Con gái cứ về đến nhà là cởi tất ra ngửi, để ý mẹ mới thấy vừa buồn cười vừa trớ trêu
Ban đầu, người mẹ không mấy để ý, nhưng khi thấy con lặp lại hành động này nhiều lần, cô đã để ý và tìm ra nguyên nhân.
Trong quá trình lớn lên của mình, mọi đứa trẻ đều học được rất nhiều điều mới mẻ thông qua hành vi bắt chước. Và trong gia đình, người chúng hay bắt chước nhiều nhất không ai khác chính là cha mẹ.
Thông thường, trong các gia đình, người bố sẽ dành nhiều thời gian ra ngoài kiếm tiền hơn mẹ. Nhưng cũng có những hoàn cảnh đặc biệt, như gia đình của bà mẹ người Trung Quốc tên Ma dưới đây. Vì đặc thù công việc, cô thường xuyên phải đi suốt. Đến khi chính thức kinh doanh riêng, thời gian ở nhà với con của cô càng ít đi. Mọi việc chăm sóc con cái cô hầu như dựa vào chồng.
Thật may, con gái cô Ma rất quấn bố, gần như chẳng bao giờ rời bố nửa bước. Cũng vì thế mà bé bắt chước mọi hành vi của bố.
Cô bé có thói quen cởi tất ra là phải đưa lên mũi ngửi.
Một dịp hiếm hoi cô Ma được nghỉ ngơi ở nhà vài ngày. Và trong dịp này, cô Ma đã khám phá ra nhiều điều thú vị ở con gái. Ấn tượng nhất phải kể đến chuyện cô Ma thấy con gái hễ đi đâu, việc đầu tiên phải làm sau khi về nhà là cởi tất ra và… đưa lên mũi ngửi. Cô bé cởi tất bằng động tác dứt khoát và lặp lại hành động này nhiều lần. Mới đầu cô Ma không quan tâm, về sau thấy con nhiều lần có hành vi tương tự thì thấy rất kì lạ nên để ý tìm hiểu.
Hóa ra, mỗi khi chồng cô đi đâu về nhà, việc đầu tiên cũng là cởi tất ra và đưa lên mũi ngửi. Con gái cô Ma đã bắt chước y hệt thói quen này của bố. Lúc tìm ra nguyên nhân của hành vi lạ, cô Ma vừa buồn cười mà cũng thấy thật trớ trêu. Ai ngờ một thói quen nhỏ nhặt, vô thức ấy ở chồng cô lại được con gái sao y bản chính!
Đây là hành động “sao y bản chính” từ người bố.
Tại sao trẻ có khả năng bắt chước mạnh mẽ?
Trẻ con vốn dĩ nhạy cảm và hay bắt chước người lớn. Nếu đứa trẻ học điều tốt, đó là sự may mắn. Ngược lại, nếu đứa trẻ học những thói xấu, bố mẹ sẽ rất phiền lòng.
1. Tò mò
Video đang HOT
Sự tò mò nảy sinh từ khi trẻ còn rất nhỏ. Chúng bắt đầu quan sát nhiều thứ, chẳng hạn như xem bố mẹ ăn như thế nào, mặc ra sao và không loại trừ việc làm gì sau khi cởi tất.
Trong câu chuyện trên, người bố có thói quen đưa tất lên ngửi sau khi cởi ra, con gái đã để ý và học theo.
Nếu để ý kĩ, bố mẹ sẽ thấy các hành vi của con đều là bắt chước người lớn mỗi ngày. Có những cử chỉ, thói quen bắt chước của trẻ khiến người lớn buồn cười vì trông thật đáng yêu, song có những thói quen lại đáng lo ngại vì nó là sự bắt chước hành vi xấu, không phù hợp lứa tuổi.
2. Trẻ thích được thu hút sự chú ý
Sau khi bắt chước các hành động của người lớn, đứa trẻ nào cũng thích thể hiện cho ông bà, bố mẹ biết, đây là cách thu hút sự chú ý. Tâm lý chung của trẻ là muốn được cha mẹ bày tỏ thái độ xác nhận rằng con đã học được một điều mới mẻ và cảm thấy vui về điều đó.
Phải làm gì để trẻ bắt chước những thói quen tốt?
1. Không cãi vã, tranh chấp trước mặt trẻ
Trẻ em rất nhạy cảm chứ không phải là “không biết gì” như nhiều người nghĩ. Mỗi khi bố mẹ to tiếng, cãi vã, mâu thuẫn với nhau mà thể hiện trước mặt trẻ, trẻ sẽ bắt chước cả thái độ và hành vi của cha mẹ. Muốn trẻ không học theo những điều xấu, cha mẹ nên bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc trước mặt trẻ, ngay cả những chuyện nhỏ nhặt cũng nên thể hiện với thái độ tích cực.
Trẻ có khả năng bắt chước các hành vi của người lớn rất nhanh (Ảnh minh họa).
2. Bố mẹ nên sắp xếp thời gian dành cho con
Những ai có con nhỏ sẽ thấu hiểu nỗi khổ khi vừa phải đi làm kiếm tiền, vừa phải chăm con, song khi có con, bố mẹ cần biết cách sắp xếp thời gian thật hợp lý, dành thời gian hàng ngày để tương tác với con nhiều nhất có thể. Có như vậy, bố mẹ mới biết con có thói quen tốt – xấu gì để kịp thời nắn chỉnh. Sự đồng hành và theo dõi sát sao của cha mẹ sẽ giúp định hướng và tính cách tích cực, thói quen tốt của trẻ một cách từ từ. Điều đó cũng giúp bố mẹ bớt áp lực khi nuôi dạy con.
3. Bố mẹ chăm chỉ làm gương tốt
Muốn con học được những điều tốt, việc trước tiên bố mẹ cần làm là làm tấm gương tốt cho con bắt chước theo. Chẳng hạn bố mẹ chăm tập thể dục, thể thao mỗi ngày. Ngoài tác động đến sức khỏe thì các hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời sẽ khiến trẻ vui vẻ, giải tỏa những cảm xúc tiêu cực và tinh thần phấn chấn hơn. Bố mẹ nên duy trì thói quen vận động thường xuyên hàng ngày để nuôi dưỡng một đứa trẻ thích vận động, yêu thể thao từ nhỏ.
Mẹ lo lắng thấy con trai nhỏ cứ chu miệng như mỏ vịt cả buổi, bà nội phì cười sau khi phát hiện nguyên nhân
Suốt cả buổi sáng, người mẹ thấy con trai cứ giữ nguyên một biểu cảm chu miệng, bĩu môi.
Trong quá trình chăm sóc con, từng cử chỉ, thay đổi nhỏ ở trẻ cũng đủ khiến cha mẹ thích thú và chú ý. Mới đây, một bà mẹ trẻ người Trung Quốc đã đăng tải lên MXH những hình ảnh đáng yêu và kể một câu chuyện hài hước về cậu con trai nhỏ mới mấy tháng tuổi của mình.
Chuyện bắt đầu vào một buổi sáng, bà mẹ này phát hiện con mình cứ chu miệng, bĩu môi mãi. Nhìn con cô chỉ thấy ngộ nghĩnh và dễ thương vô cùng, chẳng nghĩ ngợi gì nhiều. Nhưng cả buổi sáng ấy cậu bé vẫn giữ mãi biểu cảm như vậy khiến bà mẹ đâm lo lắng. Làm gì có ai dạy con trai cô làm động tác như thế chứ? Và rõ ràng cái miệng cứ chu lên như mỏ chú vịt con thì đâu phải là một hiện tượng bình thường!?
Bà mẹ lo lắng khi thấy miệng con cứ chu lên như mỏ chú vịt con.
Bà mẹ này lo lắng mới nói cho mẹ chồng biết. Bà nội bé thậm chí còn sốt sắng hơn, sợ cháu có khuyết tật gì ở miệng. Hai người bàn nhau đưa bé đi bệnh viện kiểm tra, nhỡ có vấn đề gì còn kịp thời xử lý. Bà nội cậu bé nhanh tay thu xếp đồ đạc rồi đi tìm xe đẩy của cháu trai. Nhưng ngay nhìn thấy chiếc xe đẩy, bà lập tức tìm ra nguyên nhân cho hành động lạ của cháu. Khám phá ra sự thật khiến bà phải phì cười.
Và đây chính là nguồn cơn của mọi chuyện!
Quả thật là "sao y bản chính"!
Bà nội bé liền vào khoe với con dâu rằng, cháu trai bà thông minh, có thể bắt chước rất nhanh chóng. Người mẹ nhìn thấy chiếc xe đẩy mới à lên thích thú. Chẳng là con trai cô rất thích ngồi chơi trên xe đẩy. Để thu hút sự chú ý của bé, cô đã gắn 2 con vịt đồ chơi màu vàng vào xe. Con trai cô rất yêu thích món đồ chơi đáng yêu và bắt mắt ấy, đến nỗi bắt chước luôn điệu bộ chu môi của chú vịt một cách giống hệt!
Những nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ nhỏ khoảng 1,5 tuổi bắt đầu có khả năng bắt chước những lời nói, hành động và cảm xúc của người lớn. Bắt chước cũng chính là một cách để trẻ học tập kiến thức và kỹ năng từ thế giới bên ngoài.
Khả năng bắt chước của trẻ có những ý nghĩa riêng không ngờ:
- Khả năng bắt chước càng mạnh cho thấy đại não trẻ phát triển càng tốt: Trẻ bắt chước tốt cho thấy khả năng tự học và trí nhớ càng tốt. Cha mẹ nên cổ vũ và khuyến khích con bắt chước càng nhiều những hành động đúng, đặc biệt là ngôn ngữ sẽ giúp vốn từ của trẻ phong phú, kỹ năng vận dụng ngôn ngữ phát triển hơn.
- Khả năng bắt chước tốt chứng chỏ năng lực quan sát của trẻ càng tốt: Để bắt chước được chuẩn xác một cử chỉ, hành vi nào đó, rõ ràng trẻ phải quan sát cực cẩn thận và tỉ mỉ. Điều đó chứng tỏ khả năng quan sát sự vật, sự việc xung quanh của con rất tốt.
- Trẻ bắt chước giỏi chứng minh bé có khả năng thực hành mạnh mẽ: Từ lý thuyết đến thực hành là khoảng cách không hề gần. Trẻ có thể quan sát tốt nhưng nếu không có năng lực thực hành "cao siêu" thì trẻ cũng không thể diễn tả lại chuẩn xác hành động, cử chỉ của người lớn. Năng lực này ngày càng được cải thiện, ban đầu trẻ chỉ bắt chước những thứ đơn giản, dần dần trẻ sẽ bắt chước được những động tác, việc làm phức tạp hơn.
- Em bé có khả năng bắt chước mạnh mẽ sẽ có cảm xúc phong phú hơn: Cha mẹ khi nhìn những hành động bắt chước của con chắc chắn sẽ cười to thích thú rồi nựng nịu khen con. Trẻ rất vui vẻ, hạnh phúc khi được cha mẹ hưởng ứng, cổ vũ như vậy. Sau đó trẻ sẽ hăng say với việc bắt chước hơn và cha mẹ lại càng khuyến khích nhiều, từ đó góp phần khiến thế giới tình cảm của trẻ trở nên phong phú.
Trẻ nhỏ thường rất quấn quýt mẹ, khi mẹ làm việc nhà chúng cũng muốn bắt chước làm theo. (Ảnh minh họa)
Cách để khuyến khích trẻ bắt chước những thói quen tốt:
- Giao tiếp nhiều hơn với trẻ: Khi trẻ bắt đầu biết nói, cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện và dạy con hát các bài hát thiếu nhi. Qua quá trình giao tiếp với cha mẹ, trẻ sẽ phát triển kỹ năng ngôn ngữ của mình.
- Để trẻ bắt chước làm việc nhà: Trẻ nhỏ thường rất quấn quýt mẹ, khi mẹ làm việc nhà chúng cũng muốn bắt chước làm theo. Cha mẹ chớ nên cấm cản, quát mắng con mà hãy để con tham gia vào công việc cùng mình ở mức độ phù hợp. Ví dụ, để trẻ quét nhà, nhặt rau... Điều đó giúp xây dựng tính cách độc lập và hình thành kỹ năng sống cho trẻ trong tương lai.
- Hãy nhẹ nhàng với con: Nếu trẻ không làm được như mong đợi thì cha mẹ cũng đừng quát mắng con. Hãy nhẹ nhàng, mềm mỏng và kiên nhẫn hơn với con nhé.
- Chú ý an toàn: Cha mẹ hãy để mắt đến con để kịp thời ngăn chặn khi trẻ bắt chước theo những hành vi có thể gây nguy hiểm cho bản thân.
Đôi ba ngày trông con hộ vợ khiến không ít anh chồng "stress hơn cả đi làm": Tay gõ bàn phím, tay buộc tóc cho con mới biết việc chăm con chưa bao giờ là dễ dàng Giờ đây, khi buôc phai trông con giúp vợ, các anh chồng mới chợt nhận ra việc chăm sóc gia đình nhỏ chưa bao giờ là dễ dang... Thời gian lũ trẻ được nghỉ học kéo dài do dịch bệnh đã tạo nên những xáo trộn về phân công công việc trong mỗi gia đình. Giờ đây, khi giúp vợ một tay để...