Con gái 15 tuổi mắc bệnh tiền đình, mẹ ngỡ bệnh mũi-họng cho đến khi thấy dấu hiệu này
Chỉ vì nhầm lẫn tiền đình với bệnh tai mũi họng, người mẹ đã không cho con đi khám và điều trị kịp thời. Đến khi phát hiện thì việc điều trị sẽ mất nhiều thời gian hơn, thậm chí không hồi phục được chức năng thần kinh như ban đầu
Bị rối loạn tiền đình lại tưởng sổ mũi thông thường
Rối loạn tiền đình là hội chứng rất hay gặp, tương đối đồng đều ở 2 giới, nhất là ở lứa tuổi từ 30-50 tuổi thường sẽ có những biểu hiện rõ ràng và có ý thức kiểm tra bệnh. Ngoài lứa tuổi trên, trẻ nhỏ và người cao tuổi cũng mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, do chủ quan hoặc nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên thường phát hiện muộn và đến khi tiếp nhận điều trị sẽ gặp khó khăn, mất nhiều thời gian hơn.
Bác sĩ chuyên khoa I Vũ Hải Yến – Chuyên khoa Thần kinh ( Bệnh viện đa khoa Medlatec cơ sở 2) cho biết qua quá trình khám và điều trị, bác sĩ từng gặp trường hợp bé gái mới 15 tuổi đã bị hội chứng rối loạn tiền đình. Điều đáng nói là trước đó gia đình đã tự ý mua thuốc điều trị, khiến bệnh càng nặng thêm.
Bác sĩ Yến cho biết trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình.
Đó là trường hợp bé N.T.Q.H. (ở Hà Nội), trước khi được mẹ đưa đến bệnh viện thăm khám, bé H. có triệu chứng sổ mũi, ho húng hắng khoảng 2 tuần. Gia đình đã tự ra hiệu thuốc kể bệnh rồi mua thuốc về điều trị cho cháu nhưng các triệu chứng của cháu không khỏi được dứt điểm
Sau 3 lần điều trị bằng thuốc tự mua, cháu H. bắt đầu xuất hiện tình trạng ù tai, đặc tai, kèm theo triệu chứng chóng mặt… Khi đó, lo sợ con mắc bệnh nặng gia đình mới vội vàng đưa đến viện thăm khám.
Tại bệnh viện, qua thăm khám, bác sĩ Yến chẩn đoán cháu H. bị viêm thần kinh tiền đình. Tuy nhiên, việc điều trị sẽ mất rất nhiều thời gian (khoảng 3 tháng), vì cháu H. phải điều trị theo từng giai đoạn: đầu tiên phải điều trị chống viêm tích cực, sau đó là điều trị hồi phục chức năng thần kinh tiền đình.
“Đa phần các rối loạn về tiền đình mà có triệu chứng như ù tai, đặc tai, điếc thì người bệnh sẽ khám chuyên khoa tai mũi họng. Còn lại nếu có một số triệu chứng như việc đứng không vững, chóng mặt quay…, thì người bệnh có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Khi đó các bác sĩ thăm khám cụ thể sẽ có kết luận chính xác”, bác sĩ Yến cho hay.
Video đang HOT
Vệ sinh mũi họng sạch sẽ cũng là cách phòng rối loạn tiền đình.
Thường xuyên vệ sinh mũi họng, không tự ý điều trị
Qua ca bệnh trên, bác sĩ Yến cho rằng việc không thường xuyên giữ vệ sinh mũi họng sẽ làm tăng nguy cơ viêm vùng tai – mũi – họng, giảm sức đề kháng từ đó làm xuất hiện hội chứng rối loạn tiền đình ngoại biên.
Ngoài ra, môi trường ô nhiễm, đặc biệt là các loại khói bụi độc hại sẽ gây ra các bệnh lý viêm mũi họng, nếu không điều trị sớm, triệt để sẽ gây viêm hệ thống tiền đình ngoại biên.
Thông thường, khi tình trạng viêm vùng hầu họng, viêm tai không được theo dõi và xử trí sớm, triệt để sẽ có nguy cơ tiến triển ảnh hưởng đến khu vực tiền đình ngoại biên (vùng các ống bán khuyên, ốc tai, thần kinh tiền đình). Vì thế, việc tăng cường ý thức vệ sinh tai mũi họng và thường xuyên dọn dẹp môi trường sống xung quanh là vô cùng quan trọng để phòng bệnh.
Từ trường hợp trên, bác sĩ Yến cho rằng khi có bất kể biểu hiện nào khác lạ trên cơ thể thì bố mẹ nên đưa trẻ đến viện để được thăm khám, phát hiện, điều trị bệnh kịp thời. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc, không nên sử dụng lại đơn thuốc cũ vì mỗi lần mắc có thể do căn nguyên khác nhau. Vì thế nên có sự thăm khám của các bác sĩ chuyên khoa sau đó mới dùng thuốc theo chỉ định.
“Hội chứng rối loạn tiền đình hiện nay đang ngày càng trẻ hóa. Thậm chí trẻ nhỏ cũng mắc hội chứng này. Tuy nhiên, các rối loạn tiền đình dễ bị coi thường không nghĩ đến, phụ huynh hay tự ý mua thuốc điều trị, có khi lại điều trị theo kinh nghiệm, thuốc nam, thuốc bắc… hoặc theo các chỉ dẫn qua mạng vì nghĩ chỉ là cảm cúm, viêm tai mũi họng thông thường.
Tôi khuyên mọi người rằng, khi có bất cứ biểu hiện nào bất thường thì nên đi khám ngay, bởi tất cả các bệnh nói chung và rối loạn tiền đình nói riêng nếu được phát hiện sớm thì thời gian và hiệu quả điều trị sẽ rất cao, tiết kiệm tiền bạc và hạn chế biến chứng không đáng có”, bác sĩ Yến khuyến cáo.
Theo Khám phá
Khi nào cần tiêm vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ?
BS.Nguyễn Thị Hà Trang, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết: Bên cạnh các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, bại liệt, uốn ván,...
Vắc xin phế cầu khuẩn cũng là sản phẩm khiến cha mẹ quan tâm. Bởi đây là mũi vắc xin bất kỳ trẻ nhỏ nào cũng cần được tiêm phòng đầy đủ, nhằm ngăn chặn hoặc phòng ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn gây nên.
Vắc xin phòng bệnh phế cầu khuẩn Synflorix có nguồn gốc xuất xứ từ Bỉ, được kiểm duyệt chất lượng nghiêm ngặt. Hiện nay, tại Việt Nam, vắc xin phế cầu khuẩn đang được đưa vào sử dụng trong nhiều cơ sở y tế.
Vì sao cần tiêm vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ?
Một số bệnh gây ra bởi vi khuẩn phế cầu rất khó phát hiện điển hình như viêm màng não với triệu chứng ban đầu của bệnh ở trẻ nhỏ dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Ngoài ra, phế cầu khuẩn còn gây ra các căn bệnh nguy hiểm khác như: Viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết,...
Phế cầu khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ nhỏ và gây ra bệnh bất cứ thời điểm nào. Nhất là những trẻ nhỏ có sức khỏe yếu, hệ miễn dịch yếu càng nhanh bị bệnh và tiến triển nặng hơn. Nếu trẻ không được tiêm phòng đầy đủ hoặc không điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong. Do đó bắt buộc cần tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn khi trẻ đủ tuổi.
Khi nào cần tiêm Vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ?
Theo BS. Nguyễn Thị Hà Trang, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, Vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ thường áp dụng ở trẻ đủ từ 6 tuần đến 5 tuổi. Trẻ sẽ được tiêm ở vùng cơ delta cánh tay hoặc mặt trước bên của đùi tùy vào từng độ tuổi. Dưới đây là những thời điểm cụ thể, cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh:
Đối với trẻ đủ 6 tuần đến 6 tháng tuổi: Trẻ trong độ tuổi này thường được khuyến cáo áp dụng 1 trong 2 liệu trình tiêm vắc xin: 3 liều cơ bản hoặc 2 liều cơ bản.
Liệu trình tiêm với 3 liều cơ bản: Liều tiêm đầu tiên được thực hiện khi trẻ đủ 2 tháng tuổi. Liều thứ 2 cách liều đầu khoảng 1 tháng và liều thứ 3 cách liều thứ 2 khoảng 1 tháng. Trẻ sẽ được tiêm thêm liều nhắc lại sau 6 tháng tiếp theo.
Liệu trình tiêm với 2 liều cơ bản: Liều tiêm đầu sử dụng vắc xin Synflorix theo khuyến cáo của cơ sở tiêm chủng. Liều tiêm đầu tiên được áp dụng khi trẻ đủ 2 tháng tuổi. Liều thứ 2 cách liều thứ nhất khoảng 2 tháng.
Liều nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi tiêm cơ bản cuối cùng.
Lưu ý: Ngoài liều tiêm khi trẻ đủ 2 tháng, cha mẹ có thể thực hiện tiêm sớm hơn khi trẻ đủ 6 tháng. Mỗi liều tiêm chỉ nên sử dụng 0,5ml vắc xin.
Đối với trẻ sinh non ở trong khoảng tuần thứ 27 của thai kỳ
Trẻ sinh non cần áp dụng liệu trình tiêm vắc xin theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thay vì áp dụng hai liệu trình kể trên, trẻ cần được tiêm đủ 4 liều, mỗi liều tiêm 0,5ml.
Ba liều tiêm đầu tiên được áp dụng ngay từ khi trẻ đủ 2 tháng tuổi. Các liều thứ 2 và thứ 3 cách liều đầu tiên 1 tháng. Liều tiêm nhắc lại lần thứ 4 được áp dụng sau 6 tháng tiếp theo.
Đối với trẻ nhỏ từ 7 - 11 tháng nhưng chưa từng tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn: Thường áp dụng liệu trình tiêm với 2 liều cơ bản. Liều đầu tiên tiêm khi trẻ trong độ tuổi 7 - 11 tháng, liều thứ 2 cách liều đầu 1 tháng. Liều thứ 3 sẽ tiêm khi trẻ lớn hơn 1 tuổi hoặc cách các liều thứ 2 khoảng 2 tháng.
Đối với trẻ đủ 12 đến 23 tháng tuổi: Độ tuổi này cần tiêm 2 liều và mỗi liều 0,5ml cách nhau tối thiểu 2 tháng.
Trẻ đủ 24 tháng đến 5 tuổi: Đây là độ tuổi cần tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng phế cầu khuẩn. Mỗi liều tiêm 0,5ml và cách nhau tối thiểu 2 tháng.
Một vài điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin phế cầu khuẩn
Vắc xin phế cầu khuẩn cần được tiêm đúng độ tuổi với liều tiêm theo quy định của bộ y tế. Mặc dù vắc xin có tác dụng ngăn ngừa phế cầu khuẩn hiệu quả cho trẻ tuy nhiên cũng có trường hợp cần cân nhắc khi tiêm. Bao gồm: Trẻ sinh non dưới 28 tuần, trẻ bị nhiễm bệnh (HIV, suy lách,...), suy giảm miễn dịch, giảm bạch cầu và rối loạn đông máu; Trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ sau khi tiêm vắc xin
Với những trẻ mắc một trong những trường hợp kể trên, cha mẹ cần chia sẻ với bác sĩ trước khi tiêm. Nhằm lựa chọn giải pháp an toàn, đảm bảo sức khỏe của con trẻ tốt nhất.
Sau khi tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh phế cầu khuẩn, một vài trẻ sẽ kèm theo phản ứng phụ. Có trẻ bị đau nhức ở vùng tiêm, sốt nhẹ, biếng ăn, khóc kèm theo tác dụng phụ hiếm gặp (nôn, tiêu chảy, phát ban, dị ứng,...).
Để giảm cảm giác đau nhức và hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm vắc xin, cha mẹ cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cần cho trẻ ở nơi tiêm phòng khoảng 1 tiếng sau tiêm để theo dõi trước khi cho về nhà. Trong trường hợp trẻ xuất hiện các dấu hiệu ngoài mong muốn, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Châu Anh
Theo GDTĐ
Tác hại của việc tắm nước nóng quá lâu Có nhiều người thường nghĩ rằng tắm nước càng nóng vào mùa đông sẽ càng tốt, nhưng đây là một suy nghĩ sai lầm bởi tắm nước quá nóng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản xuất tinh trùng. Tắm nước nóng gây vô sinh? Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ly, Bệnh viện đa khoa Medlatec, nhiều người lầm tưởng rằng vô sinh...