Con gái Chủ tịch cùng Kế toán trưởng TDP vi phạm về công bố giao dịch chứng khoán
Mới đây, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 cổ đông của CTCP Thuận Đức (TDP).
Theo đó, UBCKNN xử phạt bà Nguyễn Kim Anh – con gái của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Cường với số tiền là 22,5 triệu đồng do bà Anh báo cáo không đúng thời hạn về lý do không thực hiện hết khối lượng đăng ký.
Cụ thể, bà Nguyễn Kim Anh đăng ký mua 1,4 triệu cổ phiếu TDP từ ngày 25/2/2019 đến ngày 21/3/2019 và đã thực hiện mua 33.000 cổ phiếu trong thời gian trên.
Nhưng đến ngày 29/3/2019, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội mới nhận được báo cáo kết quả giao dịch đồng thời giải trình nguyên nhân không thực hiện hết khối lượng đăng ký của bà Nguyễn Kim Anh.
Video đang HOT
Song song đó, UBCKNN cũng xử phạt ông Lê Văn Quang – Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Kế toán trưởng Công ty với số tiền là 7,5 triệu đồng do giao dịch trước khi có công bố thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán.
Được biết, ông Quang đã thực hiện giao dịch trước khi có công bố thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, cụ thể: theo công bố thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, ông Quang được thực hiện giao dịch mua 50.000 cổ phiếu TDP từ ngày 10/1/2020 đến ngày 7/2/2020. Tuy nhiên, ông Quang đã thực hiện giao dịch mua 25.000 cổ phiếu TDP vào ngày 8/1/2020.
Công ty Thuận Đức được thành lập vào ngày 22/1/2007 tại Hưng Yên, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ polypropylene, hạt nhựa tái chế và bao bì PP. Mới đây, Công ty đã được Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cho phép niêm yết trên HoSE với vốn điều lệ gần 480 tỷ đồng.
Trong vài năm trở lại đây, TDP luôn duy trì được đà tăng trưởng trong kinh doanh cũng như tỷ lệ cổ tức ở mức cao 12%/năm. Năm 2019, TDP ghi nhận doanh thu gần 1.197 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 62 tỷ đồng, lần lượt tăng 60% và 72% so năm trước.
Theo kế hoạch sản xuất – kinh doanh của TDP, doanh thu hợp nhất năm 2020, 2021 công ty dự kiến thu về lần lượt là 1.450 tỷ đồng và 1.603 tỷ đồng.
Meinfa lại gây bất ngờ khi trả cổ tức cao gấp đôi thị giá
Meinfa cũng vừa phát hành cổ phiếu ESOP với giá 30.000 đồng/cp trong khi thị giá lúc đó là 1.600 đồng/cp.
Ngày 19/6 tới đây CTCP Meinfa (mã chứng khoán MEF) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền tỷ lệ 35%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 3.500 đồng. Thời gian thanh toán vào 6/7/2020.
Điều đáng quan tâm ở đây không phải là tỷ lệ chia cổ tức, mà xét trên thị trường, cổ phiếu MEF đang giữ giá ở mức 1.600 đồng/cổ phiếu. Như vậy số tiền chi trả cổ tức cho mỗi cổ phiếu đều cao hơn gấp đôi thị giá.
Việc Meinfa chi trả cổ tức cao hơn nhiều so với thị giá đã không còn là điều gây ngạc nhiên. Nhiều năm nay Meinfa thường xuyên được quy chế riêng không phải điều chỉnh giá tham chiếu vá áp dụng biên độ giao dịch khi trả cổ tức do luôn trả cổ tức cao hơn thị giá.
Một năm trở lại đây cổ phiếu MEF vẫn giữ nguyên một giá.
Meinfa là doanh nghiệp chuyên sản xuất cơ khí, máy móc, thiết bị y tế thông dụng, các sản phẩm kim loại, dụng cụ cầm tay. Đặc biệt, nhà đầu tư biết đến Meinfa với các loại kềm. Cũng liên quan đến những điều "đặc biệt", mới đây Meinfa còn gây bất ngờ khi phát hành 185.309 cổ phiếu ESOP cho Tổng Giám đốc, phó TGĐ, kế toán trưởng công ty; Giám đốc, phó Giám đốc, kế toán trưởng các công ty thành viên; và Quản đốc, các trưởng, phó quản đốc của công ty và các công ty thành viên. Giá phát hành 30.000 đồng/cổ phiếu trong khi thị giá lúc đó đang là 1.600 đồng/cổ phiếu.
Trên thực tế, cổ đông của Meinfa cũng không có ý định mang cổ phiếu ra giao dịch. Thanh khoản thị trường hầu như không có trong suốt nhiều năm qua. Do vậy, dù giá phát hành ESOP quá cao so với thị giá, thì cũng là điều bất ngờ nhưng cũng sẽ không khiến nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Giao dịch với bên liên quan, cổ đông đòi hỏi minh bạch Để đảm bảo tính minh bạch, tính không vụ lợi, cổ đông lớn của một số công ty đã yêu cầu thành viên hội đồng quản trị không được biểu quyết trong các giao dịch với bên liên quan hoặc phải tiến hành đấu thầu rộng rãi, thay vì mua chỉ định từ bên liên quan. Mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông...