Con gái đi lấy chồng về nhà đẻ là khách, còn ở nhà chồng lại thành người dưng
Lúc đó Hạ thấy lạc lõng lắm và đúng là con gái đi lấy chồng, về nhà mẹ đẻ thì là khách, còn ở nhà chồng lại là người dưng.
Hạ là con út trong một gia đình có 4 anh chị em, vì thế được mọi người rất chiều chuộng và yêu thương. Vậy mà, khi đi lấy chồng, cô lại phải làm dâu trưởng. Chồng Hạ là con trai duy nhất trong nhà có tới 3 em gái. Cuộc sống của Hạ phải chịu bao ấm ức, bao thiệt thòi kể từ khi bước chân đi lấy chồng. Hạ mới lấy chồng được 3 năm mà đã thấy sợ hãi vô cùng với cuộc sống làm dâu đặc biệt là những dịp lễ tết.
Tính Hạ thích du lịch, trước khi lấy chồng Hạ đi được khá nhiều nơi. Nhưng sau khi cưới thì ngày nghỉ lễ của cô ấy chỉ loanh quanh xó bếp. Bởi lẽ, những ngày này 3 cô em chồng cô dẫn cả tiểu đội về thăm ông bà. Sắp đến kì nghỉ lễ, Hạ lại toát mồ hôi khi nghĩ về các kì nghĩ trước đã diễn ra với mình. Cô lại sắp lao vào vòng quay tiếp các vị khách đặc biệt.
Ảnh minh họa
Đó là 3 gia đình của 3 cô em chồng về nghỉ lễ. Nếu như những ngày này, chị em bảo nhau cùng nấu nướng, dọn dẹp vui vẻ thì không nói làm gì nhưng đằng này, tất cả về nhà mẹ đẻ chơi nhưng chỉ đóng vai trò là khách, không ai mó tay việc gì. Chị em họ gặp nhau ngồi tròn buôn chuyện cùng mẹ. Chỉ có cô dâu trưởng là lao đầu vào bếp, lo bữa sáng chưa xong nghĩ tới bữa trưa và chuẩn bị đồ ăn bữa chiều. Cứ như vậy khi nào hết ngày nghỉ, gia đình các cô em gái mới về.
Video đang HOT
Nghĩ lại vẫn thấy ức vì mình phục vụ hầu hạ đến tận miệng nhưng đến bữa vẫn có người chê này chê khác những lúc như thế Hạ chỉ muốn nói thẳng: “Muốn ngon thì vào mà nấu!” nhưng lại sợ phật lòng mẹ chồng. Mẹ chồng Hạ được cái rất thô, lúc nào cũng bênh con đẻ ra mặt nên cô cũng chẳng dám động đến.
Khách về theo thường lệ thì chủ nhà tiếp gì thì ăn nấy, nhưng nhà chồng Hạ lại phải phục vụ theo yêu cầu. Khách “order” như ngoài hàng, gọi món như ngoài quán và chê bai như họ phải bỏ tiền ra ăn mà không được phục vụ chu đáo. Vậy là những dịp này, Hạ vừa phải chi bao nhiêu tiền tiếp khách mà lại vẫn phải ôm bực tức vào người.
Trong lòng ấm ức nhưng vẻ ngoài vẫn phải tươi như hoa, không biết ai đã trải qua cái trạng thái đó chưa? Thật khó chịu vô cùng. Phận làm dâu đúng là thiệt thòi trăm bề. Tiền mình bỏ ra đi chợ tiếp khách, cố gắng đáp ứng món nọ món kia nhưng đến khi lên mâm thì mẹ chồng lại không nghĩ gì đến, chỉ lo gắp cho con gái và cháu ngoại. Miếng ăn với bà chắc là quan trọng lắm. Cô đâu có tị nạnh với họ vì miếng ăn mà chỉ là thấy tủi thân tột độ. Lúc đó Hạ thấy lạc lõng lắm và đúng là con gái đi lấy chồng, về nhà mẹ đẻ thì là khách, còn ở nhà chồng lại là người dưng. Vậy là cô ấy thành trẻ mồ côi nơi nhà chồng không hơn không kém.
Ảnh minh họa
Hết ngày nghỉ lễ, Hạ lại lao đầu dọn dẹp nhà cửa, mọi thứ đảo lộn, tanh bành vì bọn trẻ nghịch ngợm, bày bừa. Nếu được câu động viên của mẹ chồng thì cũng tạm gọi là được tí quan tâm. Đằng này tôi dọn dẹp quần quật vậy mà con gái bà gọi về bà lại nhận là bà vừa dọn dẹp các kiểu: “Gớm! chúng mày về một mình mẹ dọn dẹp từ chiều tới giờ, có ai nó mó tay!” Trong khi cô con dâu trưởng vẫn còn đang lau trên tầng 2 mà bà lại nỡ nói như vậy. Thật không còn gì để nói!
Đến khi tôi xuống phòng, bà lại đổi giọng: “Khổ thân! mình là chủ, chúng nó là khách nên một mình cứ quần quật mấy ngày!”. Bà nói vậy tưởng là nịnh nọt đứa như cô nhưng bà chẳng biết, nghe xong tôi thấy ức chế thế nào. Con gái bà thì bà coi là khách để được hưởng chế độ khách tới nhà, còn Hạ là người ngoài bỗng dưng được vị trí cao quý để mặc nhiên đảm nhiệm chân phục vụ. Đấy, kì nghỉ lễ nào cũng thế, cô bỗng biến thành thân phận ô sin làm tăng ca điên cuồng mà lại tổn hại cả tinh thần vì ức chế. Thế nên hơn ai hết, nàng dâu như Hạ thấy ám ảnh với những ngày nghỉ lễ. Không biết đến kiếp nào những cô dâu trưởng mới thoát khỏi cảnh này đây?
Theo afamily.vn
Mẹ chồng than số hẩm hiu khi "vớ" phải cô con dâu như thế và ứng biến nhẹ nhàng mà sâu cay của nàng dâu
Nói thật, tới giờ Phương đã chán ngấy cái cảnh mình tiêu tiền mồ hôi công sức của mình nhưng lại bị người khác cấm đoán, xét nét, thậm chí xúc phạm rồi...
"Nghe nói cô vừa mua tặng bố chiếc xe đạp điện cả mười mấy triệu đồng? Cô lắm tiền quá nhỉ? Tiền của cô hay lại của con trai tôi vậy? Có bao nhiêu chỉ chăm chăm bòn rút mang về nhà ngoại thôi. Chả hiểu sao số tôi hẩm hiu lại có kiểu con dâu như vậy nữa", mẹ chồng nói thẳng mặt Phương khi sang nhà cô chơi, có cả mặt chồng cô ở nhà.
Phương cau mày, trong lòng vô cùng không thoải mái. Đây không phải lần đầu tiên bà bóng gió có, mát mẻ có, thẳng mặt có, nói với cô về vấn đề này. Hồi cô mới về làm dâu, bà nhiều lần ám chỉ việc con gái đi lấy chồng phải chuyên tâm với nhà chồng, nhà ngoại chỉ "thoang thoảng" thôi. Rằng con dâu sống là người nhà chồng, chết là ma nhà chồng, nên phải "trung thành và tận tụy" với nhà chồng, đừng có "ăn cây táo rào cây sung". Phương tất nhiên không đồng tình với suy nghĩ ấy. Lối tư tưởng đó đã quá cổ hủ. Giờ là thời đại nào rồi, vị trí và giá trị của phụ nữ khác xưa rất nhiều. Nhưng cô đều im lặng cho yên cửa yên nhà.
Sau đó, hễ thấy Phương về ngoại chơi là bà khó chịu, có lúc còn cấm cửa thẳng mặt. Chuyện quà cáp, tính Phương không thích làm việc lén lút, giấu giếm, chưa nói cô chả thấy việc mình làm sai ở chỗ nào, nên lần nào Phương mua gì biếu bố mẹ đẻ cũng bị mẹ chồng biết và săm soi, nói này nói nọ đủ điều. Phương thấy thật lạ, những thứ cô biếu bà còn ít hay sao, mà bà luôn khó chịu mỗi khi cô dành gì đó cho người đã sinh ra cô chứ?
Lần này Phương mua chiếc xe đạp điện tặng bố nhân dịp sinh nhật ông để ông đi lại loanh quanh. Tiền của cô làm ra, cô không xin ai, không ngờ mẹ chồng lại nặng lời với cô như vậy. Nói thật, tới giờ Phương đã chán ngấy cái cảnh mình tiêu tiền mồ hôi công sức của mình nhưng lại bị người khác cấm đoán, xét nét, thậm chí xúc phạm rồi. Vợ chồng cô cưới nhau được nửa năm là ra thuê nhà ở riêng, vì chồng cô thấy mẹ mình với vợ không hòa hợp cho lắm. Từ lúc cô về làm dâu, bà đã cho vợ chồng cô được cái gì, cô sinh con cũng chẳng giúp sức, cô không hiểu bà tự cho mình cái quyền gì mà kiểm soát con dâu như vậy? Bảo cô hư láo, ăn tiêu hoang tàn, vay nợ ngập đầu hay gì đó đã đành.
Ảnh minh họa
"Mẹ ơi, bố mẹ con mang nặng đẻ đau sinh ra con, vất vả cực nhọc nuôi con trưởng thành, để con có ngày hôm nay. Không có bố mẹ con thì con chẳng có cơ hội học hành, có tri thức mà xin được việc làm tốt, kiếm ra tiền tự nuôi sống bản thân và cùng chồng gánh vác gia đình. Công ơn trời biển ấy con có báo đáp cả đời cũng không hết. Cũng như mẹ và bố sinh dưỡng chồng con vậy. Chúng con kết hôn, là có tứ thân phụ mẫu, chứ không phải nhị thân phụ mẫu mẹ ạ. Bố mẹ nào bọn con cũng yêu thương và báo hiếu hết lòng, vì công ơn của ai cũng ngang nhau cả", Phương nhẹ nhàng nói.
Ngừng một lát, cô sâu cay nói tiếp: "Tiền con dâu làm ra chứ nào xin hay ăn cắp ăn trộm của ai. Con thiết nghĩ, nếu nhà chồng nào mà ngăn cản con dâu mình báo hiếu bố mẹ đẻ, thì cô con dâu ấy đừng nên tin cậy, cũng không đáng để cô ấy hi sinh. Bởi, một là họ là những người không có tình nghĩa, không hiểu được ơn sinh thành, dưỡng dục to lớn thế nào, hoặc giả họ quá ích kỉ, chỉ muốn mưu lợi cho mình, muốn con dâu dành tất cả cho nhà nội. Trong trường hợp đó, cô con dâu ấy chắc sẽ bị phản bội, bị phụ công lao bất cứ lúc nào, và sẽ bị lợi dụng tới lúc cạn kiệt rồi bị đá đi mà thôi!".
Mẹ chồng Phương phải nói đơ toàn tập trước những lời con dâu thốt ra. Dù bà có tức song Phương nói có tình có lý, thậm chí mấy lời sâu cay kia bà cũng chẳng bắt bẻ nổi. Sau lần đó, chẳng biết trong lòng bà nghĩ gì, nhưng ngoài mặt bà đã bớt việc săm soi chuyện chi tiêu, mua sắm cho nhà ngoại của cô hẳn.
Theo afamily.vn
Giật mình vì thông gia chia sẻ chuyện 'mua gái lựa dòng' Tôi giật mình về những chia sẻ của chị. Chị có ích kỷ không? Những đứa trẻ khuyết cha hoặc mẹ, vốn đã thiệt thòi, lẽ ra phải được đón nhận kiểu bao dung mới phải. Trước ngày con đi lấy chồng, chị sui tương lai hẹn tôi cà phê chuyện trò. Hôm ấy, chị nói vui "Chúng ta gọi nhau bằng "chị...