Con đường đi bình thường nhưng cứ dừng lại là bị bắt
Saatse Boot, được coi là một trong những con đường đặc biệt nhất của thế giới, khi du khách qua đây phải di chuyển liên tục, không được phép đi bộ hay dừng lại vì bất kỳ lý do nào.
Ở phía đông nam Estonia, trong đô thị của Giáo xứ Vrska Parish, có một con đường biên giới bất thường. Saatse Boot là một vùng lãnh thổ rộng khoảng 115 hecta của Nga, cắt ngang đường 178 thuộc miền đông Estonia. Con đường ngoằn ngoèo đi qua hồ nước và cảnh rừng hùng vĩ này nối hai ngôi làng Lutep và Sesniki của Estonia.
Nếu tuân theo luật quốc tế, người dân Estonia muốn từ Lutep sang Sesniki sẽ phải theo đường vòng rất xa, tốn thời gian và đi lại khó khăn. Nếu muốn rút ngắn thời gian, họ có một cách là đi thẳng qua Nga để sang phía bên kia. Con đường tắt dài hơn 900 m này chỉ tốn 2 phút để di chuyển.
Khi biên giới Nga-Estonia được vẽ vào năm 1945, Estonia vẫn là một phần của Liên bang Xô Viết. Do đó, việc vượt biên không phải là vấn đề lớn với người dân nước này. Tuy nhiên khi Liên Xô chính thức tan rã vào năm 1991 và Estonia gia nhập Liên minh châu Âu, Saatse Boot đã trở thành một “chướng ngại” đối với chính phủ Estonia.
May mắn thay, chính phủ hai nước đã ngồi lại và giải quyết vấn đề biên giới một cách thân thiện. Do đó, theo các điều khoản được cả hai bên ký kết, người dân Estonia có thể tiếp tục sử dụng đường bộ đi qua Saatse Boot để sang phía bên kia mà không cần xin thị thực vào Nga. Tuy nhiên, họ phải thực hiện nghiêm chỉnh những điều kiện sau: không được phép đi bộ mà chỉ được đi xe qua, không được phép dừng lại để hái nấm (vì con đường này có rất nhiều nấm tự nhiên) hoặc chụp ảnh.
Tuy nhiên, bất chấp lệnh cấm, vẫn có nhiều du khách dừng lại giữa đường để chụp ảnh. Nếu bị phát hiện, họ sẽ bị biên phòng Nga bắt giữ và chỉ được thả ra khi đã nộp tiền phạt. Trường hợp đang đi qua Saatse Boot mà xe chết máy và buộc phải dừng lại, biên phòng Nga sẽ đến tận nơi kiểm tra. Nếu xe hỏng hóc thật, bạn sẽ được phía Nga liên hệ với lính biên phòng của Estonia và họ sẽ đến kéo xe quay lại.
Video đang HOT
Năm 2005, chính phủ Estonia đã lên phương án làm một con đường mới vòng sát biên giới hai nước. Con đường này dài khoảng 15-20 km. Tuy nhiên, con đường đi xuyên qua Nga tại Saatse Boot vẫn là lộ trình được mọi người yêu thích và lựa chọn. Đến nay, Saatse Boot vẫn tiếp tục thu hút du khách vì cho mọi người cơ hội độc nhất ghé thăm lãnh thổ Nga mà không cần thị thực.
Những con đường mang tên lạ ở TP.HCM
Kênh nước đen, Tên lửa, Điện cao thế... là những tên đường ngỡ là đùa nhưng hoàn toàn có thật.
TP.HCM có hơn 3.600 tuyến đường, trong đó, có hơn 1.700 đường mang tên tạm do người dân hoặc nhà thầu xây dựng đặt (số liệu năm 2016). Vì thế, nhiều đường có tên rất lạ. Tiêu biểu là đường Kênh Nước Đen (quận Bình Tân, TP. HCM) là cung đường có một đoạn kênh nhỏ chảy qua khu vực phường Bình Hưng Hòa A. Từ nhiều năm, nơi đây là "điểm đen" về ô nhiễm môi trường.
Theo bà Ngọc - một lái tiểu thương tại ngã ba Kênh Nước Đen - Bình Long, người dân đặt tên cho con đường là "Kênh Nước Đen" chỉ đơn giản vì trước đây nó có một dòng kênh dài, nước bẩn và bốc mùi rất khó chịu.
Được biết, dự án cải tạo đường và kênh đã hoàn thành trong khoảng đầu năm 2022. Sau khi cải tạo, lòng kênh được nạo vét, toàn bộ rác thải của khu vực kênh được dọn dẹp. "Giờ dòng nước đen ngòm ngập trong rác thải, hôi thối cũng không còn. Thế nhưng, tôi nghĩ con đường vẫn gắn liền cái tên này vì nó đã ăn sâu vào trong tâm trí người dân", ông Hoàng Tiến - một hộ dân ở đây cho biết.
Còn về con đường Tên Lửa (quận Bình Tân, TP. HCM), nhiều người dân cho biết con đường này được gọi là "Tên Lửa" vì giá đất của nó tăng một cách đột biến, nhanh như tên lửa chỉ trong vòng 3 năm kể từ khi được khởi công xây dựng.
Cụ thể, con đường được mở rộng mốc lộ giới tới 40m vào năm 2018, với số tiền đầu tư lên đến 400 tỷ đồng..
Đường Bờ Bao Tân Thắng (quận Tân Phú, TP. HCM) được biết nhiều từ khi một trung tâm thương mại lớn mọc lên cùng với một số công trình khác. "Tân Thắng" được đặt theo tên gọi của một trại bò trước kia ở đây. Con đường cũng cong cong nên được đặt thêm "Bờ Bao". Hiện tại, tên con đường đã được rút ngắn, chỉ gọi bằng Tân Thắng.
Mặc dù đường Điện Cao Thế (quận Tân Phú, TP. HCM) đã được đặt tên mới là đường Nguyễn Thế Truyện. Nhưng ngoại trừ bảng hiệu được lấy từ quỹ tên đường thì các bảng hiệu, bảng số nhà hầu như vẫn còn để nguyên tên Điện Cao Thế.
Những người sinh sống trên đường lý giải rằng, sở dĩ có tên Điện Cao Thế vì con đường này có hàng điện cao thế đi qua, người dân tự đặt để tạo sự quen thuộc dễ nhớ.
Một số tên đường như Cống Lỡ (quận Tân Bình) cũng được người dân đặt theo cách gọi quen thuộc.
Nhiều hộ dân cho biết, do trên đường có một cái cống bắc qua nên tên đường cũng được đặt theo từ đó. "Tuy tên đường Cống Lỡ đã được đổi thành Trần Thị Trọng nhưng nhiều người vẫn gọi bằng tên cũ. Nhiều người lần đầu tìm đến khu vực này đôi khi cũng khá hoang mang vì hai tên gọi này" - anh Đỗ Quang Bình (45 tuổi) chia sẻ.
Năm 2016, trung tâm Nghiên cứu đô thị và phát triển đã thực hiện đề án "Công tác đặt, đổi tên đường, công trình công cộng tại TP.HCM". Theo thống kê của đề án thì trong số 3.600 đường tại TP.HCM có 1.774 đường mang tên tạm và khoảng 400 tên đường "có vấn đề" như tên không có ý nghĩa, tên trùng, tên khác nhau của cùng một nhân vật.
Sau 6 năm, nhiều đường mang tên tạm vẫn chưa được thay đổi. Những đường đã được đổi tên thì người dân vẫn giữ thói quen gọi theo tên cũ.
Một ngày mộng mơ ở đồng chè Biển Hồ và 'con đường Hàn Quốc' Gia Lai Ghé thăm Gia Lai, du khách sẽ có nhiều sự lựa chọn khám phá du lịch. Trong đó, đồng chè và 'con đường Hàn Quốc' với không gian xanh mát nằm ngay cạnh Biển Hồ Pleiku là một gợi ý không thể bỏ qua. Đây là điểm du lịch thuộc xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Đối với du khách...