi lại những cảm xúc đó trong chính mình. Nếu bạn cảm thấy nhẹ lòng hơn, thì bạn đã thành công rồi đấy!
Tránh những cuộc cãi vả vô ích
Đừng nên cố gắng đấu tranh với mẹ chồng để bảo vệ quan điểm của mình bởi câu thành ngữ "nhập gia tùy tục" chưa bao giờ sai trong xã hội Việt.Tất nhiên, bạn cũng có thể bày tỏ ý kiến của mình nhưng hãy tinh tế để nhận ra rằng mình có nên tiếp tục không! Bạn không thể vừa về làm dâu đã muốn thay đổi thói quen ăn uống hay cách bố trí đồ đạc của nhà chồng suốt bao nhiêu năm được, đúng không?
Đừng khư khư nuôi dạy con một mình
Có một triết lý chỉ ra rằng "Tất cả mức độ nghiêm trọng đều không có xu hướng tăng lên, trừ khi ban nghiêm trọng hóa nó". Cũng như vậy, trong việc chăm sóc con cái, nếu không thực sự có hại, hãy để ông bà làm theo cách của họ.
Ông bà luôn có những đặc quyền nhất định
Khi bạn còn nhỏ, có phải ông bà sẽ luôn mua cho bạn bất kì đồ ăn vặt nào nếu bạn muốn, hoặc để bạn xem phim hoạt hình đến tận khuya nếu bạn mè nheo? Điều này đến bây giờ nghĩ lại có gây hại gì cho chúng ta không? Câu trả lời là "không!".Ông bà có thể nuông chiều cháu họ, hoặc cực kì nghiêm khắc, thậm chí có những quy tắc thật quái dở.Nhưng hãy nhớ rằng, đó là đặc quyền của họ!
Tôn trọng người khác
Nếu bạn đang gặp rắc rối với mẹ chồng, hãy tự hỏi chính mình "Mẹ chồng bạn đang trông đợi điều gì ở bạn?". Rằng họ muốn bạn về nhà sớm để có bữa tối cùng gia đình? Hay bỏ thời gian đi lễ chùa với họ? Họ có hài lòng với cách ăn mặc của bạn không?. Nếu những điều này không phá vỡ những nguyên tắc bất di bất dịch của bạn, hãy cố gắng điều chỉnh bản thân để đáp ứng, nó chắc chắn sẽ giúp cải thiện sự hòa thuận gữa bạn và mẹ chồng. Đừng cứ thắc mắc rằng tại sao bạn phải đi cùng với mẹ trong khi bạn không muốn, hay phải mặc bộ đồ này chứ không phải cái váy kia... mọi thứ sẽ trở nên thật dễ dàng khi bạn làm tất cả vì tình thương yêu...
Nghĩ về chồng và con bạn như một động lực để cố gắng
Chắc hẳn bạn sẽ luôn muốn gia đình hòa thuận, ông bà con cháu vui vầy, chồng bạn trở về nhà không phải căng não để hòa giải bên mẹ, bên vợ? Vậy thì hãy học cách kiềm nén bản thân, hạ cái tôi của mình xuống, đôi khi việc cư xử đúng mực không chỉ mang lại sự nhẹ nhõm cho bạn mà còn cả niềm hạnh phúc cho người khác nữa. Và hãy luôn tin rằng, tình yêu và sự chân thành là liều thuốc cảm hóa kì diệu nhất trên thế gian này.
Luôn nhìn vào mặt tích cực
Hãy luôn tìm cách để hòa nhã với tất cả những người thân trong gia đình chồng.Luôn mỉm cười và hài hước là một cách khiến bạn thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn!
Đọc những bí kíp trên, có thể bạn sẽ nghĩ rằng: đây không phải là nghệ thuật sống chung với mẹ chồng, đây là những lời khuyên để bạn tự điều chỉnh bản thân mình. Nhưng bạn biết đấy, bạn làm sao có thể thay đổi tính cách của mẹ chồng, điều duy nhất bạn có thể thay đổi là bản thân mình!
Theo PNSK
Choáng vì gặp vợ ngoan cùng trai lạ vào nhà nghỉ để "thi tay nghề" Thấy em chuẩn bị đi làm mà như đi dự tiệc, tôi âm thầm theo chân em. Tôi thật sự choáng váng khi thấy vợ mình dừng xe trước một nhà nghỉ khá xa nơi ở của chúng tôi và gần như ngay lập tức một trai trẻ lạ mặt xuất hiện... ảnh minh họa Tôi và Trâm quen nhau khi chúng tôi...