Con dâu trổ tài làm bánh trôi ngũ sắc tuyệt ngon nhờ mẹ chồng chăm trồng hoa nhuộm màu
Chị Hương sẽ chỉ mọi người cách làm bánh trôi ngũ sắc đơn giản lại vô cùng hấp dẫn để dâng lên tổ tiên ngày Tết Hàn Thực.
Cứ đến dịp 3/3 Âm lịch hàng năm hay còn gọi là Tết Hàn thực là chị em nội trợ lại vào bếp, làm những chiếc bánh trôi, bánh chay từ truyền thống đến bánh nhiều màu đẹp mắt để cúng tổ tiên.
Năm nào, cũng vậy chị Nguyễn Thị Thu Hương (Hà Nội) lại chuẩn bị mọi thứ từ sớm để cùng cả nhà làm bánh trôi, bánh chay. Chị Hương chia sẻ, hồi nhỏ cứ mỗi dịp 3/3, chị lại háo hức được cùng mẹ đi xay bột, nhào, nặn, vê tròn những viên bánh nhỏ xinh. Ngày đó mọi thứ đều khó khăn, được thưởng thức bánh trôi rất ít, vì vậy đến bây giờ dù cuộc sống dư giả hơn, chị vẫn ấn tượng và nhớ mãi hương vị ngọt tan trong miệng của những viên bánh trôi quý giá ấy.
Tổ ấm nhỏ của chị Hương.
Hiện nay, ngoài làm bánh trôi truyền thống, chị Hương còn làm bánh trôi với đủ màu sắc sặc sỡ, nào màu xanh, màu hồng, màu đỏ, màu nâu, màu vàng,… từ các loại thực phẩm thông thường.
Chị Hương cho biết, trong các thực phẩm làm màu vỏ bánh, trước đây lá cẩm và hoa đậu biếc rất hiếm. Chị thường dùng khoai lang tím, bắp cải tím để tạo màu cho vỏ bánh. Thế nhưng vì vị bánh trôi có mùi bắp cải còn khoai lang lên màu không đẹp nên chị đã cố tìm các giống cây cẩm, cây đậu biếc về trồng.
“Thời đó, giá mua đậu biếc là 100 nghìn/50g tương đương 2 triệu/1kg. May mắn, mẹ chồng mình cũng cùng niềm yêu thích nên bà rất kiên trì chăm các loại cây tạo màu hiếm này để dành cho con dâu làm màu các món ăn”, chị Hương chia sẻ.
Nhờ có mẹ chồng chăm cây tạo màu mà hiện nay chị Hương có thể làm bánh trôi ngũ sắc vô cùng đẹp mắt bất cứ lúc nào mà không hề tốn kém. Ngoài ra, chị còn có thể nấu xôi ngũ sắc, làm thạch.
Màu sắc bánh trôi, xôi, thạch chị làm từ các loại thực phẩm.
Dưới đây, chị Hương sẽ chỉ mọi người cách làm bánh trôi ngũ sắc đơn giản lại vô cùng hấp dẫn để dâng lên tổ tiên ngày Tết Hàn Thực.
Nguyên liệu:
- Mình làm bột tự xay và ép, khoảng 500g gạo sẽ được 1kg bột ướt. Sau đó chia 5 phần bột để tạo màu khác nhau, trung bình mỗi màu 200g.
- Bí đỏ miếng 300g, ép lấy nước để tạo thành bột màu vàng
Video đang HOT
- 1 thìa ruột gấc để tạo thành màu đỏ
- 300gram lá nếp, ép lấy nước tạo thành màu xanh
- 100ml nước cẩm tím tạo thành màu tím.
- 100ml nước trà đậu biếc (khoảng 10 cánh hoa) để tạo thành màu xanh đậu biếc
- Ngoài ra, mọi người có thể làm bột màu hồng từ củ dền, màu đen từ kakao đậm, màu nâu từ cacao.
- Đường phên
Hoa đậu biếc hiếm có được mẹ chồng chị chăm sóc.
Chuẩn bị nguyên liệu làm các màu bột.
Làm bột
- Sau khi có đủ các nước màu, mọi người tiến hành làm bột và nhào bột.
- Mọi người ngâm gạo nếp và xay mịn theo tỷ lệ gạo nếp và gạo tẻ là 8:2, tức là 8 phần gạo nếp, 2 phần gạo tẻ. Mọi người nên chọn gạo ngon, dẻo nhưng không dính.
- Sau khi xay gạo, cho bột vào túi vải treo lên để lọc lấy bột nếp khô nhất có thể.
Làm màu bột
- Với lá cẩm tím, hoa đậu biếc khô, mọi người đun sôi lấy nước nguội trộn với bột nếp và treo vào túi vải tiếp cho khô để nặn bánh.
- Với gấc, bột cacao, mọi người trộn với bột nếp.
- Còn với bí đỏ, lá nếp, củ dền đỏ, mọi người ép lấy nước trộn với bột nếp.
Lưu ý: Khi làm màu bột, mọi người nên làm màu từ nhạt lên đậm. Để làm được vậy, khi bột nhão, mọi người phải để khăn mặt khô vào thấm bớt nước rồi nhào tiếp lần 2, lần 3 cho đến khi nào luộc thử lên màu ưng thì dừng lại.
Để làm được bột có màu sắc ưng ý rất mất công nên mọi người phải thật kiên trì.
Những màu bột khác nhau.
Cách làm
- Sau khi có phần bột màu ưng ý, mọi người chia nhỏ đường phên thành từng viên bằng nhau.
- Lần lượt lấy từng phần bột, ấn dẹt, đặt viên đường vào giữa rồi vê bột cho tròn đều, bao kín xung quanh.
- Đun sôi nồi nước trên bếp, thả các viên bột vừa làm vào đun sôi lại, khi thấy bột nổi lên, để thêm 2 phút là chín. Vớt các viên bánh ra thả vào âu nước nguội để bánh không bị dính. Tầm 5 phút sau vớt bánh ra để ráo nước rồi xếp vào đĩa.
- Cho các viên bánh ngũ sắc vào đĩa, chấm thêm vừng lên trên mặt bánh, rắc dừa nạo lên trên rồi đem cúng.
Chúc các bạn thành công!
Ngoài bánh trôi, bánh chay, đây là những món không thể thiếu khi cúng Tết Hàn thực 3/3 âm lịch
Hàn thực có nghĩa là "thức ăn lạnh". Do đó, vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm, người dân thường chuẩn bị các món ăn nguội để dâng lên bàn thờ tổ tiên, thần linh.
Mâm cúng Tết Hàn thực mùng 3/3 âm lịch không cần quá cầu kỳ nhưng cần được bài trí trang trọng, thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Các gia đình nên chú ý để chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo.
Mâm cúng Tết Hàn thực chuẩn của người xưa phải bao gồm những thứ sau:
Bánh trôi, bánh chay
Tết Hàn thực người ta chỉ cúng đồ nguội, kiêng các món ăn nóng.
Bánh trôi, bánh chay là hai món không thể thiếu trên mâm cỗ cúng mùng 3/3 âm lịch. Số lượng bánh "chuẩn" nhất trong mâm cúng là 5 hoặc 3 bát bánh trôi, 3 hoặc 5 bát bánh chay.
Bánh trôi nguyên bản có màu trắng, hình tròn đầy thể hiện cho khát vọng về những điều tốt đẹp, viên mãn trong cuộc sống.
Ngày nay, nhiều bà nội trợ lựa chọn các loại bánh trôi ngũ sắc vô cùng đẹp mắt.
Hương, hoa, trầu cau
Đây là những thứ không thể thiếu trên ban thờ của người Việt, dù là lễ cúng to hay nhỏ. Do đó, vào ngày Tết Hàn thực, gia chủ cũng cần chuẩn bị những thứ này.
Ly nước sạch
Lễ cũng Phật hay gia tiên đều không thể thiếu một ly nước sạch để trên bàn thờ. Nước thể hiện cho tâm của gia chủ.
Mâm ngũ quả
Cũng giống như các dịp lễ tết khác, cũng Tết Hàn thực cũng cần mâm ngũ quả đại diện cho ngũ hành. Mỗi loại quả có một màu sắc khác nhau như xanh, đỏ, vàng, tím... Quả dùng để thắp hương phải là quả tươi, không dùng quả giả để thể hiện tấm lòng hiếu thảo, thành kính của gia đình với ông bà, tổ tiên. Ngày nay, một số nghi lễ được đơn giản hóa, gia đình có thể chỉ bày biện 1 đĩa quả tươi thành tâm trong mâm lễ cúng Tết Hàn thực.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Cần cúng gì trong mâm cúng Tết Hàn thực, các mẹ biết không? Vào Tết Hàn thực, người Việt dâng bánh trôi bánh chay lên gia tiên với ý nghĩa hướng về tổ tiên, nhưng cúng như thế nào mới chuẩn thì không phải mẹ nào cũng biết. Ai cũng biết rằng 3/3 âm lịch là Tết Hàn thực - một trong những ngày Tết chính của người Việt. Cứ vào dịp này, nhiều nhà thường...