“Con gái ạ, Tết để đoàn viên chứ không phải Tết để nhà con tan cửa nát nhà”
Mẹ gọi điện dặn tôi, tình hình căng thẳng vậy thì đừng có cố xin nhà chồng về nhà ngoại ăn Tết mà to chuyện
Tôi là con gái Quảng Ninh lấy chồng Hà Nội đã 5 năm nay. 5 năm chưa phải dài cho một cuộc sống hôn nhân của một cặp vợ chồng trẻ nhưng đối với tôi 5 năm ấy lại dài dằng dặc.
Khi yêu đương thì sao tình yêu đẹp đến thế. Tôi đã nghĩ mình sẽ được hạnh phúc bởi có một người yêu chiều chuộng mình hết ý, rồi còn đẹp trai và là trai trẻ kém 1 tuổi nữa chứ. Sau này cưới về rồi, tôi mới thực sự ngấm từng tính cách khó chịu của chồng.
Chồng tôi vốn là con duy nhất trong nhà thế nên được nuông chiều từ nhỏ. Mọi việc nhà dù đơn giản nhất anh cũng không phải động tay hay nói đúng hơn là không biết làm. Tính tình thì vô cùng ích kỉ, không biết san sẻ với bất kì ai.
5 năm chưa phải dài cho một cuộc sống hôn nhân của một cặp vợ chồng trẻ nhưng đối với tôi 5 năm ấy lại dài dằng dặc.
Ảnh minh hoạ.
Càng sống tôi càng thấy chán đến tận cổ một anh chồng trẻ con mãi không chịu lớn. Kể cả khi làm bố trẻ con rồi, anh vẫn chứng nào tật ấy, sống vô trách nhiệm, chỉ biết người khác phục vụ mình còn mặc kệ mọi chuyện.
Video đang HOT
Anh đã vậy, lẽ ra bố mẹ chồng tôi cũng phải lên tiếng góp ý nhưng đằng này lại vào hùa theo. Ý của ông bà là: “Là vợ thì phải biết phục vụ chồng”. Là “đàn ông trong cái nhà này không ai phải động tay vào việc gì cả”… Tôi nghe mà ngán quá nhưng cũng không dám thái độ gì.
Như nhà khác, chồng bận kiếm tiền đã đành, nhưng nhà tôi, chồng được phục vụ chu đáo là để dành thời gian chơi game và càu nhàu đòi hỏi vợ (Sau cưới hơn 1 năm, chồng tôi nghỉ việc vì không chịu được áp lực công việc, sợ khó, sợ khổ nên ở nhà chơi game).
Tôi cũng thử nhiều lần ngọt nhạt nịnh nọt những mong chồng thay đổi tính cách rồi tìm việc mà làm nhưng lực bất tòng tâm. Nói chung lấy chồng 5 năm mà cuộc sống của tôi chẳng khác gì địa ngục trần gian.
Vừa rồi, 2 vợ chồng tôi vừa cãi nhau trận nảy lửa chỉ vì tôi ngỏ ý muốn cả nhà về ngoại ăn Tết nhưng ông chồng tôi không đồng ý vì sợ mẹ phật lòng.
Nghĩ lại mọi năm, cứ hễ tôi xin về quê ăn Tết bên ngoại là hết chồng rồi mẹ chồng ngăn cản. Mẹ con họ bàn nhau rồi mẹ chồng tôi lại kiếm đủ lý do gạt bỏ. Nào là “nhà mình con một không có ai, chúng mày đi hết thì Tết ở nhà thế nào”. Rồi năm sau bà lại lăn ra ốm vào ngày tôi sắp về quê, rồi thì con còn bé không đi xa được… Thế là 5 năm nay, tôi chưa Tết nào được về nhà.
Nhưng năm nay, tôi quyết sẽ về ăn tết với bố mẹ. Bố mẹ tôi cũng chỉ sinh được 2 chị em tôi. Cô em gái năm nay lấy chồng xa, lại dâu đầu thì chắc chắn không về được rồi. Nếu tôi không về nữa thì bố mẹ chắc phải buồn lòng lắm.
Rồi tôi cũng dùng hết dũng khí của mình mở lời với mẹ chồng. Tưởng rằng năm nay bà sẽ không còn lý do gì mà cấm tôi được nữa. Nói chuyện xong thấy bà im im tôi tưởng bà đồng ý hóa ra mọi chuyện không hề đơn giản.
Ngay ngày hôm sau, mẹ đẻ tôi gọi điện lên nói: “bà thông gia gọi điện nói chẳng ra gì, rồi còn mách mày đủ tội…”. Rồi mẹ tôi kể, mẹ chồng tôi còn chốt lại ý cuối: “Nếu bà cứ để cho con H (tên tôi) về ăn tết nhà bà thì chẳng khác nào bà không biết dạy con, con gái lấy chồng phải theo nhà chồng chứ! Cả nhà không ai đồng ý cho mẹ con nó về quê mà nó cứ cố tình đấy!”.
Nghe mẹ nói thế, tôi cứ thế khóc như mưa vì ức nghẹn. Ảnh minh họa
Mẹ gọi điện dặn tôi, tình hình căng thẳng vậy thì đừng có cố xin nhà chồng về nhà ngoại ăn Tết mà to chuyện. Mẹ tôi buồn rầu bảo rằng: “Con gái ạ, Tết để đoàn viên chứ không phải Tết để nhà con tan cửa nát nhà”. Nghe mẹ nói thế, tôi cứ thế khóc như mưa vì ức nghẹn.
Chỉ còn hơn nửa tháng nữa là Tết rồi, tôi có nên im im rồi gần ngày về cứ báo với nhà chồng 1 câu. Sau đó anh có đồng ý hay không tôi cứ mang con về ngoại ăn Tết? Nếu lần này không quyết đoán thì chẳng bao giờ có cơ hội về Tết với bố mẹ nữa. Nhưng nếu cố tình mà đi thì cũng chẳng biết còn chuyện gì xảy ra nữa. Thực sự là tôi đang rất mệt mỏi với cuộc sống này. Tôi đang không muốn đầu hàng nhưng lại không dám rũ bỏ. Tôi biết làm sao bây giờ?
Theo Emdep
'Nhiều người sẽ ghen tị khi con có mẹ chồng thế này'
"Ngày xưa, con vẫn sợ mình sẽ có một "bà mẹ chồng chợ búa". Nhưng mà con đã rất may mắn. Cám ơn mẹ đã coi con như con gái".
Người ta vẫn bảo, phụ nữ sướng khổ, hơn nhau ở tấm chồng. Nhưng mà, đúng ra, phụ nữ sướng khổ, còn hơn nhau ở mẹ chồng nữa. Người phụ nữ "sướng thật sự", phải là người phụ nữ có chồng yêu thương và có mẹ chồng coi con dâu như con gái. Có lẽ, con là một trong số "không nhiều" người phụ nữ may mắn thế.
Ngày tìm hiểu nhau, khi biết mẹ anh buôn bán ở chợ, con hơi "ái ngại". Không phải vì con "coi thường" công việc của mẹ, mà vì con vẫn nghe người ta nói "dân chợ búa thường rất ghê gớm". Con sợ tương lai sẽ có một bà mẹ chồng cay nghiệt, soi mói con dâu. Đến lúc gặp mặt, con mới cảm thấy "nhẹ bớt phần nào" vì nhìn mẹ chồng tương lai của con khác hoàn toàn điều con tưởng tương, và tính cách mẹ cũng khá nhẹ nhàng, ôn hoà.
Đến khi về làm dâu, con mới khẳng định mình may mắn vì được làm con dâu của "mẹ chồng chợ búa" (con xin lỗi vì cách mà con vẫn hình dung về mẹ trước kia).
Ảnh minh họa.
Khi kết hôn, con đã có bầu. Nên khi về nhà chồng, ngoài nấu nướng, lau nhà, phơi quần áo, thời gian còn lại con chỉ cần ngủ và ngủ. Hàng ngày, mẹ đi chợ sớm, mua sẵn thức ăn cho gia đình. Mẹ không quên hỏi con khi nghén ngẩm muốn ăn gì, hay có dị ứng đồ ăn gì, không thích ăn đồ ăn gì. Không phải vì con bầu bí mẹ mới chăm thế, vì kể cả khi cháu gái đã ba tuổi, mẹ vẫn thi thoảng hỏi con hôm nay thích ăn gì để mẹ mua.
Con vẫn nhớ ngày con đau đớn trên bàn đợi đẻ, hai mẹ và chồng con vẫn luôn chân "trốn bác sĩ" vào động viên con cố gắng chịu đau. Khi con sinh xong, bà ngoại một bên, bà nội một bên, hai người thay nhau thức đêm bế cháu để con ngủ. Các sản phụ khác đều "ganh tị" khen con "tốt số". Và thật sự lúc đó, con thấy mình may mắn vô cùng, vì có đến hai người mẹ luôn lo lắng cho con.
Tháng đầu ở cữ, mẹ "giành quyền" chăm con chăm cháu với bà ngoại. Suốt một tháng, mẹ "bắt" con trai (chồng con) mang giường xếp lên phòng ngủ bên dưới, còn mẹ lên giường ngủ cùng con. Hàng đêm, ngoài việc cho cháu ti, việc duy nhất của con là ngủ. Mẹ bảo "ngủ để nhiều sữa cho con". Đêm nào cũng vậy, mẹ đều phải bế cháu ít nhất 2 tiếng. Rồi 5 giờ sáng, mẹ lại nhẹ nhàng rời phòng chuẩn bị đi chợ sớm. Suốt cả tháng, con dâu béo ú, còn mẹ chồng thì sút mất 3kg.
Mùa hè nóng bức, lại nực sữa, đầu con nổi cái nhọt to đùng. Thấy con kêu đau, mẹ vội tìm cách chích nhọt cho con. Mẹ biết không, khi nằm trên gối để mẹ nặn mụn, con có cảm giác như đang được mẹ đẻ mình vuốt tóc ngày xưa. Cảm giác đó rất thư thái, và ấm áp mẹ ạ. Nó khiến con nhớ mãi không quên. Con hiểu rằng mẹ thực sự coi con như con gái mẹ, và khi con cũng tự hứa với lòng mình, sẽ đối với mẹ không khác gì mẹ đẻ của con.
Ba năm rồi từ ngày con được làm con dâu - con gái mẹ, đến hôm nay con mới có "cơ hội" để thể hiện tấm lòng mình. Nhưng thật sự, con không muốn có "cơ hội" chăm mẹ chút nào vì con luôn mong mẹ khỏe mạnh. Hôm trước trời mưa, đường trơn quá khiến mẹ không may trượt ngã. Ngã thế nào mà đầu đập xuống đất bất tỉnh đến 15 phút liền. Thấy mẹ nằm trên nền đất, con giật mình và thấy tim thảng thốt. Con sợ những điều quá đáng sợ sẽ xảy ra.
Con như đứa trẻ oà khóc lay mẹ dậy, rồi cố gắng đỡ mẹ lên giường. Mẹ đã tỉnh, nhưng mẹ đau lắm. Nhìn mẹ đau, con cũng thấy đau vô cùng. Giá mà, con có thể chịu đau thay mẹ. Từ giờ, mẹ đừng đi chợ nữa, chỉ ở nhà dưỡng già và chăm cháu giúp chúng con thôi mẹ nhé. Con sợ lắm nếu mẹ lại không may xảy ra chuyện gì, mẹ ơi!
Theo Emdep
Đời một người đàn bà đáng giá bao nhiêu? Đên cuôi đơi vân không hê biêt tưng chăng đương đi qua, tưng ngươi đên rôi đi, vơi ho minh đang gia bao nhiêu. Ư, thi vân la môt câu hoi không hê co câu tra lơi, hay chi đơn gian thây no qua thô tuc đê đi tim câu tra lơi. Suy cho cung, đôi vơi moi ngươi cung chi la môt...