Con đường trở thành tỷ phú trước 30 tuổi của chàng sinh viên bỏ đại học danh giá
Trước khi trở thành tỷ phú ở tuổi 29, Ryan Breslow đã có quyết định mang tính bước ngoặt khi thôi học tại Đại học Stanford, Mỹ.
Nhiều người trở thành tỷ phú USD ở tuổi đôi mươi nhờ tài năng, hoặc đơn giản là kế thừa tài sản của gia đình. Tuy nhiên việc nắm trong tay khối tài sản lớn vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức không nhỏ đối với họ. Dưới đây là chân dung những tỷ phú trẻ tuổi sở hữu khối tài sản “khủng”.
Sinh năm 1994 tại bang Florida, Breslow hiện là một trong những người giàu nhất thế giới dưới 30 tuổi, và là một trong những tỷ phú tự thân trẻ tuổi nhất theo bình chọn của tạp chí Forbes.
Từng theo học chuyên ngành khoa học máy tính tại Đại học Stanford, nhưng chàng sinh viên đã quyết định bỏ học để khởi nghiệp với công ty thanh toán Bolt tại San Francisco vào tháng 1/2014.
Hoạt động tích cực trong lĩnh vực kinh doanh, Breslow đã thành lập 4 công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau gồm Bolt, Eco, The Movement và Love. Đáng nói, nam tỷ phú còn khởi xướng chế độ làm việc 4 ngày/tuần cho 700 nhân viên của mình vào đầu năm 2022. Nhiều doanh nghiệp trên khắp thế giới đã áp dụng mô hình này, và ghi nhận năng suất cũng như sự hài lòng của nhân viên đều tăng cao.
Video đang HOT
Nổi tiếng nhất trong hoạt động kinh doanh của tỷ phú trẻ là Bolt, công ty công nghệ tài chính được thiết kế phần mềm giúp đơn giản hoá quá trình thanh toán chỉ bằng 1 cú click chuột. Song vào tháng 1/2022, Breslow đã từ chức CEO tại Bolt, nhưng hiện vẫn giữa chức Chủ tịch của công ty.
Vào năm 2018, tỷ phú Breslow còn là nhà đồng sáng lập Eco, nền tảng tiền điện tử kỹ thuật số toàn cầu để sử dụng làm công cụ thanh toán cho các giao dịch hàng ngày.
Sau đó, Breslow đã thành lập The Movement sau khi tham gia các lớp học khiêu vũ để giảm căng thẳng trong quá trình điều hành Bolt. Theo nam tỷ phú, khiêu vũ có thể giúp mọi người thư giãn nên anh đã thành lập công ty phi lợi nhuận chuyên cung cấp các lớp học khiêu vũ miễn phí ở San Francisco. Công ty còn tiếp tục mở rộng đến Los Angeles và New York. Ngoài khiêu vũ, Breslow còn yêu thích yoga, và thiền.
Breslow còn thành lập công ty khởi nghiệp chăm sóc sức khỏe giai đoạn đầu Love vào năm 2022.
Trong danh sách tỷ phú năm 2022 của Forbes, Breslow được xếp ở vị trí 2.405 với khối tài sản trị giá 1,1 tỷ USD. Còn theo danh sách những tỷ phú trẻ nhất thế giới của Forbes vào năm 2023, tỷ phú (29 tuổi) đứng vị trí thứ 9.
Đáng nói, giá trị của Bolt là khoảng 5 tỷ USD vào năm 2023, giảm so với mức 1,1 tỷ USD vào tháng 1/2022.
Nổi tiếng với tài năng và sự giàu có, nhưng Breslow lại sống khép kín trước truyền thông. Những thông tin về gia đình, tình trạng kết hôn của nam tỷ phú vẫn là điều bí ẩn.
Bác sĩ giải thích lý do luôn bỏ giày dép ở ngoài cửa
Sau khi tốt nghiệp ngành y, bác sĩ người Mỹ bắt đầu để giày bên ngoài vì lo lắng mang vi trùng có hại về nhà, lây lan mầm bệnh cho con nhỏ.
Bỏ giày dép ở cửa trước khi bước vào nhà là thói quen ở châu Á nhưng không phổ biến ở các nước Âu Mỹ. Mới đây, một bác sĩ Mỹ đã cảnh báo rằng tốt nhất bạn nên để giày ngoài cửa để tránh một số nguy cơ gây hại cho sức khỏe, bao gồm cả nhiễm trùng đường ruột.
Tiến sĩ Saurabh Sethi là bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa được đào tạo tại Đại học Harvard và Đại học Stanford (Mỹ). Anh bắt đầu để giày ngoài cửa sau khi trở thành bác sĩ vì "lo lắng mang vi trùng có hại từ bệnh viện, phòng khám và trung tâm phẫu thuật về nhà mình". Vị bác sĩ này đã lấy vợ và có con nhỏ.
Bỏ giày dép ngoài cửa là thói quen tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Houseofwellness
Tiến sĩ Sethi đã làm bác sĩ được 20 năm, có phòng khám chuyên khoa tiêu hóa riêng ở Fremont, California. Anh chia sẻ trên tài khoản Instagram của mình: "Là một bác sĩ, tôi tuân thủ nghiêm ngặt thói quen không mang giày vào trong nhà. Lý do là giày có thể chứa nhiều chất độc, bao gồm thuốc trừ sâu, hóa chất, virus, vi khuẩn và kim loại nặng như chì".
Theo Newsweek, dữ liệu tổng hợp của Viện Nghiên cứu Công nghiệp Vệ sinh Mỹ công bố ghi nhận "một lượng lớn vi khuẩn" ở cả đế và bên trong giày. Tiến sĩ Charles Gerba, nhà vi trùng học và giảng viên Đại học Arizona, đã tìm thấy trung bình 421.000 đơn vị vi khuẩn ở bên ngoài giày và hơn 2.800 đơn vị ở bên trong.
Tiến sĩ Gerba cho biết: "Phổ biến nhất (chiếm tới 96%) là vi khuẩn coliform và E. coli ở bên ngoài giày cho thấy sự tiếp xúc thường xuyên với phân, có thể từ sàn phòng vệ sinh hoặc tiếp xúc với phân động vật ngoài trời".
E. coli là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột nghiêm trọng và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Mang giày vào nhà gây nguy cơ đặc biệt đối với những hộ gia đình có trẻ biết bò, có thói quen cho mọi thứ vào miệng. "Để tránh những nguy cơ này và giữ gìn sức khỏe cho các thành viên, tôi khuyến khích mọi người nên cởi giày trước khi vào nhà bạn hoặc bất kỳ nơi cư trú nào", Tiến sĩ Sethi nói trong clip.
Đối với những người không thể hoặc không muốn cởi giày, sử dụng bọc giày dùng một lần là một lựa chọn để giảm thiểu việc truyền chất ô nhiễm. Tiến sĩ Sethi cho biết: "Lớp bọc tạo ra một rào cản giữa giày và các bề mặt trong nhà, giảm nguy cơ lây lan bụi bẩn và chất gây ô nhiễm. Thường xuyên vệ sinh sàn và các bề mặt là một biện pháp vệ sinh tốt".
Nhà khóa học 'xúi' ChatGPT hủy diệt thế giới, kết quả ra sao? Nhà đồng sáng lập Google Brain và giáo sư Đại học Stanford (Mỹ) Andrew Ng cho hay ông đã tìm cách 'dụ dỗ' ChatGPT tìm cách hủy diệt nhân loại, nhưng 'vui mừng báo cáo' rằng kịch bản này đã không thể kích hoạt. Giáo sư Đại học Stanford Andrew Ng. Ảnh AFP/GETTY "Để thử nghiệm tính năng an toàn của các mô...