Con gái gần 3 tuổi sợ hãi nhiều thứ
Tôi 33 tuổi, bé gái đầu 2 tuổi rưỡi, mới sinh bé thứ hai được 4 tháng. Gần đây, bé lớn trở nên nhút nhát và sợ hãi nhiều thứ làm tâm trí tôi rối bời.
Bé đặc biệt sợ màu đen, đang chơi đồ chơi mà thấy cái gì màu đen là chạy tới ôm mẹ, tim đập nhanh và mặt mũi bần thần. Bé thích xem tivi, những chương trình cho trẻ em. Có một lần tivi nhảy qua phần quảng cáo có cô chú mặc đồ màu tối, từ đó bạn quay ra sợ cả tivi. Bé còn sợ cô, chú, gấu bông, cái gối… mặc dù trước đó vẫn chơi những đồ chơi đó bình thường. Hoặc khi ngủ dậy không thấy ai là bé ngồi co ro vào góc giường, khóc rất to.
Ở trường, giờ chơi hay giờ học bé thường không tập trung, khi cô giáo nói lớn tiếng là bé sẽ giật mình. Tôi đã đọc sách khủng hoảng tầm 2-3 tuổi, chưa thấy có trường hợp nào giống vậy. Đặt lịch cho bé đi gặp bác sĩ tâm lý thì thời gian hẹn khá lâu nên tôi rất sốt ruột. Vợ chồng tôi đều biết khi sinh bé thứ hai sẽ phải cố gắng dành thời gian cho bé lớn và yêu thương bé lớn nhiều hơn nữa. Có thể cách vợ chồng tôi bày tỏ tình cảm làm bé lớn chưa hiểu. Tôi gửi tâm sự lên đây để có ba mẹ nào từng gặp trường hợp giống như này tư vấn giúp.
Trước khi đi ngủ, con gái thì thầm với tôi rằng: "Bố ơi, nay nhìn em khóc mà con buồn quá", tất cả cũng chỉ vì hành động của vợ trong bữa cơm tối
Tôi chỉ biết dỗ dành an ủi con nhưng cũng chẳng biết phải giải thích với con như thế nào.
Video đang HOT
Chào chị Hướng Dương,
Vợ chồng tôi lấy nhau cũng 10 năm có lẻ rồi, 2 đứa con đều đang học tiểu học. Thế mà vợ tôi nhiều khi cư xử không hợp lý chút nào. Cô ấy rất nóng tính và càng ngày tôi càng thấy cô ấy khó khống chế tính tình của mình. Chẳng hạn việc rất nhỏ thôi, con gái dọn cơm, lấy thiếu 1 chiếc đũa, thế là vợ tôi quát mắng con. Bữa cơm cũng trở nên u ám nặng nề vì không ai còn tâm trí nào ăn uống. Hay khi dạy con học, vợ giảng giải một lúc mà con không hiểu là cô ấy dùng thước kẻ đánh vào tay con bôm bốp khiến tôi rất xót ruột.
Bình thường chúng tôi phân công nhau tôi dạy con vào ngày chẵn, vợ dạy con vào ngày lẻ. Phân chia như thế vì muốn con hiểu tầm quan trọng của cả bố lẫn mẹ. Thế nhưng giờ tôi phải kiêm luôn vì thấy vợ dạy không hiệu quả mà chỉ làm các con sợ sệt lo lắng hơn.
Ảnh minh họa.
Hôm qua, con trai thứ 2 của vợ chồng tôi đá bóng ở sân trường xong thì bỏ quên dép, cứ thế đi chân đất về. Vậy là vợ tôi quát mắng con cả buổi vì tội không biết giữ gìn. Cơm tối cũng chẳng ai buồn ăn. Nhà không giàu có nhưng đôi dép đâu phải là không mua nổi cho con, nhưng cô ấy cứ mắng sa sả.
Trước khi đi ngủ, con gái thì thầm với tôi rằng: "Bố ơi, nay nhìn em khóc mà con buồn quá. Mẹ không thương hai chị em con nữa phải không? Sao suốt ngày mẹ mắng chửi tụi con vậy?". Tôi chỉ biết dỗ dành an ủi con nhưng cũng chẳng biết phải giải thích với con như thế nào. Nhiều lần tôi góp ý cho vợ thì vợ nói cũng biết không nên làm như vậy nhưng nhiều khi nóng tính, không kiềm chế được cơn giận. Tôi không biết phải làm gì nữa chị ạ. Mong chị có thể tư vấn cho tôi. (dinhnguye...@gmail.com)
Chào bạn,
Đa số các bậc phụ huynh đều biết khi bố mẹ nóng giận sẽ dẫn đến những hành xử thiếu kiểm soát, như quát mắng nặng lời thậm chí dọa dẫm, đánh con, điều này có thể gây tổn thương đến tâm lý và cơ thể con. Đồng thời nếu kéo dài và càng ngày càng gây ức chế sẽ làm rạn nứt tình cảm của bố mẹ với con cái. Thậm chí sẽ khiến trẻ có tính cách phản loạn hoặc tự ti, ngại giao tiếp. Nhưng nhiều người vẫn không thể kiểm soát được cơn nóng giận của mình khi giao tiếp hoặc dạy con.
Vợ bạn bị mất kiểm soát, bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân, những sức ép mà cô ấy đang gặp phải để tháo gỡ. Liệu rằng có phải cô ấy đang bị stress vì công việc hoặc những áp lực nào mà cô ấy đang phải chịu. Nó khiến cô ấy dễ nổi nóng và trút giận lên con cái.
Hãy giúp vợ giữ tâm lý thoải mái khi ở nhà, tâm sự chia sẻ với cô ấy để xem vợ có đang gặp phải vấn đề khó khăn nào không? Hãy gạt hết những áp lực cuộc sống ra sau cánh cửa, giúp cô ấy thư giãn bằng cách đỡ đần việc nội trợ, chăm lo cửa nhà để cô ấy có thời gian nghỉ ngơi. Một khi tâm lý của cô ấy được cân bằng thì cách hành xử với con cũng sẽ nhẹ nhàng hơn.
Hai vợ chồng hãy tự đặt một mật mã để nhắc nhở nhau. Chẳng hạn khi cô ấy cáu giận và muốn nổi nóng với con, bạn hãy nhắc câu mật mã đó để cô ấy kiềm chế lại. Thời gian rảnh, hãy cùng nhau xem một bộ phim hoạt hình hoặc cố gắng đưa cả nhà đi chơi dã ngoại để tăng thêm tình cảm gia đình đồng thời giúp các con vận động và phát triển khỏe mạnh.
Ngoài ra, bạn nên động viên vợ học yoga, thiền hoặc các bộ môn giúp thư giãn, thả lỏng và cân bằng tâm trí để dần dần hạn chế tối đa những cơn nóng giận. Điều đó sẽ giúp ích không chỉ trong việc dạy con mà còn trong các vấn đề ứng xử hàng ngày hoặc giao tiếp xã hội.
Chúc gia đình bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!
Hướng Dương.
Người tự ti và người hướng nội luôn khác nhau ở 8 điểm Tự ti giống như buộc chân bạn vào một hòn đá, khiến bạn luôn đau khổ và chỉ giậm chân tại chỗ. 1. Không thoải mái chấp nhận những lời khen ngợi Khiêm tốn là một tốt, nhưng nếu bạn không thoải mái với tất mọi lời khen ngợi của người khác, thậm chí khó chịu, chứng tỏ bạn không đủ tin tưởng...