Con đường tre mạo hiểm dài hơn 100m trên sông ở Lạng Sơn
Để tới trường, tới chợ phiên phía bên kia sông Kỳ Cùng ( Lạng Sơn), người dân thôn Xuân Lũng phải vượt qua cây cầu tạm được kết từ 17 bè tre.
Cầu tạm kết bằng bè tre bắc qua sông Kỳ Cùng nối thôn Xuân Lũng (xã Bình Trung, Cao Lộc) với thôn Nà Lốc (xã Khánh Khê, Văn Quan). Đây là con đường độc đạo để 320 người thôn Xuân Lũng kết nối với thế giới bên ngoài. Chiếc cầu mới sử dụng được hai năm, trước kia để qua sông người dân phải chèo bè.
Cầu kết bằng 17 bè tre dài hơn 100 m do mỗi gia đình đóng góp một cây tre, tiền và ngày công lao động. Dây cáp nối và neo bè được người dân xin lại đồ phế thải của công ty viễn thông. Tuổi thọ cầu chỉ 6 tháng.
“Để làm nhà, người dân chờ tới mùa khô (tháng 9 âm lịch) rồi chuyển dần gạch, cát qua sông. Nhà có sản phụ nếu biết sớm thì lên viện nằm, không ít lần phải cho nằm võng rồi hai người khiêng lên bè chèo qua sông”, ông Vi Văn Thưởng, trưởng thôn Xuân Lũng cho biết.
An toàn của người dân phụ thuộc vào chiếc dây sắt hoen gỉ buộc giữa các mấu nối từng chiếc bè và hai đầu cầu.
“Mỗi ngày em đi qua cầu này ít nhất hai lần, hôm nào học cả ngày thì bốn lần. Nhiều lần em ngã rơi xuống sông suýt chết đuối. Em sợ nước lắm, giờ vẫn chưa biết bơi và luôn phải mặc áo phao khi qua cầu”, Vy Thị Kết ở thôn Xuân Lũng nói.
Video đang HOT
Trưởng thôn Vi Văn Thưởng đưa con đi học. Ông cho biết, thôn có 67 gia đình sinh sống nhiều đời. Hai bờ sông cách nhau 140 m, mực nước sâu từ 6 đến 20 m. Mùa khô nước rút, hàng trăm người dân tập trung nối bè mảng thành cây cầu để đi qua. Mùa mưa lũ cầu đứt, dây trôi đi thì người dân tự làm bè mảng.
Việc đi học của học sinh thường bị gián đoạn do phụ thuộc vào thời tiết. Trước kia thôn Xuân Lũng có một điểm trường, nhưng hàng năm số lượng học sinh ít đi, mỗi lớp chỉ 3-4 em học ghép. Sau đó, chính quyền không mở lớp tại thôn, học sinh phải vượt sông đi học trái tuyến ở huyện Văn Quan, ông Đàm Văn Hải, Bí thư xã Bình Trung, thông tin.
Mùa khô các cháu tự đi học, mùa mưa nước cao phải có sự đưa đón của bố mẹ. Mỗi gia đình thường sắm hai chiếc bè tre (mỗi chiếc từ 700.000 đồng) để tiện đi lại. Một chiếc cho trẻ đi học và một chiếc để người lớn đi làm.
Vẻ lo lắng hiện rõ trên khuôn mặt của cậu học trò.
Theo thống kê của xã Bình Trung, 10 năm qua có 7 trường hợp chết đuối khi qua cầu, ít nhất 6 trường hợp đuối nước may mắn cứu được, hàng ngày thường xuyên có người dân sảy chân ngã.
Chiếc bè ghép bằng 10 cây tre có chiều ngang chưa đến một mét nên hai người đi ngược chiều là phải nhường nhau. “Khi nào có việc cưới hỏi, ma chay là chiếc cầu trở nên quá tải. Không ít lần để qua cầu phải chờ hàng tiếng”, anh Khiêm, người dân trong thôn nói.
Thôn Xuân Lũng nằm tựa lưng vào núi, hầu hết là đồng bào dân tộc Nùng. Những ngày chợ phiên, hoặc thời điểm thu hoạch nông sản, chiếc cầu tre trở nên quá tải.
Theo Ngọc Thành (VnExpress)
Cây trám "đẻ ra tiền" được "đại gia" Trung Quốc đặt mua liền 10 năm
Sở dĩ cây trám được cho rằng "đẻ ra tiền" bởi đây là cây duy nhất trong vùng được thương lái Trung Quốc lùng mua và đặt cọc mua quả trong thời gian 10 năm liền với giá 200.000/kg quả, cao gấp 4 - 5 lần so với cây cùng loại.
Chủ nhân của cây trám đặc biệt này chính là ông Hứa Văn Độ ở xóm Phai Kéo, bản Phai Lừa, xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan (Lạng Sơn).
Dẫn chúng tôi đến gốc trám cổ thụ nằm nép bên sườn đồi cao, ông Độ cho biết: "Cây trám đen của gia đình tôi đã được trồng từ cách đây 70 - 80 năm. Hồi còn nhỏ, tôi đã trông thấy cây trám to như thân người và vươn cao hàng chục mét".
Nhìn bề ngoài, cây trám đen to bằng gần bằng 2 người ôm, cao chừng 20m và có tán xuê. Mỗi năm thu quả gia đình ông Độ phải thuê người trèo.
Theo ông Độ, nếu để ý kỹ bên ngoài sẽ thấy cây trám này có khác biệt hơn so với các cây trám khác trong vườn. "Thân của nó có màu sáng hơn, thẳng và trơn mượt hơn những cây khác. Những cây bên cạnh có thân sần sùi và cành lá sum suê hơn. Quả trám hơi tròn, có độ dài từ 1,5 - 2cm, trong khi hạt của cây này có hình trụ, tròn đều thì quả của những cây khác dài hơn, hạt "gầy" hơn và nhăn", ông Độ cho biết thêm.
Cây trám có thân mượt, khó trèo, cành lá sum xuê và cao gần 20m.
Ngồi nghỉ dưới gốc cây ông Độ kể lại: "Mùa trám năm 2013, tự nhiên nhiều thương lái người Trung Quốc vào bản lùng mua trám. Nhưng đến vườn nào họ cũng không ưng. Đến khi lên đến vườn nhà tôi thì họ dừng lại dưới gốc cây trám đặc biệt này, xem xét kỹ, kiểm tra cây, lá, quả, hạt".
Thương lái Trung Quốc thu mua quả này với giá 200.000/kg trong vòng 10 năm.
"Khi phát hiện cây trám của gia đình tôi, họ đo kích thước quả, rồi bóc vỏ ra tiếp tục đo kích thước hạt. Khi đo xong thấy ai nấy đều gật gù vẻ ưng ý rồi họ ngỏ ý mua trám. Công việc đàm phán diễn ra nhanh chóng. Họ nói mua quả của cây trám này trong vòng ít nhất 10 năm với giá cố định 200.000/kg quả, đồng thời đặt cọc hẳn 10 triệu trước để làm tin. Từ đó đến nay mỗi năm dù có năm mất mùa chỉ được vài cân họ cũng lặn lội sang thu mua".
Chuyện thương lái Trung Quốc sau khi khảo sát cả vùng Văn Quan và chỉ mua mỗi cây trám của gia đình ông Độ khiến cho nhiều trong vùng người tò mò. "Tôi cũng có hỏi dò họ là mua về làm gì, thì họ nói mua về tách lấy hạt để làm đồ trang sức. Cũng chẳng biết chắc chắn mục đích thu mua của họ, dù ít dù nhiều năm nào họ cũng sang thu quả cây trám này. Năm mất mùa có khi cây trám chỉ cho 1 - 2kg hạt nhưng họ vẫn lấy hết, năm nhiều thì 1,2 tạ. Họ dặn tôi không được lén mang đi bán ở ngoài. Vì trước đó do mưa bão, quả rụng lúc chưa chín hẳn, xót của tôi có nhặt mang ra chợ bán thì vài ngày sau họ điện lại bảo gom lại cho họ, không được mang ra chợ bán", chủ nhân của cây trám kể lại.
Nhiều người thấy cây trám "đẻ ra tiền" nên cũng đến nhà ông Độ để xin mua cành mang về ghép nhưng rất khó thành công.
Quả của cây trám này bán được giá thỏa thuận là 200.000/kg. Trong khi đó, giá trám thường chỉ bán được ở trong tỉnh với giá 30.000 - 40.000đ/kg, có năm được mùa giá trám thường giảm xuống còn 20.000 - 25.000đ/kg.
Cây con được ông Độ lấy cành ghép cao lớn mặc dù ông mới trồng chưa lâu.
Ông Độ cho biết: "Đã có nhiều người vào trả sẽ thu mua 400.000 - 500.000/kg nhưng tôi cũng không bán vì hợp đồng thỏa thuận với thương lái Trung Quốc kéo dài 10 năm, đến năm 2023. Họ cũng đã đặt cọc 10 triệu để thu mua cây trám của gia đình trong 10 năm. Mỗi vụ thu mua họ không trừ dần số tiền đó mà hào phóng cho luôn tiền cọc, miễn là gia đình ông không được bán ra ngoài, kể cả quả rơi do mưa bão vẫn phải giữ lại cho họ".
Theo Danviet
Trai tráng Lạng Sơn đua sức tại Hội thi Phài Lừa Sự hấp dẫn, kịch tính tại Hội thi Phài Lừa trên con sông Kỳ Cùng chảy qua TP.Lạng Sơn thu hút đông đảo du khách và người dân tham gia cổ vũ. Đây là một lễ hội độc đáo hội tụ đầy đủ các yếu tố truyền thuyết, tín ngưỡng văn hóa và thể hiện tinh thần thể thao, thượng võ. Hội Phài...