Côn đồ kéo đến nhà, cụ già ôm di ảnh con trai ra đường kêu cứu
Liên tục bị nhóm thanh niên xăm trổ đe dọa, đập phá đồ đạc, người mẹ già đã không chịu nổi sức ép, đành ôm di ảnh con trai là liệt sỹ ra đường.
Liên quan đến vụ việc này, Cơ quan CSĐT – CAH Thạch Thất, TP Hà Nội vừa bắt 11 đối tượng ở nhiều địa phương khác nhau, do Nguyễn Văn Hoàng (SN 1983, ở Quảng Yên, Sông Lô, Vĩnh Phúc) cầm đầu, về hành vi xâm phạm chỗ ở của công dân.
Cảnh sát dẫn giải các đối tượng về trụ sở công an
Theo tài liệu điều tra, năm 2010, chị Nguyễn Thu Hà (SN 1964, ở thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất) có thể chấp “sổ đỏ” để vay ngân hàng 1,6 tỷ đồng. Sau đó, qua người quen, chị Hà đã nhờ Lê Thị Oanh (SN 1969, ở phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho vay tiền để rút lại giấy tờ thế chấp. Oanh đồng ý cấp tiền cho chị Hà với điều kiện phải làm thủ tục sang tên “sổ đỏ”. Tuy nhiên, hai bên cùng cam kết việc sang tên trên chỉ là hình thức, Oanh chỉ được dùng mảnh đất để thế chấp ngân hàng, không được bán.
Sau đó, vì không vay được tiền ngân hàng, Oanh đã đặt “sổ đỏ” cho Nguyễn Phương Hoa (SN 1971, ở Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội) để vay 5 tỷ đồng. Thấy không có khả năng trả nợ, Oanh lập hợp đồng bán mảnh đất cho Hoa. Khi biết gia đình chị Hà không chấp nhận việc Oanh bán tài sản thế chấp, nên Hoa đã thuê nhóm của Nguyễn Văn Hoàng đến thị trấn Liên Quan để đe dọa.
Nguyễn Văn Hoàng và các đối tượng thường xuyên đến nhà chị Hà đe dọa
Để tạo cớ đến gây sự, Hoa đã lập hợp đồng cho Hoàng thuê lại mảnh đất. Từ ngày 5 đến 20-11, nhóm Hoàng thuê nhà nghỉ ở gần đó, rồi liên tục kéo đến yêu cầu gia đình chị Hà ra khỏi nhà. Không chỉ ăn ngủ, tụ tập tại cửa hàng bán quần áo chị Hà, Hoàng cùng 10 đối tượng khác còn đập ấm chén, phá hoại một số cây trồng trong nhà bị hại. Quá hoảng sợ, mẹ chồng chị Hà đã phải ôm di ảnh con trai là liệt sỹ ra ngoài cổng cầu cứu.
Video đang HOT
Ngày 20-11, phát hiện nhóm của Hoàng tiếp tục kéo đến nhà chị Hà đe dọa, gây sức ép, lực lượng công an phục kích, bắt quả tang các đối tượng về hành vi xâm phạm chỗ ở. Quá trình khám xét phòng trọ của nhóm này, Cơ quan công an thu giữ 2 đao, 9 tuýp sắt vót nhọn đầu.
Hiện CAH Thạch Thất đang tạm giữ hình sự các đối tượng để tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo An ninh thủ đô
Công dân uất hận vì Tòa án Hoài Đức tước đoạt quyền lợi hợp pháp
UBND xã Cát Quế không đưa ra được bằng chứng chứng minh phần diện tích 65m2 khu ao gò Trung Quân thuộc quyền quản lý của xã, nhưng tại phiên xét xử sơ thẩm TAND huyện Hoài Đức vẫn ra bản án oan khuất tước đoạt quyền lợi hợp pháp của gia đình bà Oanh.
Như thông tin báo Dân trí đã đưa, ngày 19/11/2012, UBND xã Cát Quế, huyện Hoài Đức tiến hành cưỡng chế sai quy định pháp luật gây tổn hại về danh dự và vật chất với gia đình bà Lê Thị Oanh, trú tại khu 4, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội, trong khi gia đình bà Oanh sở hữu hợp pháp mảnh đất 65m2 tại khu ao gò Trung Quân từ năm 1969.
Theo hồ sơ PV Dân trí thu thập được, mảnh đất khu ao gò Trung Quân có nguồn gốc do bà Lê Thị Lễ chuyển nhượng lại cho gia đình ông Lê Văn Phát (chồng bà Lê Thị Oanh) vào năm 1969. Từ năm 1969 - 1992, gia đình ông Phát đã thực hiện đầy đủ thủ tục kê khai theo đúng quy định của Nhà nước. Năm 2000, gia đình ông Phát đổ đất, làm vườn trồng cây, đất không có tranh chấp với ai.
Ngày 25/3/1992, mảnh đất 65m2 và các phần đất khác của nhà ông Lê Văn Phát được Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Huy Cung ký cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số 00736/QSDĐ. Giấy chứng nhận QSDĐ của nhà ông Lê Văn Phát ghi rõ: Diện tích đất ở là 125m2 (số thửa 137); diện tích đất làm kinh tế 120m2; đất ao là 65m2 (số thửa 138A).
Sau khi ông Lê Văn Phát qua đời, bà Oanh và các con tiếp tục sử dụng ổn định phần đất khu ao gò Trung Quân. Tháng 10/2011, gia đình bà Oanh bất ngờ bị UBND xã Cát Quế lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính với lý do nhà bà Oanh tự ý lấn chiếm đất công, đổ đất trồng cây, dựng hàng rào tre nứa, tập kết gạch đá ong trên phần đất 65m2 mà gia đình đã được xác lập "chủ quyền" bằng Giấy chứng nhận QSDĐ.
Phần diện tích gia đình ông Lâm sử dụng hàng chục năm bất ngờ bị cưỡng chế
Trong lúc gia đình bà Nguyễn Thị Oanh làm đơn khiếu nại theo trình tự, UBND xã Cát Quế vẫn ban hành quyết định cưỡng chế, đồng thời tiến hành cưỡng chế vào ngày 19/11/2012 với lý do nhà bà Oanh tự ý lấn chiếm.
Làm việc với PV Dân trí, ông Lê Văn Lâm (con trai được bà Oanh ủy quyền) cho biết: Từ năm 2009, gia đình tôi đã ra làm việc với Ủy ban và tôi đã yêu cầu phải làm rõ khu đất ao mà gia đình tôi được cấp trong Giấy chứng nhận QSDĐ, nhưng cho đến bây giờ UBND xã, UBND huyện vẫn chưa có một văn bản nào để trả lời. Khi chưa có một văn bản nào để nói gia đình tôi được cấp đúng hay sai như thế nào đã ra quyết định sử phạt khiến gia đình tôi bỗng dưng mất 65m2 đất ao. Như vậy, quyết định sử phạt và cưỡng chế của UBND xã Cát Quế hoàn toàn sai pháp luật".
Cho rằng UBND huyện và xã cố ý xâm phạm quyền lợi hợp pháp, từ ngày 8/11/2011, gia đình ông Lâm đã gửi đơn khởi kiện ra TAND huyện Hoài Đức, nhưng phải đến tháng 1/2013, tòa án mới ra thông báo thụ lý khi UBND xã Cát Quế đã tiến hành cưỡng chế trái pháp luật. Trong suốt thời gian đó, Tòa án Hoài Đức không có bất cứ thông báo nào cho gia đình bên nguyên đơn.
Khi phiên tòa tháng 4 phải hoãn vào tháng 4/2013, Tòa án Hoài Đức cũng không có văn bản để thông báo với bên nguyên đơn lý do sao phải kéo dài thời gian xem xét hồ sơ. Trong quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ, gia đình tôi không hề yêu cầu xem xét thẩm định thửa 138 và 138A nhưng trong quyết định bà thẩm phán Nguyễn Thị Thu Thủy lại ghi gia đình ông Lâm yêu cầu và bắt gia đình ông Lâm nộp tạm ứng 5.000.000đ tiền thẩm định. Khi lập biên bản thẩm định ngày mùng 8/8/2013, bà Thủy và đoàn thẩm định không hề báo cho nguyên đơn, nhưng trong biên bản lại ghi ông Lâm và ông Hiển (em ông Lâm) có mặt nhưng không đồng ý ký.
Phần diện tích này gia đình bà Oanh được cấp Giấy chứng nhận từ năm 1992
Tại phiên xử sơ thẩm diễn ra ngày 27/8/2013, UBND xã Cát Quế chỉ đưa ra trước tòa 2 văn bản do UBND tỉnh Hà Sơn Bình trước đây ban hành, làm cơ sở chứng minh việc cưỡng chế đối với nhà bà Oanh là không sai. Theo trình bày của UBND xã Cát Quế, xã này được UBND tỉnh Hà Sơn Bình giao quản lý ao đầm nhằm mục đích cải tạo lòng sông bằng Quyết định 414/QĐ ngày 19/9/1978.
Tuy nhiên, trên thực tế Quyết định 414 lại có nội dung trái ngược đó là UBND xã được sử dụng 27.240m2 đất canh tác ven làng để di chuyển 135 hộ dân vùng ngoài đê sông Đáy, chứ không phải đất ao ở giữa làng, do người dân quản lý sử dụng nhiều đời nay.
UBND xã Cát Quế cho phần diện tích đất ao 65m2 được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho gia đình bà Oanh thực tế không nằm ở khu ao gò Trung Quân mà nằm trong thửa 138, 138A mà ông Lê Văn Sinh (con trai ông Phát) đang là chủ sở hữu. Tuy nhiên, UBND xã Cát Quế lại không chỉ ra được 65m2 đất đó nằm ở vị trí nào thuộc thửa đất nêu trên.
Xã Cát Quế không đưa ra được bằng chứng thuyết phục chứng minh phần diện tích 65m2 đã cưỡng chế của gia đình bà Lê Thị Oanh là đất công do UBND xã Quản lý, nhưng HĐXX vẫn ban hành bản án số 02/2013/HC - ST ngày 27/8/2013 tuyên Quyết định 118/QĐ - KPHQ của Chủ tịch UBND xã Cát Quế là đúng quy đinh của pháp luật, qua đó bác toàn bộ đơn khởi kiện của bà Oanh.
Làm việc với PV Dân trí, ông Lê Văn Lâm cho biết lý do mà Tòa án đưa ra hoàn toàn vô lý: "Bản án sơ thẩm của TAND huyện Hoài Đức tuyên ông Sinh và ông Phát là hai bố con nên không chia mốc giới. Nhưng trên thực tế ông Phát và ông Sinh không hề cắt cho nhau trên thửa 138, mà bức tường thửa đất này có từ năm 1932 và không phải đất ao. Theo tôi biết, kể cả bố con khi chia đất cho nhau cũng đều phải hoạch định mốc giới".
Bức xúc trước vì bản án sơ thẩm có nhiều oan khuất, ông Lê Văn Lâm đã làm đơn gửi đến các cơ quan chức năng tố cáo dấu hiệu vi phạm tố tụng trong quá trình thụ lý vụ án của bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Thẩm phán TAND huyện Hoài Đức. Bên cạnh đó, gia đình ông Lâm cũng làm đơn kháng án bản án sơ thẩm có dấu hiệu vi phạm pháp luật và đề nghị TAND TP Hà Nội đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm ông tâm, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân.
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình, ông Lê Văn Lâm cũng đề nghị TP Hà Nội chỉ đạo UBND huyện Hoài Đức làm rõ phần đất ao trong Giấy chứng nhận QSDĐ của gia đình ông Lâm năm 1992 đúng sai như thế nào? Nếu sai là sai số thửa, hay sai loại đất? UBND xã Cát Quế cho rằng gia đình ông Lâm lấn chiếm 65m2 đất công, tại sao diện tích thực tế xã đang quản lý và diện tích 2 hộ gia đình sử dụng lại khớp với số liệu lưu tại xã Cát Quế hàng chục năm qua?.
Ngoài ra, gia đình bà Oanh tha thiết đề nghị Cục Điều tra hình sự VKSNDTC, Chánh án TANDTC trực tiếp chỉ đạo làm rõ các dấu hiệu oan sai của vụ án trên để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Vũ Văn Tiến - Ngọc Cương - Vũ Thúy
Theo Dantri
Nhân viên bảo vệ trộm xe Ngày 30-10, sau khi được bạn gái động viên, biết khó giấu được hành vi trộm cắp tài sản, Nguyễn Văn Minh (SN 1993), trú tại Trấn Yên, Yên Bái, là nhân viên bảo vệ tại tòa nhà Keangnam đã đến Đồn Công an số 1, CAH Từ Liêm đầu thú về hành vi trộm cắp tài sản. Tầng hầm B1 tòa nhà...