Con đỉa đầy máu sống một tuần trong mũi bệnh nhân
Người phụ nữ 44 tuổi bị chảy máu mũi, đi khám bác sĩ phát hiện con đỉa sống trong hốc mũi.
Ngày 7/5, các bác sĩ khoa tai mũi họng Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới gắp thành công một con đỉa rừng dài khoảng 3 cm trong mũi bệnh nhân. Bụng con vật chứa đầy máu.
Bác sĩ Bùi Thị Hiền cho biết người phụ nữ này đi rừng một tuần trước, rửa mặt và tắm suối. Về nhà, chị thấy nhột ở mũi, sau đó chảy máu mũi.
Con đỉa được gắp ra khỏi mũi bệnh nhân. Ảnh: Long Nhật.
Theo bác sĩ, đỉa rừng tên khoa học là Dinobella Ferox, thường sống ở các khe suối. Lúc còn nhỏ, kích thước chúng chỉ vài mm. Khi người hoặc động vật uống nước suối, chúng sẽ nhanh chóng chui vào các khoang mũi, họng, thanh hoặc khí phế quản và ký sinh ở đó. Sau một thời gian hút máu, chúng sẽ lớn rất nhanh, gây ra các triệu chứng về đường hô hấp cho vật chủ.
Bác sĩ khuyến cáo người dân không nên rửa, tắm hay uống nước trong rừng.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ có thể để lại di chứng
Nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ em có thể để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển sau này của trẻ.
Trẻ nhỏ thường dễ nhiễm bệnh do thời tiết ẩm mốc, rất thuận lợi cho các loại vi sinh vật gây bệnh phát triển. Trong số đó, phải kể đến bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp là gì?
Nhiễm khuẩn đường hô hấp là bệnh do vi khuẩn, virus gây ra, chúng khiến đường hô hấp bị tổn thương ở các vị trí khác nhau gồm: thanh quản, khí quản, phế quản, tai, mũi, họng, phổi.
Nhiễm khuẩn hô hấp gồm nhiễm khuẩn hô hấp trên và nhiễm khuẩn hô hấp dưới:
Video đang HOT
- Nhiễm khuẩn hô hấp trên gồm các bệnh lý như: viêm xoang, viêm amidan, viêm họng, viêm tai giữa...
- Nhiễm khuẩn hô hấp dưới bao gồm các bệnh lý liên quan tới: viêm thanh quản, khí quản, phế quản và phổi.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ nhỏ là một bệnh phổ biến (Ảnh: theo boldsky).
Nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ em có thể để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển sau này của trẻ.
Cũng theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính ở trẻ em là bệnh phổ biến nhất.
Theo báo cáo thống kê hàng năm có khoảng 4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị tử vong vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, chủ yếu là do viêm phổi.
Do vậy, việc phòng bệnh cho trẻ là một điều hết sức quan trọng; cần mặc đủ ấm khi đi đường, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, tránh các nơi có khí than, khói bụi, khói thuốc lá,...
Các bậc phụ huynh cũng cần đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời ngay khi thấy trẻ có những dấu hiệu nguy hiểm của nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thường xảy ra khi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua mắt, miệng và mũi.
Virus chính là nguyên nhân chính gây bệnh. Hai loại virus phổ biến nhất là rhinovirus và coronavirus.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do virus thường lây lan nếu bạn tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc các vật dụng của họ. Virus có thể sống hàng giờ trên các đồ vật như đồ chơi hoặc túi xách.
Nếu bạn chạm tay vào miệng, mũi hoặc mắt sau khi tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm, bạn sẽ có nguy cơ nhiễm virus.
Ngoài ra, virus thường lây lan từ người sang người do hắt hơi hoặc ho.
Chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp như thế nào?
Chăm sóc thân nhiệt:
Nếu trẻ sốt 37,50C đến dưới 38,50C thì cần nới rộng và bỏ bớt quần áo, chăn đắp; lấy khăn thấm nước ấm chườm trán, nách, bẹn. Cho trẻ bú tăng cường hoặc uống nhiều nước.
Chăm sóc đường thở:
Vệ sinh mũi cho trẻ bằng tăm bông hoặc hút mũi - miệng, nhỏ nước muối sinh lý 0,9%.
Không cần can thiệp nếu trẻ ho ít, vì ho là phản xạ giúp tống chất tiết ra ngoài. Trường hợp trẻ ho quá nhiều gây nôn trớ và mất ngủ có thể cho trẻ uống nước ấm để làm loãng đờm, dịu bớt cơn ho.
Chăm sóc vệ sinh:
Để hạn chế nguồn lây bệnh, cần thường xuyên vệ sinh phòng ở, làm sạch các dụng cụ chăm sóc và giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ.
Cần đưa trẻ đến khám cơ sở y tế gần nhất khi: Trẻ có các dấu hiệu nặng, sốt cao 38,50C hoặc sốt kéo dài>3 ngày.
Chăm sóc dinh dưỡng:
Trẻ nhỏ cần cho bú mẹ theo nhu cầu. Trẻ lớn cho ăn đủ chất, thức ăn lỏng dễ tiêu và chia làm nhiều bữa nhằm duy trì sức đề kháng. Cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất do sốt
Một số biện pháp phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ nhỏ
- Giữ ấm cho trẻ đặc biệt mùa lạnh và khi thay đổi thời tiết.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, giúp tăng sức đề kháng. Bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, béo, vitamin, khoáng chất.
- Đảm bảo cho trẻ bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt.
- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng.
- Với những trẻ có sức đề kháng yếu, có tiền sử dị ứng thời tiết cha mẹ nên cẩn thận hơn. Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung thêm các loại vitamin cùng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Tránh tiếp xúc môi trường bụi bẩn khói thuốc.
- Cách ly trẻ với người bị mắc bệnh hô hấp.
- Khi trẻ xuất hiện những biểu hiện bất thường. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
An Nhiên (tổng hợp)
Theo giaoduc.net
Bé trai 17 tháng tuổi suýt mất mạng vì hóc hạt hướng dương Ngày 15/11, thông tin từ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, vừa tiến hành nội soi, phát hiện, xử lý thành công dị vật là hạt hướng dương gây che lấp gần hoàn toàn đường thở vị trí ở ngay phế quản gốc của 1 bệnh nhi tới từ huyện Triệu Sơn. Trước đó, khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những người không nên uống nước ép rau diếp cá

Hà Nội: Ghi nhận trường hợp mắc Rubella đầu tiên trong năm

Sốt xuất huyết đang vào mùa, cần chủ động phòng bệnh

Gia tăng bệnh lý do ô nhiễm không khí

6 loại hạt giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa và sức khỏe tim mạch

Giun rồng 'đục khoét' cơ thể người đàn ông

Bảng giá điện thoại Vivo tháng 5/2025: Thêm 2 sản phẩm 'hàng hot'

Việt Nam phát triển internet vệ tinh: Khó khăn ở khâu nào?

Nghiên cứu chỉ ra rằng, tắt internet trên điện thoại, não bạn có thể trẻ lại 10 năm

Đừng chỉ ăn ruột, vỏ loại quả này rất tốt cho sức khỏe, nhiều người tiếc hùi hụi vì chưa biết

Vì sao tẩy nhiều lần vẫn không hết giun kim?

Bệnh trầm cảm: Nhận biết sớm để can thiệp sớm
Có thể bạn quan tâm

Vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng 'đẹp như thiên thần trên sàn diễn'
Phong cách sao
12:13:32 07/05/2025
5 kiểu tóc trẻ trung, dễ làm, hợp diện cùng váy vóc mùa hè
Làm đẹp
12:10:08 07/05/2025
Bầu Hiển có hành động chưa từng thấy với Xuân Son trên sân hàng Đẫy: Ông nội quyền lực, chiều cháu tới bến
Sao thể thao
12:09:08 07/05/2025
4 người Việt chết ở ĐL: Nghi ngộ độc, hiện trường ám ảnh, gia đình tiết lộ sốc
Tin nổi bật
12:00:25 07/05/2025
iPhone 16 có thể dùng được trong bao lâu?
Thế giới số
11:47:08 07/05/2025
Lý do Mỹ khó ngăn được dầu Iran chuyển sang Trung Quốc
Thế giới
11:45:46 07/05/2025
"Em xinh say hi" tranh cãi vì thí sinh quá lứa, Miu Lê - Phương Mỹ Chi tạo drama
Sao việt
11:42:03 07/05/2025
iPhone 18 Pro sẽ có một cái nhìn thực sự khác biệt
Đồ 2-tek
11:39:32 07/05/2025
Cách nấu 5 món ăn thải độc, làm sạch gan vừa rẻ vừa dễ làm
Ẩm thực
11:16:51 07/05/2025
Nghỉ việc ở nhà chăm con toàn thời gian, ông bố 9X bị chẩn đoán trầm cảm, viêm khớp
Netizen
11:06:31 07/05/2025