Con gái lớp 3 có “người yêu”, cách xử lý khéo của bà mẹ ở Hà Nội
Chị Bích cho rằng, với bản thân chị, việc “yêu đương” của các con cũng chẳng phải điều gì ghê gớm và to tát khiến bố mẹ phải quá lo lắng.
Bạn sẽ phản ứng thế nào nếu một ngày… “xấu trời”, bỗng dưng phát hiện ra con gái mới 9 tuổi đầu đã có… người yêu? Hốt hoảng, thất vọng, lo lắng, tức giận… thôi thì chắc chắn là bao nhiêu kiểu cảm xúc sẽ lướt qua trong đầu của những ông bố bà mẹ lúc này. Bởi, dù chuyện học sinh có tình cảm, viết thư tỏ tình hay cho đối phương cũng không phải chuyện hiếm. Thế nhưng những tình cảm ấy thường xuất hiện ở những học sinh bậc trung học phổ thông hay ít nhất cũng là những lớp cuối cấp của bậc trung học cơ sở.
Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý cho rằng, ở cấp tiểu học “vắt mũi chưa sạch”, tình yêu thường chỉ là cảm xúc ban đầu về giới tính. Kiểu “thích” của trẻ là một điều bình thường của cảm xúc tâm lý. Điều các em cần nhất lúc này chính sự quan tâm, hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô giáo.
Với tâm thế “đồng hành thay vì chỉ trích” đó, chị Phạm Ngọc Bích, một bà mẹ 2 con ở Hà Nội đã có cách ứng xử khá bất ngờ khi phát hiện ra con có “người yêu”. Câu chuyện bắt đầu từ một buổi sáng, khi bé gái năm nay học lớp 3 thú nhận với mẹ đang thích một bạn lớp bên cạnh. Nghe con tỉ tê, bà mẹ này ngay lập tức dò hỏi xem cậu bé kia học lớp nào, tên tuổi ra sao, nhưng đáp lại chỉ là một câu trả lời vô cùng ngây ngô: “Ơ! con không biết!”.
Chị Phạm Ngọc Bích (chuyên viên nhân sự) là bà mẹ 2 con ở Hà Nội.
Chị Bích sau đó tự tìm hiểu, rồi lâu lâu lại hỏi thăm con, đại khái có gặp, nói chuyện với bạn không…
“Có vẻ chuyện tình cảm tiến triển tốt vì ngày nào cũng gặp bạn 4-5 lần, bạn còn chào: Chào Q.A, cô bé nhà mình thì cũng nhiệt tình chào lại. Sau cỡ 1 tuần, nàng tâm sự kỹ hơn, nàng tham gia nhảy cùng bạn từ năm ngoái ở trường và: Lần đầu tiên gặp con đã biết chắc chắn con thích bạn ấy rồi”. Y như câu chuyện “Bên kia đường có đứa dở hơi”, cô bé Juli lần đầu gặp Bryce và đã chắc chắn mình thật sự thích Bryce vậy. Hàng ngày khi lên phòng ăn, nàng còn lựa chỗ để có thể nhìn thấy bạn kia trong suốt bữa ăn, thậm chí còn quên cả ăn cơm”, chị Bích hài hước chia sẻ.
Bạn nam kia cũng có vẻ thích bé nhà chị Bích lắm, ít nhất 5 lần, đột nhiên xuất hiện từ phía sau, bế bổng cô bé lên và bảo: “Ô, bắt được bà Q.A rồi”; bẹo má cô bé bảo: “Ôi, chào Q.A”.
Và đây là cách chị Bích ứng xử với câu chuyện yêu đương của con
- Đầu tiên, chị chúc mừng con gái vì đã có người để thích, sẽ thấy cuộc sống thú vị hơn rất nhiều, đa sắc màu, dễ thương và thậm chí hơi điên rồ.
- Chị lắng nghe một cách thật sự nghiêm túc và tôn trọng những cảm xúc của con. Nhất là khi con nói gặp bạn ấy con thấy tim đập nhanh hơn, vui hơn. Ồ, đó đúng là những cảm xúc trong sáng đáng trân trọng. Chị vừa vui vừa biết ơn vì con đã tin tưởng lựa chọn mình để chia sẻ.
Video đang HOT
- Chị nghiêm túc hỏi nó có muốn mẹ xin chuyển lớp cho con sang đó không? Cô bé từ chối, bảo thế thì hơi quá, con không cần chuyển, học lớp con rất vui.
- Chị “quân sư” cho con khi con bày tỏ giờ ra chơi muốn chơi với bạn nhiều hơn: Xui con kết thân với nhiều bạn nữ và nam lớp đó, vậy là con vừa có thêm rất nhiều bạn, vừa có cớ sang lớp bạn ý chơi, tha hồ nhiều cơ hội nói chuyện với bạn ý; Con nên gặp bạn liên tục trong vài ngày, sau đó đột nhiên biến mất, không để bạn ấy thấy con. Bạn ấy đang quen với sự có mặt của con, sẽ đột nhiên thấy thiếu và sẽ sang lớp con để tìm con;.
Con chắc chắn học rất tốt, nhưng thỉnh thoảng có thể nhờ bạn ý giảng bài cho con, sau đó khen bạn ấy học giỏi ghê; Con có thể tặng bạn ấy một bức tranh và cảm ơn vì bạn đã giúp con làm bài. Như vậy bạn sẽ vừa ấn tượng rằng con rất có tài năng vẽ, vừa thấy thích món quà của con.
“Đồng thời mình cũng nói với con, mặc dù con đang thấy ‘rất rất’ thích bạn ý, nhưng đến một ngày đột nhiên con hết thích cũng là chuyện bình thường. Việc con thích ai đó không có nghĩa con chểnh mảng những việc khác như học tập, quan hệ bạn bè… vì suy cho cùng cũng chỉ nên coi việc thích này là một chút gia vị trong cuộc sống của con, không thể sa đà vào đó và bỏ qua những thứ khác.
Nhất là đối với tuổi của con thì tình cảm cũng chỉ nên dừng ở mức độ như thế này. Con cũng không cần phải vì bất kỳ người nào mà thay đổi bản chất con người con, quan trọng là con phải thấy vui và thoải mái”, chị Bích chia sẻ.
Bức chân dung tự họa của con gái chị Bích.
Chị Bích cho rằng, với bản thân chị, việc “yêu đương” của các con cũng chẳng phải điều gì ghê gớm và to tát khiến bố mẹ phải quá lo lắng. Nếu định hướng đúng và chia sẻ kịp thời thì đó cũng là những trải nghiệm rất thú vị của các con, dạy cả các con và cha mẹ nhiều điều. Và thật sự thì về cơ bản, hầu hết tình yêu của lũ nhỏ khá trong sáng, chưa xa xôi như những gì người lớn hay nghĩ.
Tự nhận bản thân là một bà mẹ hơi “dị thường”, không ngại “bóc phốt” những “tật xấu” của bản thân với con, nhưng bên cạnh đó, chị Bích luôn cố gắng dạy con thành một người tử tế, giàu lòng yêu thương, tự lập. Trên thực tế, hiện nay hai con chị Bích đều ngoan ngoãn, học giỏi, xem mẹ như người bạn thân thiết của mình. Các bé cũng tử tế, giàu lòng yêu thương, tự lập như mục tiêu hướng đến ngay từ những ngày đầu tiên của bà mẹ này.
“Con mình vẫn nói với mình rằng, sống trên đời này, chỉ cần hạnh phúc, và quan trọng, mình là người tử tế mẹ nhỉ”, bà mẹ hiện đại này chia sẻ.
Bên trong căn biệt thự 800m2 số 44 phố Hàng Bè và kí ức về hôn lễ của con gái đại gia giàu nhất phố cổ Hà Nội một thời
Khoảng thời gian 100 năm tuy dài nhưng những kí ức còn đọng lại trong căn biệt thự cổ vẫn luôn được các thế hệ sau gìn giữ, duy trì.
Đám cưới đầy vàng và kim cương của con gái đại gia phố cổ
Bà Trương Thị Mô (sinh năm 1924) là con gái thứ 2 của cụ ông Trương Trọng Vọng và cụ bà Nguyễn Thị Sửu. Những năm 20 của thế kỷ trước, cụ ông Trương Trọng Vọng được biết tới là một doanh nhân thầu khoán giàu nức tiếng ở Hà Nội, quê gốc ở Văn Điển (Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội).
Nhớ về những kí ức ngày tổ chức đám cưới của mình, bà nói bố mẹ bà không thách cưới như những gia đình khác. Khi ấy, bà vừa bước sang tuổi đôi mươi, đang bán tơ lụa ở phố Hàng Đào còn chồng bà là nhân viên của Sở Hỏa xa (nay là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam). Cả hai gặp gỡ và yêu nhau nhờ bạn bè mai mối, sau một thời gian ngắn tìm hiểu thấy phù hợp nên quyết định về chung một nhà.
Bà Mô chia sẻ trên Báo pháp luật vô cùng xúc động: "Tôi vẫn nhớ, ngày ăn hỏi, tôi mặc áo dài nhung màu tiết dê, tóc để kiểu phi dê và đeo trên người các loại trang sức như kiềng, dây chuyền, bông tai, nhẫn, lắc tay và cả nhẫn kim cương. Bố mẹ tôi có nhiều bạn bè nên chỉ riêng ngày ăn hỏi, mọi người đã đứng gần kín phần diện tích 800 m2 của căn biệt thự.
Khi nhà trai xuất hiện, số lượng khách bên nhà trai cũng không kém cạnh. Ai cũng ăn mặc lịch sự, sang trọng. Đi đầu là đoàn nam thanh với 7 tráp lễ được trang trí rất đẹp và cầu kỳ. Tiếp theo là các bô lão, các thành viên trong gia đình chú rể và các anh em bạn bè".
Còn ngày tổ chức đám cưới, dù đã đơn giản hóa rất nhiều thủ tục nhưng đám cưới vẫn thu hút người tới xem bởi một đoàn 7 xe ô tô của nhà trai đến đón dâu. Bà cho hay, vì lượng khách quá nhiều nên khách của bố, của mẹ và của cô dâu được chia ra, tổ chức 3 ngày liền nhau. Tuy nhiên, bà không thể nhớ được số lượng mâm cỗ đã làm để tiếp đón các quan khách, bà chỉ nhớ những ngày ấy, căn biệt thự lúc nào cũng nườm nượp người ra kẻ vào.
Quà hồi môn bố mẹ bà Mô tặng cho con gái là một hộp chứa đầy trang sức vàng, gia đình nhà trai cũng tặng cho con dâu một lượng vòng, kiềng, nhẫn vàng. Mỗi ngày tiệc, bà mặc một mẫu áo dài khác nhau. Trong ngày cưới chính, bà mặc áo dài gấm, chân đi giày cao gót, được trang điểm cầu kì. Tuy nhiên, những tấm ảnh chụp ngày cưới của bà đã thất lạc từ lâu...
Bên trong căn biệt thự 800 m2 phố Hàng Bè
Trao đổi với PV báo Dân trí, cô Lê Thanh Thủy, con gái bà Mô, căn biệt thự được xây dựng vào năm 1925. Sau năm 1950, cụ Vọng và những người con khác đi tản cư nơi khác, trao trách nhiệm giữ gìn biệt thự cổ cho bà Mô. "4 - 5 thế hệ chúng tôi đã cùng sinh ra và lớn lên tại căn biệt thự này. Nơi đây đã chứng kiến rất nhiều kỷ niệm, những dấu mốc thăng trầm của cả gia đình, nên với các thành viên đó là vô giá. Vì thế, có người trả giá cả vài trăm tỷ nhưng chúng tôi không đồng ý sang nhượng", cô Thủy tiết lộ.
Công trình kiến trúc của biệt thự cổ do một kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp thiết kế và được xây dựng miệt mài trong suốt 1 năm bởi một đội ngũ công nhân lên tới gần 100 người từ các tỉnh thành gần Hà Nội. Điểm nhấn trong căn biệt thự này là 4 cột đá nguyên khối, được chạm khắc tinh xảo các họa tiết "Đào - Cúc - Trúc - Mai" mang ý nghĩa may mắn và giàu sang.
Tuy đã xây dựng cách đây cả trăm năm nhưng thiết kế của căn biệt thự đã khá hiện đại, bao gồm đủ phòng ngủ khép kín cho từng thành viên trong gia đình, phòng dành cho khách, phòng ăn, phòng cho người ở. "Tất cả các phòng được thiết kế kết nối với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Theo lời các cụ kể lại, việc thiết kế này nhằm tạo ra sự kết nối với gia đình, để mọi người yêu thương và tương trợ lẫn nhau", cô Thủy bày tỏ trên Saostar.
Nội thất từng căn phòng đều được nhập khẩu từ châu Âu hoặc Hong Kong, làm từ gỗ quý, chủ yếu là gỗ lim. Được biết, giá trị của một bộ bàn ghế - tủ phấn nhập khẩu thời điểm đó có thể bằng một ngôi nhà cỡ nhỏ.
Căn biệt thự từng xuất hiện trong nhiều bộ phim Việt Nam như: Hà Nội mùa đông năm 46, Tuổi thanh xuân, Mùa lá rụng trong vườn, Khép mắt chờ ngày mai... Trải qua nhiều biến động của lịch sử, hiện gia đình bà Mô chỉ quản lý phần diện tích hơn 200 m2, các thế hệ vẫn sinh sống vui vẻ cùng nhau.
Bố bỉm khoe ảnh trước và sau khi có con khiến ai nấy thốt lên: "Dùng như phá" Các ông chồng sau khi có con hình như ai cũng thay đổi đúng không mọi người? Nhiều ông bố thắc mắc không hiểu sao lấy vợ, có con được một thời gian là từ ngoại hình tới tính cách của bản thân thay đổi 180 độ. Khác với vẻ bóng bẩy, tóc tai vuốt vuốt như hồi còn yêu nhau, các bố...