Con đường thành tỷ phú của nữ bồi bàn chỉ hết tiểu học
Là con gái một gia đình nghèo, chỉ học hết tiểu học, Dương Lệ Quyên, sinh năm 1978 đã vươn lên trở thành CEO của Halidao và vào danh sách những tỷ phú giàu nhất Trung Quốc.
Bà Dương Lệ Quyên hiện là Giám đốc điều hành của chuỗi lẩu Haidilao nổi tiếng thế giới. Ảnh: 163.com
Sự nghiệp của Dương Lệ Quyên bắt đầu khi cô 13 tuổi, hai anh trai làm ăn thất bại, kinh tế gia đình rơi vào cảnh túng quẫn. Cô bỏ học, lên thành phố làm phục vụ quán ăn.
Những ngày làm thuê, Dương siêng năng, nhanh nhẹn và hiếm khi mắc lỗi nên dù lương bồi bàn khoảng 80 tệ, nhưng Dương có thể nhận 120 tệ mỗi tháng. “Thực ra khi đó tôi suy nghĩ làm gì cũng phải chăm chỉ và hết mình, dù chưa biết tương lai thế nào”, cô kể.
Ở chỗ làm, cô Dương bất ngờ gặp và làm quen được với Trương Dũng, ông chủ của một nhà hàng lẩu có tên Halidao. Khi đó, Trương là khách hàng thường đến quán và rất ấn tượng với cô phục vụ thông minh và cần cù.
Một lần, Trương hỏi cô: “Cô muốn làm việc trong nhà hàng lẩu của tôi không? Lương sẽ cao hơn ở đây”. Dương Lệ Quyên từ chối vì ông chủ hiện tại đối xử rất tốt với cô.
Vài năm sau, ông chủ nhà hàng chuyển sang tỉnh khác. Gia đình Dương không muốn cô đi xa nên đành nghỉ việc. Lúc này cô gái 20 tuổi bỗng nhớ tới ông chủ Trương Dũng. Cô xin gặp và ngay hôm sau trở thành nhân viên phục vụ của Haidilao.
Tại nơi làm việc mới, tốc độ quy trình công việc rất nhanh. Nhân viên phục vụ cần chăm sóc khách hàng, không để họ phải đụng tay vào việc gì. Với sự thông minh và thích nghi tốt, cô Dương luôn hoàn thành xuất sắc công việc.
Video đang HOT
Ngoài giờ làm việc, Dương cố gắng học thêm các kiến thức khác, như thi bằng lái xe, học cách sử dụng máy tính… Cô thường đến nhà sách để “đọc chùa”, tiết kiệm tiền mua máy tính và đăng ký vào các lớp đào tạo ngắn ngày. Dương nhận thức rằng, bản thân chỉ học hết tiểu học nên phải nỗ lực hơn người bình thường.
“Điều may mắn của tôi là có một người chủ thực sự tốt”, Dương Lệ Quyên nói.
Trương Dũng đã dạy cho Dương và các nhân viên khác thói quen ghi nhật ký, những việc làm được và chưa làm được để cửa hàng tiếp tục phát triển. Có lần gia đình cô cần gấp tiền trả nợ, Trương Dũng hào phóng giúp đỡ. Từ lần đó, cô gái trẻ càng quyết tâm làm việc chăm chỉ để đền đáp ông chủ.
Dương Lệ Quyên và ông chủ của chuỗi lẩu Haidilao Trương Dũng tại buổi niêm yết cổ phiếu của công ty, năm 2018. Ảnh: 163.com
Năm 1998 là bước ngoặt trong sự nghiệp của Dương Lệ Quyên, khi Haidilao mở chi nhánh thứ hai ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Lúc này, Trương Dũng bổ nhiệm Dương vào vị trí quản lý cửa hàng mới.
Đến một thành phố mới, cuộc sống còn xa lạ, việc điều hành cửa hàng gặp nhiều khó khăn. Dương cùng nhân viên dán quảng cáo khắp các con đường, đi phát tờ rơi… Do làm trái quy định, giấy phép kinh doanh bị thu hồi. Trong tình thế nguy cấp đó, Dương không hoảng loạn mà tìm đến nói chuyện chân thành với chính quyền về khó khăn của cửa hàng. Cuối cùng cũng lấy lại được giấy phép kinh doanh mà không tốn một xu.
“Đừng hoảng sợ vào những thời điểm quan trọng”, là nguyên tắc làm việc của Dương Lệ Quyên khi trở thành quản lý.
Lần khác, ba khách hàng say xỉn gây ồn ào trong quán, thậm chí còn đánh hai nữ nhân viên. Vì bị bảo vệ can ngăn, nhóm người này sau đó đã kéo thêm hơn 60 người khác tay lăm lăm gậy gộc đến cửa hàng, đòi bồi thường 50.000 tệ. Lúc này, Dương là người đầu tiên xông lên phía trước, đồng thời kêu gọi nhân viên trong quán đối đầu với nhóm khách hung hãn. Trước sự cứng rẵn của nữ quản lý, đám người kia không dám manh động cho đến khi cảnh sát tới, dẹp đám đông hỗn loạn.
Nói về sự vụ này, Dương Lệ Quyên từng nói: “Thực ra lúc đó tôi quên cả sợ hãi. Điều quan trọng nhất khi đó là làm sao phải giữ được cửa hàng, không để họ đập phá gây ảnh hưởng xấu”.
Năm 2012, mở ra một bước đột phá khác trong sự nghiệp của Dương Lệ Quyên. Ở tuổi 34, cô bắt đầu phụ trách toàn bộ chuỗi nhà hàng Haidilao và cũng là năm chuỗi lẩu này bắt đầu hoạt động ở nước ngoài. Từ Singapore đến Mỹ, Haidilao ngày càng lớn mạnh.
Tháng 9 năm 2018, Haidilao niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán, tài sản ròng của vợ chồng Trương Dũng tăng lên 60 tỷ tệ (hơn 200.000 tỷ đồng), lọt top 50 người giàu nhất Trung Quốc. Là nhân viên đắc lực, Dương Lệ Quyên cũng sở hữu 30 tỷ tệ (hơn 100.000 tỷ đồng).
Hiện tại, Dương Lệ Quyên là giám đốc điều hành của Haidilao và cô đã “biến” cuộc đời mình thành câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng cho giới trẻ Trung Quốc.
Từ một cô gái nông thôn không bằng cấp, sau bao năm khổ luyện trở thành phụ nữ giàu có, Dương Lệ Quyên đã minh chứng cho câu nói: “Nỗ lực không bao giờ là uổng phí!”
Trung Quốc giảm bài tập hè để chống cận thị cho trẻ
Mới đây, Bộ Giáo dục Trung Quốc yêu cầu các cơ sở giáo dục giảm giờ thi, hạn chế giao bài tập hè và tăng giờ chơi cho học sinh để hạn chế tình trạng cận thị ở tuổi vị thành niên.
Chính sách này là một phần trong dự án Hành động tươi sáng, đây là kế hoạch kéo dài 5 năm nhằm bảo vệ thị lực cho học sinh tại Trung Quốc, theo Sixth Tone.
Qua đó, vào ngày 11/5, các trường học được yêu cầu giảm bớt bài thi học kỳ cho học sinh lớp 1 và lớp 2. Mỗi em sẽ được trang bị thêm một tệp điện tử để theo dõi thị lực thường xuyên.
Một lớp học 40 học sinh ở Trung Quốc có 12 em bị cận thị. Ảnh: Sixth Tone.
Ngoài ra, học sinh các cấp sẽ được giảm bớt bài tập trong kỳ nghỉ hè và kỳ nghỉ đông. Thay vào đó, các em được giao bài tập liên quan thể thao. Đây cũng là nội dung nằm trong dự án của Chính phủ Trung Quốc để hạn chế tỷ lệ trẻ vị thành niên mắc bệnh béo phì và cận thị.
Số liệu thống kê năm 2018 cho thấy cận thị ảnh hưởng đến cuộc sống của 14.5% trẻ em dưới 6 tuổi, 36% học sinh tiểu học, 71.6% học sinh trung học cơ sở và 81% học sinh trung học.
Mục tiêu của Bộ Giáo dục Trung Quốc là đảm bảo thị lực của học sinh không bị suy giảm. Dự kiến, nếu kế hoạch vận hành tốt, đến năm 2030, tỷ lệ cận thị ở trẻ em dưới 6 tuổi là dưới 3%, ở học sinh THPT là dưới 70%.
Ông Gao, giáo viên tiểu học ở Thượng Hải (Trung Quốc), cho biết 12 trong số 40 học sinh lớp ông bị cận thị.
"Đây không phải tỷ lệ thấp vì các em chỉ mới lên tiểu học", thầy giáo nói với Sixth Tone .
Để hạn chế tình trạng này, nhà trường tổ chức các hoạt động ngoài trời thường xuyên. Nếu trời không mưa, trẻ sẽ chạy bộ 2 km vào mỗi buổi sáng. Sau bữa trưa, các em sẽ được giáo viên dẫn đi dạo quanh khuôn viên trường.
Hoạt động trên được nhiều phụ huynh ủng hộ. Họ cho rằng con cái khỏe mạnh về thể chất và tinh thần là mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ hiện nay. Tuy nhiên, nhiều gia đình ở các khu vực trung tâm thành phố lại lo lắng con cái không được trải nghiệm những hoạt động này do không gian hạn chế.
"Không gian ngoài trời nơi con tôi học rất hạn chế, vì thế học sinh chỉ có thể thay phiên nhau học thể dục, vận động ngoài trời", Wang Lin, mẹ của một học sinh lớp 4, tâm sự.
"Hiện tại con tôi chỉ có 3 buổi học ngoài trời mỗi tuần, thời lượng không đủ để các con rèn sức khỏe", nữ phụ huynh thông tin.
Singapore: Đề xuất phương pháp giảm thiểu tình trạng bắt nạt học đường Bắt nạt học đường là vấn đề nóng tại Singapore trong những tháng gần đây. Trong đó, một học sinh 14 tuổi đã cố gắng tự tử sau khi bị bạn cùng trường bắt nạt. Sự hỗ trợ từ bè bạn giúp giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường. Em này đã viết đơn kêu gọi Thủ tướng Lý Hiển Long giải...