Con gái 7 tuần tuổi bị ung thư giai đoạn cuối và chỉ còn sống vài tuần, bố mẹ ngỡ ngàng với điều kỳ diệu của 18 năm sau
Chưa kịp tận hưởng niềm hạnh phúc chào đón con gái đầu lòng ra đời thì vợ chồng anh Roman đã phải đối mặt với số phận nghiệt ngã khi đứa bé bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối khi mới 7 tuần tuổi.
Cưới nhau sau bao nhiêu năm, đôi vợ chồng Roman và Kim Moreno, sống tại tiểu bang California, Mỹ, mãi mới có một mụn con cái vào năm 1998. Cũng như bao bố mẹ khác, cặp đôi vô cùng hạnh phúc, mong chờ từng ngày để chào đón đứa con đầu lòng ra đời.
Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, chưa bao lâu thì cả hai phải đối mặt với sự thật nghiệt ngã rằng con gái họ là Tori Moreno bị chẩn đoán có khối u cuống não. Đáng buồn hơn, căn bệnh ung thư của bé đã bước vào giai đoạn cuối và tế bào ung thư đã di căn sang các bộ phận khác. Các bác sĩ cũng cho rằng Tori chỉ có thể sống thêm vài tuần nữa.
“ Bác sĩ nói rằng khả năng sống sót của Tori chỉ vỏn vẹn 1/1.000.000. Họ bảo chúng tôi phải chuẩn bị tinh thần và đưa cho chúng tôi giấy chứng tử để ký vào” – anh Roman chia sẻ.
Trước sự bất lực của các chuyên gia, vợ chồng anh Roman cũng đau đớn tột cùng. Cả hai không thể chấp nhận rằng họ sắp phải chia tay cô con gái đáng thương chưa kịp gắn bó. Chính bởi tình yêu thương to lớn và niềm tin mãnh liệt, vợ chồng anh Roman quyết định tìm mọi cách để chạy chữa, ít nhất họ không sớm đầu hàng số phận.
Thời nay, phương pháp điều trị ung thư vẫn còn là một bài toán khó chưa có lời giải đáp. Thế nên trong quá khứ, khi trình độ y học vẫn còn chưa phát triển, việc tìm ra cách để cứu sống Tori được xem là chuyện không thể. Đó là chưa kể trường hợp của bé quá đặc biệt khiến vợ chồng anh Roman tìm mãi vẫn không có phương pháp điều trị nào phù hợp với con gái mình. Đứng trước ngưỡng cửa tuyệt vọng, anh Roman và vợ quyết định đánh cược vào số phận, chọn đặt niềm tin vào một phương pháp điều trị vẫn còn đang trong quá trình thử nghiệm.
Điều kỳ diệu cuối cùng cũng xảy ra trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người. Cơ thể Tori đáp ứng tốt với thuốc và sức khỏe của bé ngày một tốt lên qua mỗi lần xạ trị. Nhờ nỗ lực không ngừng của vợ chồng anh Roman đã thành công cướp con gái về từ tay Tử thần.
Video đang HOT
Giữa tháng 6/2016, Tori nhận bằng tốt nghiệp cấp 3 ở trường Corona. Cũng bởi sự tồn tại của mình là kỳ tích nên Tori luôn cảm thấy biết ơn và không ngừng cố gắng sống một cuộc đời ý nghĩa hết mức có thể. Mỗi mùa hè đến, cô bé lại sang châu Phi để tham gia các hoạt động từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Hiện tại, Tori đang theo học ở trường Long Beach City College.
(Nguồn: CBS Los Angeles)
Theo Helino
Chỉ với công nghệ này, các tế bào ung thư sẽ "tự sát" và "huynh đệ tương tàn"
Phương pháp sử dụng công nghệ chỉnh sửa gene này không chỉ khiến tế bào ung thư tự sát mà còn tiêu diệt tế bào ung thư huynh đệ của mình.
Mới đây một nhóm nhà nghiên cứu đến từ Đại học Y Harvard (Mỹ) đã thử nghiệm việc tái lập trình các tế bào ung thư nhằm "đánh lừa" chúng quay sang tấn công nhau và giết chết chính tế bào anh em của mình.
Phương pháp "đánh lừa" các tế bào ung thư tự tiêu diệt lẫn nhau
Các tế bào ung thư thường có hành vi "tự tìm đường về nhà" - tức là các tế bào đã di căn trở lại khối u gốc nơi chúng được sản sinh ra. Nhóm nghiên cứu đã tận dụng đặc tính này của các tế bào di động, biến điểm mạnh của chúng trở thành điểm yếu.
Các tế bào ung thư thường có hành vi "tự quay về nhà"
Về ý tưởng, nhóm nghiên cứu sử dụng CRISPR để đưa S-TRAIL vào tế bào ung thư, đây là một loại protein có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư mà không gây hại cho các tế bào khỏe mạnh.
Ý tưởng của nhóm là đưa "công tắc tiêu diệt" vào tế bào, khiến chúng thủ tiêu bất cứ tế bào ung thư nào gặp phải trên đường. Đồng thời "công tắc tự tử" - bắt chúng tự hủy trước khi lây lan sang các bộ phận khác hoặc tự hình thành khối u cũng hoạt động.
Tế bào ung thư điều chỉnh gen (xanh) tấn công các tế bào ung thư (đỏ)
Các nhà nghiên cứu sử dụng hai phương pháp kết hợp để thử nghiệm lý thuyết của họ. Thí nghiệm được tiến hành trên các mẫu chuột bị u não nguyên phát, u não tái phát và ung thư vú đã di căn lên não.
Đúng như dự định, cả hai phương pháp sử dụng các "tế bào sát thủ" không những thu nhỏ kích thước khối u một cách đáng kể mà còn làm tăng khả năng sống của chuột.
Kết quả được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine ngày 11/07/2018, đây không phải là nỗ lực đầu tiên nhằm khiến các tế bào ung tự tiêu diệt lẫn nhau.
Tiến sĩ Khalid Shah đến từ trường Đại học Y Harvard và Viện nghiên cứu tế bào gốc, trưởng nhóm nghiên cứu nói trong một bài phát biểu: "Đây mới chỉ là bề nổi. Các phương pháp trị bệnh dựa trên tế bào có tiềm năng to lớn trong việc đưa nhân tố có khả năng chữa trị đến khối u. Điều này sẽ cho chúng ta thêm lựa chọn khi mà phương pháp thông thường đều thất bại".
"Với công nghệ này, chúng tôi muốn chứng minh việc tái cấu trúc tế bào ung thư và dùng chính chúng để chữa trị ung thư là điều có thể. Chúng tôi nghĩ việc này sẽ có nhiều tác động và có thể áp dụng trên tất cả các loại tế bào ung thư."
Phương pháp mới được kỳ vọng sẽ có tác dụng trên tất cả các loại ung thư
Hiện tại vẫn chưa thể đảm bảo rằng phương pháp này sẽ có tác dụng ở người tương tự như ở chuột, tuy nhiên đây vẫn là một tín hiệu đáng mừng.
Công trình nghiên cứu đang ở giai đoạn đầu và sẽ còn nhiều thử nghiệm trong thời gian tới, nếu thành công, công nghệ này hứa hẹn mang lại một phương pháp nhanh chóng, chính xác và hiệu quả trong việc điều trị ung thư.
Tham khảo: iflscience, techtimes, firstpost
Theo Helino
Thuốc mới có thể ngăn ngừa ung thư di căn Các nhà khoa học đã phát hiện ra hợp chất có thể "đóng băng" các tế bào ung thư trên đường đi và ngăn chúng di căn, có thể khiến chúng dễ bị tiêu diệt hơn, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications. Ngăn ngừa ung thư lan rộng là điều thiết yếu để cứu tính mạng. Trong khi...