Con gái không có tử cung, mẹ mang thai hộ
Tracey Smith, 31 tuổi, không có tử cung ngay từ khi sinh ra. Mẹ của cô quyết định mang thai hộ cho con gái bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Theo Mirror, Emma Miles, 55 tuổi, ở Lampeter, xứ Wales (Vương quốc Anh), đã đề nghị mang thai hộ cho con gái của bà, Tracey Smith, vì lo lắng cô không thể có con.
Tracey mắc hội chứng hiếm gặp Mayer Rokitansky Kuster Hauser (MRKH). Cứ 5.000 phụ nữ trên thế giới, có một người mắc phải hội chứng này. Những người này vẫn có buồng trứng khỏe mạnh, vẫn sản xuất trứng và hormone nhưng không có tử cung hoặc cổ tử cung.
Vì buồng trứng của bà Emma vẫn hoạt động bình thường, bà đã sử dụng phương pháp IVF bằng trứng của con gái với con rể, Adam. Phôi thai được thụ tinh thành công sau đó được cấy vào bà Emma.
Bà Emma mang thai và sinh con hộ cho vợ chồng con gái. Ảnh: Mirror.
Video đang HOT
Mặc dù tử cung của bà Emma đủ khỏe mạnh để mang thai, bà phải giảm 38 kg để đạt cân nặng hợp lý và uống thuốc nội tiết trước khi mang thai.
Quá trình IVF đã thành công ở ngay lần thử đầu tiên. Sau 8 tháng mang thai khỏe mạnh, bà Emma đã sinh ra cháu ngoại nặng 3,4 kg bằng phương pháp sinh mổ.
Tracey không giấu niềm hạnh phúc cho biết đó thật sự là khoảng khắc cảm xúc đáng kinh ngạc. “Tôi đã rất lo lắng cho sức khỏe của mẹ và sự an toàn của em bé. Tôi nghe thấy tiếng khóc của em bé và bật khóc vì hạnh phúc”, Tracey cho biết.
Theo luật pháp của Anh, bà Emma và chồng là cha mẹ hợp pháp của đứa trẻ. Vì vậy, Tracey phải thực hiện các thủ tục pháp lý để nhận nuôi con gái mình.
Theo Zing
10 y bác sĩ thay nhau hiến máu cứu sản phụ qua cơn nguy kịch
Sản phụ bị sốc mất máu do đờ tử cung sau sinh thường. Do lượng máu bệnh nhân mất quá nhiều, nên kíp trực gồm 10 y bác sĩ đã hiến máu trực tiếp giúp bệnh nhân vượt qua những giờ phút sinh tử.
Đã có tới 10 y bác sĩ hiến máu trực tiếp để cứu sản phụ T. qua cơn nguy kịch.
Vừa qua Khoa Sản đẻ - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận trường hợp sản phụ Trần Thị T.(37 tuổi, thường trú huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh). Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mang thai 38 tuần 4 ngày, thai lần 3, đã đẻ thường 2 lần, có u xơ tử cung, dự kiến sinh ngày 12/11/2018. Trước đó ở nhà bệnh nhân đã xuất hiện đau bụng cơn.
Kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cho thấy: sản phụ có cơn co tử cung thưa, cổ tử cung mở 3cm, thai ngôi đầu, ối vỡ hoàn toàn, nước ối trong... Qua hội chẩn chuyên khoa các bác sĩ chẩn đoán chuyển dạ lần 3, thai 38 tuần, ngôi đầu và chỉ định đẻ chỉ huy thuốc mềm tử cung cho bệnh nhân.
Sau khi được đưa vào phòng sinh theo dõi, sản phụ đã sinh bé trai nặng 3900 gram, được các bác sĩ Khoa sơ sinh khám và đón bé tại Phòng đẻ.
Tuy nhiên, sau sinh sản phụ xuất hiện tình trạng tử cung co kém, xuất huyết; được xử trí tăng co, cầm máu tích cực nhưng không đáp ứng, kết quả xét nghiệm đông máu cho thấy sản phụ bị rối loạn đông máu... Qua hội chẩn chuyển khoa chẩn đoán sản phụ bị sốc mất máu do đờ tử cung sau sinh thường và chỉ định phẫu thuật cắt tử cung bán phần kèm truyền máu, truyền đạm, kháng sinh ngay để giữ tính mạng cho sản phụ.
Tình hình khi đó hết sức nguy kịch, nếu không phẫu thuật cấp cứu cầm máu và truyền máu kịp thời nguy cơ tử sản phụ tử vong rất cao. Bệnh nhân nhanh chóng được chuyển phòng mổ, đồng thời dự trù khối hồng cầu nhóm B, máu tươi toàn phần cùng các phương tiện sẵn sàng cấp cứu sản phụ.
Kíp mổ phẫu thuật do Bs Nguyễn Quốc Hùng; Bs Đỗ Văn Thinh; Bs; Bs Vũ Thị Thanh Ngọc, Bác sĩ Nguyễn Thúy Hà; Bs Bùi Quang Ngọc cùng các kỹ thuật viên gây mê tiến hành.
Kíp phẫu thuật đã tiến hành mở bụng xác định máu chảy từ buồng tử cung và quyết định cắt tử cung để cầm máu, sau cắt tử cung tình trạng xuất huyết của bệnh nhân đã được khống chế.
Trong quá trình phẫu thuật sản phụ được thở oxy, dùng các thuốc vận mạch, do mất quá nhiều máu, sản phụ được truyền tổng cộng 30 đơn vị máu tương đương ~ 8 lít máu, gồm 13 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh, 3 đơn vị khối tiểu cầu, 19 khối hồng cầu, 2 đơn vị máu toàn phần.
Bác sĩ Nguyễn Thúy Hà, thành viên kíp phẫu thuật chia sẻ, bệnh lý đờ tử cung sau sinh là một tai biến sản khoa hết sức nguy hiểm. Bệnh diễn biến rất nhanh, đưa người bệnh vào trạng thái nguy kịch, đe dọa tính mạng người bệnh nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời.
Điều đặc biệt ở ca phẫu thuật này là do bị mất máu quá nhiều nên sản phụ đã được truyền máu từ 10 bác sĩ, kỹ thuật viên của kíp trực.
Sau hơn 1h căng thẳng, ca phẫu thuật đã thành công. Hiện người bệnh đã qua cơn nguy kịch, đang được tiếp tục theo dõi và điều trị tại Khoa Gây mê hồi tỉnh - bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh.
Theo doisongvietnam
Vì sao cùng là co thắt chuyển dạ mà có mẹ đau đến đứng ngồi không yên, có mẹ lại nhàn tênh? Mỗi thai phụ sẽ có cảm giác khác nhau khi gặp các cơn co thắt chuyển dạ chờ sinh, có người sẽ cảm thấy rất đau nhưng cũng không ít mẹ cảm thấy nhẹ nhàng và ít đau đớn. Nguyên nhân, dấu hiệu khi xuất hiện cơn co thắt chuyển dạ Ngày dự sinh đang đến gần, chắc chắn mẹ bầu nào cũng...