Con đường mang “lời nguyền chia tay” bí ẩn ở Hàn Quốc
Hàn Quốc được biết đến là xứ sở của những bộ phim ngôn tình lãng mạn và là điểm đến thiên đường cho các cặp đôi. Kể cả con đường Deoksu, nơi bị ám ảnh bởi “ lời nguyền chia tay”, cặp đôi nào cùng nhau đi trên con đường này đều sẽ chia một cách khó hiểu. Các cặp đôi vẫn bất chấp chuyện về lời nguyền đó để đến đây tản bộ trên con đường lát đá cổ kính với hàng cây.
Con đường sạch sẽ đến bất ngờ
Đường Deoksu là một trong những con đường nổi tiếng xinh đẹp ở thủ đô Seoul không chỉ bởi không gian đẹp mà còn bởi câu chuyện bí ẩn đằng sau đó. Người ta đồn rằng, con đường này bị ám ảnh bởi lời nguyền chia tay, cặp đôi nào hạnh phúc mà cũng nhau đi trên con đường này sẽ chia tay một cách khó hiểu.
Điểm tản bộ lý tưởng cho người dân và du khách
Đường được lát đá cổ kính, có 2 hàng cây rợp bóng bên đường. Con đường đẹp nhất vào mùa thu khi 2 hàng cây chuyển màu vàng đỏ, rực cả một góc trời. Đây cũng là thơi gian mà con đường Deoksu luôn tấp nập du khách tới tham quan, tản bộ. Không chỉ có không gian, cảnh quan đẹp mà đường Deoksu còn là nơi có nhiều di tích văn hóa và bảo tàng cho du khách ghé thăm.
Hoạt động nghệ thuật thú vị diễn ra trên đường
Chính vì vậy mà dù mang trong mình câu chuyện về lời nguyền chia tay, nhưng con đường Deoksu vẫn luôn hấp dẫn các cặp đôi tới tham quan. Các cặp đôi vẫn cùng nắm tay nhau tản bộ chụp ảnh trên con đường xinh đẹp này, bất chấp lời nguyền có thật hay không.
Con đường mang vẻ đẹp cổ kính
Deoksu tên đầy đủ là Deoksugung Doldam-gil, đường dẫn vào Cung điện Deoksu, một trong năm cung điện hoàng gia được bảo tồn của thành phố Seoul. Đường Deoksu có độ dài khoảng 900m kéo dài từ cung điện Deoksu tới nhà hát Jeongdong. Cuối con đường này từng là trụ sở chính Tòa án nhân dân tối cao của Hàn Quốc. Nơi mà các cặp vợ chồng sẽ nộp đơn xin ly hôn. Đó cũng chính là nguồn gốc của câu chuyện “lời nguyền chia tay”.
Con đường đẹp nhất vào mùa thu khi hàng cây thay màu lá
Mặc dù ngày nay tòa án đã được dời đi nơi khác, nhưng câu chuyện về lời nguyền chia tay vẫn được lưu truyền cho tới ngày nay. Nhưng không vì thế mà con đường vắng vẻ mà ngược lại còn rất đông đúc. Các cặp đôi dường như cũng không bị câu chuyện lời nguyền mà ảnh hưởng. Họ vẫn vô tư sánh đôi cùng người yêu mình một phần bởi sự tò mò của câu chuyện xem lời nguyền đó có thật hay không, qua đó muốn thử thách tình cảm của đối phương. Phần còn lại là vì không gian đẹp đẽ của con đường khiến các cặp đôi không thể chối từ. Chính vì thế mà đường mang lời nguyền chia tay Deoksu luôn là chốn hẹn hò thú vị, lý tưởng cho các cặp đôi.
Video đang HOT
Theo trí thức trẻ
Những bức tranh tường tuyệt đẹp ở thành phố Sherbrooke Canada
Nếu có dịp đi du lịch Canada, du khách hãy dành chút thời gian để ghé thăm thành phố Sherbrooke, nơi có những bức tranh tường tuyệt đẹp, là những tác phẩm nghệ thuật có một không hai ở Canada cũng như trên thế giới.
Trong vòng mười lăm năm qua, thành phố Sherbrooke, ở miền nam Quebec, Canada, đã cố gắng làm sống động khu vực trung tâm thành phố cũ bằng cách tạo ra các bức tranh tường lớn để che khuất bức tường trống rộng rãi của khu phố.
Bức tranh tường Bicentennial Mural 2002 ở thành phố Sherbrooke mô tả cảnh quay hàng ngày trong cuộc sống ở Sherbrooke vào ngày mùng 2 tháng 6 năm 1902 vào lúc 2 giờ trưa.
Bức tranh tường này được vẽ vào năm 2003 với tên gọi "Once Upon A Time In The East". Toàn bộ bức tranh tường có 29 nhân vật tiêu biểu và nổi tiếng ở phía đông của thành phố. Nó chứa đựng một phần lịch sử văn hoá và âm nhạc của thành phố Sherbrooke.
Một chi tiết từ bức tranh tường "Once Upon A Time In The East".
Bức tranh "Tiến bộ ở phương Đông" được vẽ vào năm 2004, miêu tả cuộc sống địa phương ở khu vực phía đông, nhưng lần này là vào cuối thế kỷ 19. Do đó, Sherbrooke được miêu tả là một thành phố chào đón các công nghệ mới: điện, điện thoại gia đình, đường xe điện, ô tô, máy bay và báo chí hàng ngày.
Một chi tiết từ bức tranh tường "Tiến bộ ở phương Đông".
Một chi tiết từ bức tranh tường "Tiến bộ ở phương Đông".
Bức tranh tường "The Good Years" được vẽ vào năm 2005, đã vinh danh cho khu vực phía tây nam của Sherbrooke vì những đóng góp cho ngành công nghiệp dệt, cơ khí và luyện kim.
Bức tranh "50 Years of Looking at it Our Way" được vẽ vào năm 2006, đã làm nổi bật một loạt các cư dân Sherbrooke trong quá khứ, miêu tả những khách mời danh tiếng trên thảm đỏ, những người đã tham gia có những đóng gơp tích cực cho văn hóa địa phương và thậm chí quốc tế.
Một chi tiết từ bức tranh tường "50 Years of Looking at it Our Way".
Một chi tiết từ bức tranh tường "Tradition and Prevention"
Bức "100 Years of Service" ra đời nhằm kỷ niệm trăm năm của đô thị hóa điện lực ở thành phố Sherbrooke.
Bức "Legends and Mena'sen", khánh thành vào năm 2010, trình bày những sự kiện và huyền thoại từ lịch sử của khu vực Sherbrooke.
Một chi tiết của bức tranh tường "Legends and Mena'sen".
Một chi tiết của bức tranh tường "Legends and Mena'sen".
Bức tranh tường "Upper Mills", được tạo ra trong năm 2009, tỏ lòng tôn kính đối với một số doanh nghiệp đầu tiên nằm trên hoặc xung quanh địa điểm của Cục Thông tin Du lịch thành phố hiện nay.
Một chi tiết của bức tranh tường "Upper Mills".
Bức tranh "Heart, Culture & Pedagogy" được vẽ vào năm 2011, nó được vẽ giống hệt như một kệ sách khổng lồ. Bức tranh tường này là một câu chuyện ngụ ý về vị trí của thành phố Sherbrooke như là một trung tâm kiến thức và cái nôi văn hóa của khu vực, cũng như phép ẩn dụ về khoa học, nghệ thuật ở địa phương với hơn 100 tác giả đại diện.
Một chi tiết của bức tranh tường "Heart, Culture & Pedagogy".
"Destinies & Origins", được thực hiện vào năm 2012, miêu tả phía bên của tòa nhà nghiêng mở như cánh cửa để lộ ra những cánh rừng năm 1792 trên nền kết hợp dần dần với thời kỳ hiện tại ở tiền cảnh.
Một trong những bức tranh tường hấp dẫn nhất đã được tạo ra vào năm 2013, trong lễ kỷ niệm của trò chơi mùa hè Canada đã được tổ chức tại thành phố Sherbrooke. Bức tranh tường mô tả vận động viên của thành phố Sherbrooke là Marie-Éve Dugas, và nhiều bức tranh nhỏ khác vẽ các vận động viên khác, tất cả được ghép lại thành một nhưng lại mô tả được chân dung Marie-Éve Dugas.
Một chi tiết của bức tranh tường Marie-Éve Dugas.
Bức tranh tường đầu tiên được tạo ra vào năm 2002 như một phần của lễ kỷ niệm 200 năm thành phố. Kể từ đó, hơn một tá bức tranh tường đã xuất hiện ở các địa điểm khác nhau với tỷ lệ mỗi năm một lần. Các bức tranh tường, được tạo ra trong phong cách trompe l'oeil, là tác phẩm của các nghệ sĩ địa phương tài năng. Dự án được giám sát bởi một tổ chức phi lợi nhuận gọi là M.U.R.I.R.S. (Murales Urbaines à Revitalization d'Immeubles et de Réconciliation Sociale) với mục tiêu là tạo ra một phòng trưng bày nghệ thuật ngoài trời rộng lớn, thúc đẩy kiến trúc, lịch sử, văn hoá và du lịch của Sherbrooke, cho phép du khách tour Canada khám phá những bức tranh tường, và những di sản văn hoá khác của thành phố.
Theo trí thức trẻ
Cây cầu đi bộ dát gỗ lim "dát" 7 tấn đồng gần 64 tỷ bên bờ sông Hương tại Huế đang hot rần rần dù chưa hoạt động Những tín đồ thích "xê dịch" tiếp tục có thêm một địa điểm mới để "check - in" tại Huế với cây cầu màu vàng được lát bằng 150 khối gỗ lim, dát 7 tấn đồng và có trị giá gần 64 tỷ. Hết cây cầu bàn tay vàng ở Đà Nẵng, cầu cá Koi ở Quảng Ninh, cầu thang vô cực ở...