Con đường từ nghị sĩ tới tổng thống Mỹ của Obama
Từ nghị sĩ bang Illinois năm 1997, ông Obama trở thành thượng nghị sĩ Mỹ năm 2004 và là tổng thống Mỹ gốc Phi đầu tiên trong lịch sử đất nước.
Nghị sĩ Chicago Barack Obama trong một phiên họp ngày 31/5/2002 ở Springfield, thủ phủ bang Illnois.
Ông Obama cùng vợ và hai con gái nhỏ trong khách sạn Hyatt ở Chicago, tuyên bố ứng cử vào thượng viện Mỹ hôm 16/3/2004.
Ứng viên thượng nghị sĩ Mỹ cùng vợ và hàng trăm người ủng hộ trong lễ diễu hành Bud Billiken, lễ diễu hành của người Mỹ gốc Phi lớn nhất nước, tại phía nam thành phố Chicago hôm 14/8/2004.
Video đang HOT
Ông Obama chụp ảnh bên tờ rơi tranh cử thượng nghị sĩ Mỹ. Ông là thành viên thượng viện bang Illinois từ tháng 1/1997 đến tháng 11/2004.
Tháng 10/2004, ông Obama trở thành thượng nghị sĩ Mỹ với 70% số phiếu ủng hộ, trở thành thượng nghị sĩ gốc Phi thứ 5 trong lịch sử Mỹ.
Thượng nghị sĩ Mỹ Obama hôn con gái Sasha, 3 tuổi, đứng bên cạnh là Malia, 6 tuổi, lúc dùng bữa trưa trong văn phòng tạm thời ở tòa nhà quốc hội Capitol, thủ đô Washington, hôm 4/1/2005.
Văn phòng nằm trong tầng hầm, không có cửa sổ, dưới tòa nhà Thượng viện.
Ông Obama nhảy với một phụ nữ chăm sóc trẻ mồ côi trong trại trẻ ông viện trợ ở Siaya, Kenya hôm 26/8/2006.
Thượng nghị sĩ Obama vẫy tay chào sau khi phát biểu tuyên bố tham gia ứng cử tổng thống Mỹ tại Old State Capitol, tòa văn phòng chính phủ ở Springfield, Illinois hôm 10/2/2007.
Ứng viên tổng thống Mỹ đảng Dân chủ Obama với lên bắt tay sinh viên và người ủng hộ tại trường trung học Concord ở Concord, thủ phủ bang New Hampshire hôm 4/1/2008.
Tổng thống đắc cử Obama cùng vợ và hai con gái vẫy tay chào người ủng hộ sau khi ông Obama phát biểu diễn văn chiến thắng hôm 4/11/2008 ở công viên Grant, Chicago.
Hồng Hạnh
Ảnh: Chicago Tribune
Theo VNE
Obama sẽ là tổng thống Mỹ đầu tiên phát biểu chia tay tại quê nhà
Barack Obama sẽ phá lệ khi phát biểu chia tay ở thành phố quê nhà Chicago, bang Illinois, thay vì tại Nhà Trắng theo truyền thống của các đời tổng thống Mỹ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một bài phát biểu năm 2011 tại Nhà Trắng. Ảnh: AP
Dù truyền thống phát biểu chia tay của các đời tổng thống Mỹ có từ thời George Washington (1796), đây là lần đầu tiên một tổng thống trở về quê nhà để phát biểu, ABC11 dẫn lời Jen Psaki, phát ngôn viên Nhà Trắng, hôm 9/10 cho biết. "Đó không phải chỉ là nơi ông lập gia đình, đó là nơi ông khởi đầu với tư cách một người tổ chức cộng đồng", Psaki nói.
Bà cho biết khi nhân viên Nhà Trắng đề xuất về bài phát biểu chia tay với ông Obama cách đây 6 - 8 tháng, một trong những câu hỏi đầu tiên của ông là có nhất thiết phải thực hiện tại Nhà Trắng hay không. "Chicago là một nơi tự nhiên với ông, không chỉ bởi đó là quê nhà của ông, mà đó còn là nơi ông khởi đầu nghiệp chính trị".
Obama sẽ phát biểu chia tay tối 10/1 (sáng 11/1 theo giờ Hà Nội) tại trung tâm hội nghị McCormick Place, Chicago. Hàng nghìn người cuối tuần trước xếp hàng trong tiết trời 3 độ C để nhận vé miễn phí dự sự kiện. Bài phát biểu cũng được truyền hình trực tiếp.
Theo các trợ lý, Obama đang tự viết gần như toàn bộ bài diễn văn. Ông dự kiến không đề cập nhiều đến những thành tựu đạt được trên cương vị tổng thống, mà tập trung vào việc "truyền đuốc" cho thế hệ lãnh đạo mới, những người có thể dựa trên thành tựu của ông để xây dựng, đưa đất nước tiến lên phía trước.
Trọng Giáp
Theo VNE
'Cháy' vé xem bài phát biểu cuối cùng của Tổng thống Obama Hàng nghìn người bất chấp giá lạnh 3 độ C, xếp hàng để nhận vé dự bài phát biểu cuối cùng của Obama với tư cách tổng thống. Việc phát vé miễn phí bắt đầu lúc 8h sáng 7/1 tại trung tâm hội nghị McCormick Place, thành phố Chicago, bang Illinois. Mỗi người được phát một vé. Ông Obama sẽ có bài phát...