“Con gái à, Tết đừng về. Hãy ở lại nhà chồng đón Tết nghe con!”
Tết năm nay, hãy cứ vẹn tròn phận nghĩa bên nhà nội nghe con gái! Bố mẹ chẳng trách gì nhiều. Tình yêu mình để trong tim, nỗi nhớ mình cất trong lòng, vậy là được rồi đó con!
Ảnh minh họa
Con gái à,
Con có biết không? Tất cả những gì mẹ mong muốn trong cuộc đời này đó là con được hạnh phúc! Hạnh phúc của con, mẹ biết sẽ chỉ có khi được chồng thương yêu, bố mẹ chồng trân trọng và chiều chuộng con. Nên mẹ không muốn, cái sự canh cánh trong lòng về nhà ngoại khiến con mất đi cơ hội có được những thứ đó.
Mẹ không muốn hai vợ chồng con phải to tiếng, cự cãi nhau về những vấn đề như ăn Tết nhà ai, tiền biếu bên nào nhiều hơn, cháu giống nội hay ngoại,… Con biết không, mọi việc vẫn nên thuận theo tự nhiên, tuân thủ truyền thống như bao đời nay vẫn thế. Bố mẹ vẫn lo được, vẫn chưa già yếu đến mức phải trông cậy hoàn toàn vào con cái. Bố mẹ chưa bao giờ muốn mình là gánh nặng đè trĩu đôi vai gầy mong manh của con.
Mẹ biết, con nhớ nhà mình! Bố mẹ cũng nhớ con và mong con nhiều. Nhưng cuộc đời này đâu phải cứ muốn là được. Những giọt nước mắt đôi khi nên nén lại để mình có thể sống tốt hơn. Bản thân mình nên biết cố gắng vuông tròn với danh nghĩa hiện tại, gò mình trong những bó buộc và hiểu điều gì cần phải thực hiện. Có như thế thì con mới học được cách để hài lòng với mọi chuyện, và không bao giờ phải tị nạnh hay so bì nọ kia.
Video đang HOT
Mẹ mong con gái của mẹ sẽ coi gia đình nhà nội như là nơi thật sự mình thuộc về, coi bố mẹ chồng như là bố mẹ đẻ và trân trọng mối quan hệ với người bạn đời sẽ đồng hành cùng con trong suốt cả quãng đời còn lại. Còn bố mẹ chỉ là những người sinh ra con, nuôi nấng con trong hơn hai mươi năm đầu đời mà thôi. Mai sau này, người sống thực sự bên cạnh con, lại không phải là bố mẹ nữa. Nên nghĩ về bố mẹ ít thôi, nghe con?
Con có nhớ một lần, con gọi điện về nhà và bảo với mẹ rằng con muốn bắt ngay chuyến xe về ngoại. Con nhớ nhà, con muốn ly hôn, con mệt mỏi quá rồi! Mẹ ban đầu hốt hoảng, khuyên răn con đủ điều và càng lo lắng hơn nữa khi tội lỗi của chồng con chỉ là thường xuyên đi làm về muộn. Lỗi của chồng con chỉ bé tí ti mà dưới con mắt của con thật lớn quá đỗi. Nên mẹ lo lắng nhiều cho con gái của mình, sao hai lăm tuổi đầu mà còn nông nổi trẻ con đến thế!
Mẹ đã khuyên bảo con biết bao nhiêu, con vẫn cứ nằng nặc đòi về. Nhưng rồi bố con mới là người sáng suốt hơn cả, ông cầm lấy chiếc điện thoại của mẹ, ngắt ngang cuộc nói chuyện chỉ bằng một câu: “Ly à! Con muốn bỏ chồng thì đi nơi khác, căn nhà này không sẵn sàng để đón đứa trẻ hay hờn dỗi như con nữa đâu!”. Mẹ bất giác bật cười, chỉ có bố mới hiểu chuyện đến thế. Dập tắt ngay suy nghĩ lúc nào cũng chỉ muốn bỏ chồng để về với bố mẹ trong con. May thay, sau lần ấy, con đã hiểu ra nhiều điều mà bao nhiêu câu từ mẹ cũng không thể diễn tả nổi.
Mấy hôm nay, cây hoa đào trước sân nhà mình đã thắp lên những đốm hồng phớt đẹp xinh. Mẹ thi thoảng lại thở dài với bố con trong lúc cả hai đang ở ngoài vườn làm rau, rằng chẳng biết Tết này gia đình nhỏ của con về ăn Tết được mấy hôm. Vậy mà bố đã gạt phăng đi, bảo sao bà cứ trông ngóng chi những chuyện xa xôi và vô lý như thế. Bố bảo con lấy chồng rồi, còn bao nhiêu chuyện đằng nội phải lo…
Bố bảo đúng quá phải không con? Nên mẹ đã chẳng nghĩ ngợi gì nhiều nữa. Bố mẹ lại chở nhau trên chiếc xe honda cũ, cùng nhau đi chợ mua từng món đồ một sắm Tết. Nồi cơm rượu lại cùng nhau đun, bánh chưng xanh cũng cùng nhau gói đủ, thức trọn đêm cùng nhau bên bếp lửa hồng,… Mẹ đã nghĩ vậy là hạnh phúc rồi đó thôi. Bố mẹ muốn mình sống nhàn hạ và an yên để con cái khỏi lo lắng nhiều.
Ngày Tết đến vẫn sẽ rộn ràng những món đồ ăn, thức uống, hai ông bà lại sóng vai nhau đi hỏi thăm họ hàng khắp chốn. Nếu nhà con về, bố mẹ sẽ vui thêm vài giây. Nhưng nếu không về được thì cũng chẳng sao đâu con, chỉ một chút gợn buồn rồi cũng lại sẽ qua. Gia đình mình còn bao nhiêu lần có thể đoàn tụ, há chi đôi ba ngày Tết tạo áp lực gặp gỡ để làm tội tình nhau.
Nên Tết năm nay, hãy cứ vẹn tròn phận nghĩa bên nhà nội nghe con! Bố mẹ chẳng trách gì, cũng chẳng quá trông ngóng đâu nên con đừng thấy mình khổ sở quá vậy. Tình yêu mình để trong tim, nỗi nhớ mình cất trong lòng, vậy là được rồi đó con!
Theo Afamily
Nhờ cách chia lịch hợp lý của mẹ chồng mà tôi năm nào cũng được đón tết cả hai miền Nam -Bắc
Nhờ cách chia lịch đó mà 3 năm nay, năm nào tôi cũng được tận hưởng không khí Tết của cả Hà Nội và Sài Gòn.
Dạo gần đây, tôi thấy rất nhiều người kêu ca, than vãn khi Tết đến. Nào là Tết khổ cực chuẩn bị mâm cỗ, lễ nghi cúng kính, mua sắm quà Tết. Rồi có những cặp vợ chồng suýt li hôn chỉ vì tiền dùng Tết hoặc tranh cãi quyết liệt chuyện về nội hay về ngoại ăn Tết. Tôi nghĩ, chuyện gì cũng có cách giải quyết, chỉ cần hai vợ chồng chịu hiểu, chịu thông cảm cho nhau một tí là ấm cửa êm nhà ngay. Chẳng phải vô duyên mà tôi mạnh miệng như vậy đâu, để tôi kể chuyện của tôi cho mọi người nghe.
Tôi vốn là người Sài Gòn chính gốc. Còn chồng tôi là người Hà Nội. Chúng tôi gặp rồi yêu nhau từ năm đầu đại học. Nhưng mãi đến khi ra trường, có việc làm gần 4 năm, chúng tôi vẫn chưa thể tiến đến hôn nhân. Tất cả cũng vì chúng tôi ở quá xa nhau.
Tôi là con gái một của gia đình nên mọi người không muốn tôi làm dâu xa xứ. Tốt nghiệp đại học xong, mẹ còn liên tục gọi điện giục tôi về, nhưng tôi nấn ná và lấy lý do đang có công việc tốt ở Hà Nội. Còn chồng tôi cũng là con trai độc đinh của dòng họ nên càng không thể ở rể trong Sài Gòn được. Đắn đo, chia tay vài lần cuối cùng chúng tôi vẫn nên duyên vợ chồng. Và tôi đi theo anh, chấp nhận làm dâu xa quê, dù ba mẹ tôi buồn hết sức.
Ngày tôi về làm dâu cũng đã tháng 11. Khi đó, càng cận Tết, tôi càng thấp thỏm không yên vì sợ ba mẹ chồng không cho tôi về quê ăn Tết. Càng lo, tôi càng cáu gắt và mắng cả chồng. Tâm lí này chắc ai lấy chồng xa như tôi sẽ hiểu rất rõ. Cũng may anh thương vợ, hiểu vợ nên không chấp nhặt gì, chỉ bảo tôi khi nào hạ giận rồi nói chuyện.
Chẳng ngờ, giữa tháng 12 âm lịch, mẹ chồng đã gọi vợ chồng tôi xuống rồi bảo hai vợ chồng xin phép cơ quan nghỉ sớm vài ngày để chuẩn bị về Sài Gòn, tới trước ngày Giao thừa thì bay về lại Hà Nội. Nghe mẹ chồng nói, tôi vui đến mức bật khóc. Thế là 20 Tết, chúng tôi tay xách nách mang đủ thứ quà cáp Hà Nội về quê tôi. Khi về đến nhà, gặp được ba mẹ rồi mà tôi vẫn có cảm giác như con gái lấy chồng cả thế kỷ rồi vậy.
Chơi Tết với ba mẹ tới 29 Tết thì chúng tôi về lại Hà Nội để ăn Tết với nhà nội. Trước khi đi, ba mẹ tôi còn mua rất nhiều đặc sản miền Nam gửi tặng ba mẹ chồng ăn Tết.
Về Hà Nội, ba mẹ chồng đón vợ chồng tôi tận sân bay, trò chuyện rôm rả cả buổi tối hôm đó. Mấy ngày Tết, mẹ chồng cũng chẳng bắt tôi làm gì. Bà chỉ giục tôi đi chơi Tết họ hàng để biết mọi người đón Tết như thế nào, tình cảm người miền Bắc nồng nhiệt ra sao. Mấy năm sống và làm việc ở Hà Nội nhưng chưa khi nào tôi ở lại đón Tết. Vì thế đây cũng được coi là cái Tết đầu tiên của tôi ở miền Bắc. Có thể nói, đó là cái Tết ý nghĩa nhất mà tôi đã trải qua.
Từ đó đến nay đã 3 năm, tôi cũng có cháu 1 tuổi. Nhưng năm nào tôi cũng mong Tết như trẻ con. Bởi đó là khoảng thời gian tôi được nghỉ ngơi, được thoải mái đi chơi mà không ngại chuyện gì. Năm nào hai vợ chồng cũng được tận hưởng không khí Tết của cả hai miền Nam Bắc. Năm vừa rồi hai vợ chồng ở Hà Nội tới 28 Tết thì bay vào Sài Gòn đón Tết trong đó. Mùng 4 Tết thì trở lại.
Tôi nghĩ, Tết là những ngày vui, nếu 2 vợ chồng thông cảm cho nhau thì ngày vui đó sẽ càng trọn vẹn và nhân đôi hạnh phúc. Dù ở xa đến mấy, nếu thật sự quan tâm nhau thì vẫn có thể cùng nhau đón Tết ở cả 2 quê. Chẳng qua là chồng có muốn san sẻ cùng vợ không thôi.
Theo tri thuc tre
Lấy vợ 4 năm, chưa được đón Tết ở nhà mình Nghe nói Tết này được nghỉ tới 9 ngày. Tôi muốn đưa vợ về thăm bố mẹ mình quá. Song vợ tôi lại muốn đi du lịch chứ nhất định không chịu về 'cái chốn nhà quê lắm dĩn ấy'. Năm hết Tết đến, mối lo tiền bạc ngày một nặng gánh. Nhiều lúc tôi ước gì 10 năm mới có một cái...