Con gái 13 tuổi vẫn tè dầm mỗi đêm, đưa con đi khám tôi liền ly hôn chồng ngay lập tức
Nghe con kể, bà mẹ này chỉ biết ôm con khóc nấc vì hối hận.
Mọi đứa trẻ đều xứng đáng được yêu thương. Vậy nhưng, không phải người lớn nào cũng biết điều đó. Đôi khi vì tính khí nóng nảy, hay vì chuyện tình cảm cá nhân không biết phải làm sao đành trút hết lên đầu trẻ con khiến những đứa trẻ đó phải chịu tổn thương tâm lý nặng nề.
Vì chị Trương (Trung Quốc) mang thai trước khi cưới, nên gia đình chồng dù không chấp nhận con dâu cùng đành phải nhận cháu. Cuộc sống khó khăn lại không nhận được sự giúp đỡ từ nhà chồng, chị Trương đành phải để con cho bố và ông bà nội, còn mình lên thành phố đi làm công nhân kiếm tiền gửi về nuôi con.
Tuy nhiên lần nào về nhà thăm, chị Trương cũng nghe mọi người phàn nàn là con gái chị lớn ngần ấy, 13 tuổi rồi mà đêm nào ngủ cũng tè dầm. Ban đầu, chị cho rằng có lẽ tối con đã uống nhiều nước nên mới thế. Song, ngay cả khi con gái bảo tối không hề uống nước và luôn đi vệ sinh trước khi đi ngủ mà tình huống đáng xấu hổ này vẫn không cải thiện đã khiến chị Trương lo lắng.
13 tuổi nhưng con gái chị Trương vẫn tè dầm mỗi đêm khiến chị phải lo lắng (Ảnh minh họa)
Sau đó, chị âm thầm liên hệ với cô giáo của con để tìm hiểu. Bà mẹ bất ngờ khi nghe cô giáo phàn nàn con gái chị là một học sinh rất nhút nhát, lòng tự trọng thấp, lúc nào cũng cúi gầm mặt xuống đất và không bao giờ chơi cùng với bạn nào cả. Cô bé luôn lủi thủi một mình, và chỉ cần bạn nào đó hét to là sẽ rúm người lại sợ hãi. Cô giáo cũng khuyên chị Trương nên quan tâm đến con gái nhiều hơn vì cô lo lắng bé gái có vấn đề về tâm lý.
Video đang HOT
Nghe lời, chị Trương liền xin nghỉ phép về quê ở với con một thời gian. Mặc dù có mẹ ở bên, con gái chị vui vẻ hơn trước, tuy nhiên, tình trạng tè dầm mỗi đêm vẫn tiếp diễn. Cuối cùng, chị Trương đành đưa con đi khám bác sĩ. Kết quả kiểm tra cho thấy cơ thể của bé gái vẫn ổn, không xuất hiện vấn đề gì để có thể trở thành nguyên nhân của bệnh tè dầm. Vì vậy, họ nghi ngờ rằng chứng tè dầm của con gái chị Trương có thể không phải do thể chất mà là do tâm lý.
Trước sự cương quyết của mẹ, cuối cùng con gái chị Trương cũng nói ra sự thật. Hóa ra, những năm tháng sống cùng ông bà nội và bố, bé gái đã phải chịu đựng rất nhiều trận đòn roi từ những người thân này. Họ xem bé như “thùng rác” để trút hết những bực tức, ấm ức của mình, nuôi dạy con trẻ theo quan điểm đòn roi. Đã thế, chồng của chị Trương còn cấm con không được nói cho mẹ biết, nếu không sẽ cho ăn đòn nặng hơn.
“Thương mẹ và cũng sợ bị đánh thêm nên con gái tôi đã im lặng chịu đựng một mình. Sự lo lắng, sợ hãi quá độ do bạo lực gia đình đã khiến tâm lý của cô bé bất ổn, dẫn đến việc không kiểm soát được việc vệ sinh mỗi đêm. Đến lúc này thì tôi chỉ biết ôm con khóc nấc. Sau đó tôi liền đưa con về nhà và lập tức ly hôn chồng” – chị Trương nghẹn ngào nói.
Nghe con gái nói mà chị Trương chỉ biết ôm con khóc nấc (Ảnh minh họa)
Trong cuộc sống, có không ít tình huống trẻ em bị đ.ánh đ.ập h.ành h.ạ bởi chính những người thân trong gia đình. Là cha mẹ, chúng ta phải có trách nhiệm yêu thương và bảo vệ con của mình, phải luôn mang đến cho con một môi trường sống an toàn, một ngôi nhà ấm áp và hạnh phúc.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên dạy con cách bảo vệ bản thân. Khi bị ai đó đánh đập, xỉ vả hãy biết lên tiếng để phản đối, hay nhờ sự trợ giúp từ người khác. Và theo chuyên gia tâm lý, một đứa trẻ sống trong môi trường đầy sự yêu thương dù không có một gia đình trọn vẹn vẫn phát triển tốt hơn một đứa trẻ có đủ bố và mẹ nhưng lại cô đơn trong chính căn nhà của mình.
Nóng giận đổ bát cơm của con vào thùng rác, mẹ vợ nói câu này khiến tôi hối hận
Nhìn cảnh con gái mè nheo, ngậm cơm, còn bà ngoại chạy theo đút từng miếng khiến tôi vô cùng tức giận.
Bà ngoại của các con tôi đã ở cùng gia đình chúng tôi suốt 5 năm qua để giúp đỡ chăm nom các cháu. Là một người con rể, nhiều lúc tôi cũng thương bà vì ngoài 70 tuổi rồi vẫn ngày ngày lo lắng đưa đón, chăm cháu, cho ăn uống như nuôi con mọn.
Vợ chồng tôi thì tối ngày bận rộn công việc, sáng 7h đi làm, chiều về tới nhà khi trời nhá nhem tối. Vợ tôi thường chuẩn bị sẵn các thứ để bà thuận tiện chăm cháu nhưng nhiều ngày cô ấy bận quá nên cũng phó mặc con cho bà. Còn tôi tháng nào cũng đi công tác đôi bận nhưng luôn yên tâm vì ở nhà có vợ và bà ngoại.
Nhiều đồng nghiệp nhìn vào đều cho rằng vợ chồng tôi quá sướng khi gánh nặng nuôi dạy con được bà gánh đỡ phần lớn. Vậy nên đôi khi vợ chồng tôi cũng bàn nhau về việc dành thời gian nhiều hơn cho con để bà đỡ vất vả nhưng rồi đâu lại vào đấy, chúng tôi lại cuốn đi với những lo toan, phấn đấu sự nghiệp, kiếm tiền....
Ảnh minh họa (nguồn: Fatherly)
Hôm vừa rồi, sau 2 tuần đi công tác, tôi trở về nhà đúng lúc cả nhà dọn cơm tối. Không biết có phải vì tôi đi nhiều ngày hay không mà con gái út hơn 3 tuổi tỏ ra lạ lùng, không cả chào bố. Tôi muốn ôm con nhưng con lại đẩy ra khiến tôi chạnh lòng, buồn buồn.
Thế là cảm xúc dẫn dắt từ chuyện này sang chuyện khác, lúc thấy bà chạy theo đút cơm cho con, tôi giận dữ bắt con phải tự xúc ăn. Tôi quát lớn khiến ai nấy giật mình: "Bố đã bảo con phải tự xúc cơ mà. Ngồi yên một chỗ! Bà không cho nó ăn như thế nữa!".
Con bé con thấy bố giận thì chỉ biết òa ra khóc, miếng cơm ngậm trong miệng rơi ra đất lả tả. Vợ tôi thấy tình hình căng thẳng thì len lén đứng dậy dắt con sang phòng khác và bưng theo bát cơm ăn dở.
Tuy nhiên, nhìn cảnh ấy tôi càng điên tiết không muốn cho con ăn nữa. Tôi buông bát buông đũa, đứng lên giằng bát cơm trong tay vợ rồi đổ thẳng vào thùng rác. Tôi còn mắng vợ không biết dạy con tự lập, chiều hư con...
Không khí gia đình nặng như chì, tôi bỏ ra ngoài, để lại vợ con muốn làm gì thì làm. 30 phút đi dạo cũng khiến tôi bình tĩnh lại và vẫn thấy mình nghiêm khắc với con là đúng.
Lúc tôi trở về lại thấy vợ đang cho con ăn bát khác nên cơn bực mình quay lại. Lần này, tôi không nói thêm gì, định bỏ vào phòng ngủ thì bà ngoại gọi quay lại.
Bà nói rằng bà bỏ nhà cửa ở quê để sống ở đây từng ấy năm là vì con vì cháu. Mặc dù bà rất ngại làm phật ý con rể nhưng hôm nay bà phải cho tôi thấy cái sai của người làm bố. Bà bảo rằng tôi đã giận quá mất khôn khi giằng bát cơm của con, dạy con không thiếu gì cách, đó là hành động không có tính giáo dục, con bé sẽ chẳng học được gì ngoài sự cục cằn, thô lỗ. Hơn nữa, nếu bà là người khái tính thì hành động vô lễ vừa rồi của tôi đủ để bà xách túi về quê luôn rồi.
Bà cũng kể cho tôi nghe về những điều tự lập mà con gái đã có thể làm được. Con đã tự xúc ăn nhiều ngày rồi, chỉ là hai hôm nay con ốm, bỏ ăn nên bà mới dỗ dành hơn.
Nghe những lời bà nói mà tôi thấy hối hận quá. Tôi đã xin lỗi bà và vợ con ngay lập tức. Để sửa sai, mấy hôm nay tôi đã cố thu xếp công việc để về sớm hơn chơi với con, mong rằng con sẽ gần gũi và nghe lời bố hơn.
Ngã ngửa khi biết chồng không thích về nhà ngoại vì lý do này Chồng rất ít khi về quê thăm bố mẹ tôi, thậm chí nhà có việc như giỗ chạp hay cưới xin họ hàng, anh cũng không tham gia. Chồng tôi là chủ thầu xây dựng nên phải đi công tác thường xuyên theo công trình, còn tôi thì làm kinh doanh tự do. Khi tôi mang thai bé thứ hai, chúng tôi quyết...