Con gái mếu máo hỏi mẹ sao mình lại giống bố, nhìn đến diện mạo người bố ai cũng thương đứa trẻ
Trước câu hỏi ngây ngô của con gái, người mẹ cũng không biết phải giải thích như thế nào.
Mạng xã hội xứ Trung mới đây không khỏi xôn xao trước đoạn video ghi lại khoảnh khắc trò chuyện của 2 mẹ con ở Tô Thiên, Giang Tô nước này. Trong video, cô bé 6 tuổi vừa khóc mếu máo vừa hỏi mẹ rằng tại sao mình lại giống bố.
“Mẹ sinh con ra chứ không phải bố sinh con ra, vậy tại sao con lại giống bố đến vậy?” – Cô bé bất bình hỏi. Không chỉ vậy, cô bé còn than thở bằng suy nghĩ hết sức ngô nghê: “Tất cả các bài hát đều ca ngợi mẹ là người tuyệt vời nhất trên đời và không ca ngợi bố . Vậy nên bố không tốt”.
Cô bé 6 tuổi mếu máo hỏi mẹ tại sao mình lại giống bố
Câu hỏi của cô bé khiến mẹ cũng không biết trả lời thế nào
Nhiều người tỏ ra ngạc nhiên, không hiểu tại sao cô bé lại không thích chuyện mình có vẻ ngoài giống với bố. Nhưng khi nghe chị Giang – mẹ của cô bé, chia sẻ và nhìn sang người bố, ai cũng hiểu ra được nỗi lòng của cô bé.
Theo đó, cô bé luôn cảm thấy bố có diện mạo không đẹp bằng mẹ nên việc giống bố khiến cô bé cảm thấy không tự tin. Hiện tại, cô bé cũng có một diện mạo không xinh xắn với gương mặt bụ bẫm, mắt 1 mí, mũi tẹt và bờ môi hơi hô. Cho rằng mình được di truyền diện mạo không đẹp từ bố, nên cô bé mới không ngừng khóc lóc ăn vạ như vậy.
Cô bé cho rằng nếu mình giống mẹ thì sẽ xinh đẹp hơn
Video đang HOT
Ai nấy sau khi biết được sự thật phía sau màn khóc lóc ăn vạ của bé gái đều bật cười, đồng thời bày tỏ rất thương cô bé. Tuy nhiên số khác cho rằng hiện tại em mưới 6 tuổi, tương lai diện mạo của em còn thay đổi rất nhiều nên không cần quá lo lắng.
Cô bé và bố của mình
Về phía người bố, chị Giang cho biết chồng mình tuy có vẻ ngoài không quá điển trai, nhưng thực sự là người bố rất tốt. Dù bận rộn công việc nhưng anh vẫn dành nhiều thời gian cho con gái. Vì thế nên chị Giang cũng hy vọng sau này khi cô bé lớn hơn, có thể hiểu ra mọi chuyện và yêu thương bố mình nhiều hơn.
Chị Giang cho biết chồng mình là một người bố tốt và rất yêu thương con gái
Lấy chồng gần chưa chắc đã sướng, lấy chồng xa chưa chắc đã khổ
Người ta vẫn thường nói: "Có con mà gả chồng gần, có bát canh cần nó cũng đem cho". Bởi khi con gái lấy chồng gần có thể thoải mái về thăm bố mẹ bất cứ lúc nào.
Không chỉ ngày lễ Tết mà cả những ngày bình thường có thể chạy qua chạy lại. Nhất là khi bố mẹ ốm đau có thể ở bên cạnh chăm sóc. Tuy nhiên, thực tế không phải bất cứ ai lấy chồng gần cũng có thể làm được điều đó. Đã có không ít câu chuyện về việc phụ nữ khi đi làm dâu được chia sẻ trên YAN khiến chúng ta hiểu ra lấy chồng gần chưa chắc đã sướng, lấy chồng xa chưa chắc đã khổ
Người ta vẫn thường nói: "Có con mà gả chồng gần, có bát canh cần nó cũng đem cho". Bởi khi con gái lấy chồng gần có thể thoải mái về thăm bố mẹ bất cứ lúc nào. Không chỉ ngày lễ Tết mà cả những ngày bình thường có thể chạy qua chạy lại. Nhất là khi bố mẹ ốm đau có thể ở bên cạnh chăm sóc. Tuy nhiên, thực tế không phải bất cứ ai lấy chồng gần cũng có thể làm được điều đó. Đã có không ít câu chuyện về việc phụ nữ khi đi làm dâu được chia sẻ trên YAN khiến chúng ta hiểu ra lấy chồng gần chưa chắc đã sướng, lấy chồng xa chưa chắc đã khổ
Các bậc phụ huynh ai cũng mong muốn con gái có thể lấy chồng gần. (Ảnh minh họa: FB L.T.A)
Lấy chồng gần chưa chắc đã sướng
Tôi có một người chị họ sinh năm 1993, sau khi tốt nghiệp cấp 3 và đi làm được vài năm chị được gia đình một anh hàng xóm hỏi cưới. Mặc dù chị tôi không thực sự thích nhưng vì gần cận nên hai bác đều vun vào. Thậm chí đứng trên tầng 2 nhà bác tôi có thể nhìn ngay sang nhà đó nên hai bác đều rất ưng ý chàng rể này.
Thời điểm đó tất cả họ hàng hai bên đều gia sức thuyết phục chị tôi. Từ bà nội, bà ngoại rồi bác gái hôm nào cũng thủ thỉ rằng: "con gái có thì", "đi đâu lấy được người như thế, mình biết rõ gốc gác người ta" rồi "con gái mà lấy chồng gần có bát canh cần cũng mang sang cho",... Thế là dù không thích nhưng dưới sức ép của gia đình sau vài tháng chị tôi cũng đồng ý.
Nhiều cô gái chấp nhận lấy chồng gần để làm hài lòng bố mẹ chứ không thực sự thích. (Ảnh minh họa: The Connexion)
Tuy nhiên, khi lấy về mọi chuyện bắt đầu không như chị tưởng tượng. Mặc dù là hàng xóm nhưng cứ khi nào chị về nhà ngoại lại bị mẹ chồng nói: "Động tí là tót về ngoại, chị không có việc gì làm à?". Vậy là dù mang tiếng ở gần nhưng ngày chủ nhật chị mới dám sang nhà mẹ chơi. Chuyện này vẫn bị mẹ chồng nói: "Đi làm cả tuần có mỗi ngày nghỉ không ở nhà dọn dẹp còn về ngoại chơi".
Thậm chí ngày lễ Tết bên ngoại tụ tập ăn uống chị cũng chẳng thể sang phụ giúp mà còn phải ở nhà cơm nước cho nhà chồng. Đến bữa khi tất cả mọi người ngồi vào mâm chị mới chạy sang ngồi ăn vội chốc lát lại phải về ngay vì bên nhà chồng cũng phải lo cơm nước, cỗ bàn.
Lấy chồng gần cũng chưa chắc đã được về thăm bố mẹ thường xuyên vì phải lo việc nhà chồng. (Ảnh minh họa: Sức khỏe & Đời sống)
Và điều quan trọng nhất là cả hai đến với nhau không phải vì tình yêu mà do mai mối thúc ép của hai bên gia đình nên có rất nhiều mâu thuẫn. Cuối cùng cả hai vợ chồng chị phải đi nước ngoài làm việc mới tạm yên ổn không còn xung đột mẹ chồng nàng dâu. Tuy nhiên, cái kết cuối cùng vẫn là cả hai không thể sống chung với nhau, chị quyết định chọn cuộc sống độc thân. Cũng vì thế từ hàng xóm "tắt lửa tối đèn có nhau" hai gia đình trở nên "cạch mặt", đến gặp nhau ngoài đường cũng quay đi không thèm chào hỏi.
Mỗi lần vợ chồng cãi nhau bố mẹ lại bị gọi sang nói chuyện
Một điều khiến các cô gái đi lấy chồng cảm thấy sợ hãi nhất là mỗi lần vợ chồng cãi nhau hay có xung đột gì với nhà chồng bố mẹ đẻ lại bị lôi vào. Không ít gia đình còn mời thông gia sang nói chuyện nào là: "anh chị không biết dạy con", nào là: "mang con về dạy lại",... Người chị của tôi cũng nằm trong tình huống này.
Có một lần chỉ vì nấu canh mùng tơi rau đay cho hai gói bột tôm (thông thường nhà chồng chị chỉ cho một gói) mà hai bác tôi bị mời sang nói chuyện. Nào là: "anh chị phải bảo lại cháu về nhà chồng thì phải theo nếp nhà chồng, không phải muốn làm gì theo ý mình cũng được. Bố mẹ nói thì phải tiếp thu chứ không phải vâng vâng dạ dạ rồi làm theo ý mình". Và tất nhiên, khi hai vợ chồng chị có cãi vã xung đột hai bác cũng bị gọi sang nói chuyện.
Nhiều khi vợ chồng cãi nhau bố mẹ đẻ lại bị lôi vào cuộc. (Ảnh minh họa: Freepik)
Tương tự L.N (25 tuổi, Hải Dương) cũng rơi vào tình trạng như vậy. Chị L.N có 2 cậu con trai sinh đôi mới được hơn 2 tuổi. Vì để tiện chăm sóc con cái nên chị mở một shop quần áo ở gần nhà, con thường gửi nhờ bà ngoại trông giúp. Tuy nhiên vì bán hàng nhiều hôm lễ tết đông khách chị không thể về lo cơm nước cỗ bàn cho nhà chồng mà bố mẹ đẻ thường xuyên bị thông gia gọi sang nói chuyện. Sự việc khiến chị tủi thân nhất là vào dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, đúng tối 30 Tết bố mẹ chị vẫn bị gọi sang yêu cầu dạy lại con.
"Cũng chỉ vì mình tham công tiếc việc mà bố mẹ bị liên lụy. Nhưng thực tình làm nghề bán hàng cả năm mới có vài ngày lễ để kiếm ăn bán gấp mấy lần ngày thường. Tất cả các quán ở đây đều mở thì không có lý do gì mình lại đóng. Mình cũng nghĩ bây giờ còn trẻ thì cố cày cuốc, ông bà cũng vẫn còn sức khỏe thì phụ giúp con cháu. Vậy mà chỉ vì mình không về làm cơm tất niên chiều 30 mà bố mẹ mình bị gọi sang nói chuyện. Ngày Tết ai cũng muốn vui vẻ, đã không báo hiếu được bố mẹ thì thôi lại còn khiến bố mẹ mất mặt. Thật sự biết trước như vậy mình sẽ không dám lấy chồng gần đâu, động một tí là bố mẹ lại bị lôi vào."
Nhiều bậc phụ huynh không khỏi đau đầu vì mỗi lần vợ chồng con cái xích mích lại bị thông gia gọi sang nói chuyện.
Người chồng tốt thì xa hay gần đều hạnh phúc
Trên thực tế lấy chồng gần chưa chắc đã sướng mà lấy chồng xa chưa chắc đã khổ. Việc một cuộc hôn nhân có hạnh phúc hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, điều quan trọng nhất là có được một người chồng tốt, một gia đình nhà chồng quan tâm, thấu hiểu. Như vậy thì dù xa hay gần người phụ nữ đều có thể thoải mái làm những điều mình thích, thoải mái về thăm bố mẹ, người thân.
Tôi có một cô bạn thân lấy chồng cách nhà gần 70km không phải quá xa nhưng bảo gần thì cũng không phải gần. Vậy nhưng hầu như tháng nào nó cũng về thăm nhà ngoại 1-2 lần vào cuối tuần. Có dịp còn ở lại 2-3 ngày. Thậm chí ngày lễ tết nó còn ưu tiên về nhà ngoại hơn nhà nội. Tết Nguyên Đán thì hai vợ chồng được hẳn bố mẹ chồng cho phép cứ năm nay ăn tết nhà nội thì năm sau ăn Tết nhà ngoại.
Chỉ cần vợ chồng hòa thuận, yêu thương nhau thì xa hay gần đều hạnh phúc. (Ảnh minh họa: Freepik)
Mỗi lần họp lớp các bạn đều xuýt xoa khen nó số hưởng có anh chồng tốt và bố mẹ chồng tâm lý. Nó cũng hào hứng khuyên các bạn chưa lấy chồng: "Tôi đã bảo các bà rồi lấy chồng gần làm gì, vui vẻ thì không sao, lúc nào mà cãi nhau thì có mà thông gia cạch mặt. Chưa kể động tí bố mẹ lại bị nghe chuyện qua lại mệt mỏi lắm. Như tôi lấy chồng rồi là chẳng muốn bố mẹ phải lo lắng cho mình nữa. Cứ dăm bữa nửa tháng về thăm bố mẹ một lần là được. Chứ giờ có ở gần thì cũng đi làm cả ngày, có phải ngày nào cũng qua thăm được đâu."
Chỉ cần lấy được một người chồng tốt thì dù ở xa cũng có thể về thăm bố mẹ thường xuyên.
Tuy nhiên tâm lý các bậc phụ huynh thì đều mong muốn con cái lấy chồng gần, có thể ở trong tầm mắt của bố mẹ. Mặc dù hiện nay giao thông thuận tiện nhưng không phải có công có việc là có thể về được ngay. Nếu ở các tỉnh thành lân cận nhau dưới 100km thì có thể đi về trong ngày. Nhưng ngược lại nếu ở hai miền khác nhau thì việc có thể về thăm bố mẹ thường xuyên là điều rất khó. Nếu ai có điều kiện kinh tế ổn định thì còn dễ dàng thăm nom. Ngược lại đôi khi phải 1-2 năm mới có thể về ngoại một lần.
Ngày con gái đi xuất giá bố mẹ khóc hết nước mắt cũng chỉ mong con được hạnh phúc. (Ảnh: FB Nghệ An)
Thực tế việc lấy chồng gần hay lấy chồng xa đều có những mặt lợi hại riêng. Nhưng có một điều chắc chắn nếu người chồng của bạn là một người đàn ông tốt thì dù ở xa hay gần bạn cũng đều hạnh phúc. Chính vì thế, trước khi quyết định gửi gắm cuộc đời cho ai bạn nên tìm hiểu kỹ con người ấy cũng như gia đình đối phương. Không quan trọng là xa hay gần chỉ cần cả hai có sự đồng cảm, thấu hiểu và chân thành dành cho nhau thì mọi khó khăn đều có thể giải quyết.
Đăng ảnh ly hôn lên mạng, cô gái bị nhà chồng cũ đánh đập dã man Đến thăm con gái, cô A bị cha mẹ chồng cũ đánh đập dã man, nguyên nhân là bởi cô đã đăng tải chuyện ly hôn lên mạng xã hội, khiến gia đình nhà chồng cũ mất mặt. Sự việc hy hữu xảy ra ở huyện Tân An, thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Cô A, sau khi ly hôn...