Con dâu “thần nanh đỏ mỏ”, gặp ai cũng gây sự nhưng cứ hễ nói động vào là con trai tôi bênh vợ bất chấp đúng sai
Chẳng lẽ bây giờ con cái đang ở nhà mình mà mình nói không nổi, hay thôi tôi tống cổ cả vợ lẫn chồng chúng nó đi cho đỡ đau đầu mà cũng đỡ mang tiếng mẹ chồng ác nhỉ?
Khi con trai cưng lấy vợ, người mẹ nào chẳng mong muốn một gia đình hạnh phúc, ấm êm. Tôi là tuýp người cân bằng, tôi không quá hiện đại nhưng cũng không đến nỗi cổ hủ nên không yêu cầu quá nhiều ở con dâu đâu. Tôi còn nghĩ rằng mình không mang nặng đẻ đau ra nó mà được nó gọi 1 tiếng mẹ thì nên cảm thấy vui mừng, bây giờ sinh ra và nuôi lớn 1 đứa con thì biết bao nhiêu của nả, tâm sức đổ dồn vào đấy. Mình không làm vẫn được hưởng thì còn cố tình gây khó dễ cái gì?
Không yêu cầu gì ở con dâu nhưng một khi đã bước chân về nhà mình thì nó cũng như con như cháu trong nhà, mình không quái thai bắt nạt nó nhưng nếu có gì không nên không phải thì phải nói để con cái nó hiểu. Thế nhưng đôi khi mọi chuyện nó không bao giờ đúng với mong muốn, suy nghĩ của mình.
Mỗi buổi sáng thức dậy, tiếng chim hót líu lo ngoài hiên như không còn vương lại chút bình yên nào trong lòng tôi. Đầu óc tôi lại bắt đầu căng thẳng với những suy nghĩ đau đầu về đứa con dâu nhà mình. Từ ngày con bé về nhà tôi thì từ họ hàng đến người thân, người quen biết rồi ngay cả hàng xóm cũng sợ nó đến mức không muốn dây vào.
Cô con dâu của tôi, mỗi khi nói chuyện thường mang vẻ miệ.t th.ị, giọng điệu chua ngoa mà ai cũng cảm thấy không dễ chịu. Con bé nó sẵn sàng gây gổ không chỉ trong nhà, mà còn với hàng xóm, họ hàng. Tôi không thể hiểu nổi, tại sao mọi chuyện nhỏ nhặt cũng có thể trở thành nguyên nhân để con bé bắt đầu một cuộc cãi vã, đôi khi chỉ là một lời nói không vừa lòng hay một cái nhìn không như ý.
Ngay cái hôm cưới hỏi, nó không vừa ý chuyện họ hàng rượu chè rồi lên sân khấu đám cưới phát biểu linh tinh với giọng điệu lè nhè. Tôi biết là như thế không đúng nhưng cô con dâu mới cưới về nhà của tôi lao ngay lên sân khấu, giật lại micro và đ.e dọ.a thẳng mặt họ hàng nếu không tỉnh táo được thì sẽ nhờ bảo vệ của nhà hàng tống cổ ra khỏi đám cưới của mình.
Hàng xóm nhà tôi thì hay quan tâm nhau, bữa đó con dâu đi cùng bố đẻ, cô hàng xóm nhìn thấy nhưng khổ nỗi ông thông gia trẻ quá nên họ không biết là ai mới chụp ảnh về hỏi tôi. Có mỗi thế thôi mà nó chan tương đổ mẻ vào nhà người ta, con bé nó nhiếc móc, sỉ vả nhà hàng xóm không ra gì. Từ đó chúng tôi cũng không nhìn nổi mặt nhau nữa.
Kể cả với con gái tôi, em chồng nó, có hôm con bé về nhà quên không chào hỏi gì ai thế là chị dâu dạy cho em chồng 1 trận xấu hổ không có chỗ mà chui mặt xuống. Điều đáng nói là nó quàng quạc mắng em chồng ngay trước mặt bố mẹ chồng, không nể nang gì ai hết.
Bao nhiêu sự vụ xảy ra rồi nhưng điều khiến tôi bất lực hơn cả là con trai tôi bênh vợ cực kỳ mù quáng.
Đã có lúc, tôi tự hỏi mình, liệu rằng mình có làm sai điều gì trong cách giáo dục con trai? Hay tôi đã quá mềm lòng, không đủ kiên quyết nên con dâu thì láo lếu, con trai thì không biết phải trái đúng sai? Dù con dâu có hành xử thế nào, con trai tôi vẫn một lòng bênh vực. Có những lúc tôi cảm thấy con trai mình không còn là đứ.a b.é ngày nào mà tôi từng biết. Nó lớn rồi, đủ lông đủ cánh rồi nên giờ bà già này nói nó không bỏ vào tai nữa.
Video đang HOT
Vợ chồng chúng nó yêu thương nhau là tốt nhưng phải biết đúng biết sai, cái gì sai thì phải nói. Tôi không bảo con trai mình phải đán.h đậ.p, bạo lực, chử.i bới hay vũ phu gì với vợ nhưng cũng vì con dâu biết mình có người “bảo kê” cho nên ngày càng coi trời bằng vung!
Những mâu thuẫn, va chạm liên tiếp khiến gia đình tôi như một chiếc thuyền nhỏ giữa biển cả mênh mông, không biết bao giờ mới có thể cập bến. Tình cảm gia đình, dường như bị nứt vỡ từng ngày bởi những tranh cãi không hồi kết. Và tôi – người mẹ, người mẹ chồng cảm thấy mình đang bất lực, không biết phải làm sao để hàn gắn những xung đột ấy.
Giờ có tuổ.i rồi nên càng hay nghĩ ngợi, đêm đến tôi thường trằn trọc không ngủ được, những suy nghĩ về cách giải quyết mối quan hệ giữa con trai và con dâu chiếm hết tâm trí. Tôi đã cố gắng nói chuyện, đã cố gắng khuyên nhủ, nhưng có vẻ như mọi lời nói của tôi đều trở nên vô nghĩa.
Nói chung có những lúc tôi chán đến mức không buồn nói nữa. Có lẽ, tôi không cần phải thuyết phục con trai mình về những sai lầm của con dâu mà kệ chúng nó muốn làm gì thì làm.
Tôi bất lực đến nỗi nằm vắt tay lên trán nghĩ hay là mình có vấn đề thật. Tôi bắt đầu tìm hiểu, đọc sách, thậm chí tham gia các khóa học về cách giải quyết xung đột trong gia đình, cách giao tiếp hiệu quả để hiểu hơn về con người và cách thức con dâu giao tiếp, ứng xử. Tôi cũng cố gắng nhìn nhận lại bản thân mình, liệu rằng mình đã đối xử công bằng với con dâu chưa, hay mình đã vô tình tạo áp lực cho con bé.
Thế nhưng có vẻ như càng cố gắng nói chuyện để tìm hướng giải quyết thì mọi chuyện càng phức tạp. Cứ đề nghị con trai gọi vợ nó ra ngồi xuống nói chuyện thì nó ngay lập tức nhảy dựng lên cấm không cho ai động vào vợ mình. Tôi chưa làm gì cả, chưa động vào chúng nó nhưng chưa gì chúng nó đã bênh nhau chằm chặp rồi.
Chẳng lẽ bây giờ con cái đang ở nhà mình mà mình nói không nổi, hay thôi tôi tống cổ cả vợ lẫn chồng chúng nó đi cho đỡ đau đầu mà cũng đỡ mang tiếng mẹ chồng ác nhỉ?
Bạn bố chồng đến chơi, con dâu không chào, bỏ lên gác, đóng sầm cửa
Bước vào nhà, thấy bố chồng có khách, con dâu không chào một câu, vội vàng bước lên gác, đóng sầm cửa.
Tôi năm nay hơn 70 tuổ.i.
Vợ mất rồi nên tôi lủi thủi một mình ở quê. Con trai không yên tâm với căn bệnh huyết áp cao của tôi nên nhất mực đòi đưa tôi lên ở cùng trên thành phố.
Dù ngại sống trong nhà các con nhưng tôi không biết làm cách nào để từ chối. Một là tôi lo hàng xóm sẽ dị nghị về con, hai là tôi cũng sợ mình bệnh tật ốm đau không ai biết.
Bố hơn 70 tuổ.i lạc lõng trong nhà các con. Ảnh minh họa: FP
Sau cùng, tôi quyết định gói ghém đồ đạc lên thành phố ở. Mới có mấy tháng thôi, tôi như trải qua một cơn ác mộng dài, ở không được, về cũng chẳng xong.
Con trai tôi khá giàu, ở nhà sang, đi xe xịn nhưng chúng không có hàng xóm. Hai vợ chồng lo đi làm, tối về nhà đóng cửa, nói chuyện với nhau, không qua lại, giao thiệp với những người xung quanh.
Các cháu tôi cũng sinh hoạt cùng một kiểu như vậy. Ngoài giờ đi học ban ngày, tối nào các cháu cũng học thêm tới tận khuya. Đến thời gian trò chuyện với ông nội đôi câu, các cháu cũng không có.
Tôi muốn đỡ chút việc nhà nhưng các con không cần vì đã có người giúp việc. Có lần tôi đi chợ mua thức ăn về nấu nướng, con dâu không thích, nói tôi mua đồ kém chất lượng. Từ đó, tôi không làm gì nữa.
Tôi bị tiểu đường, có nhiều món không thể ăn, nhưng trên mâm cơm, món nào cũng được nêm đường theo ý thích của con dâu.
Tôi nói thì con dâu bảo: "Bố ăn dần là quen, ở đâu quen đấy bố ạ. Cả nhà con ăn thế này nhiều năm rồi. Chúng con bận không thể lo thực đơn riêng cho bố được đâu ạ". Câu nói ấy khiến tôi câm nín.
Ở thành phố, tôi không có bạn bè, chỉ quanh quẩn trong ngôi nhà 4 tầng rồi lại ra ngoài ngồi ghế đá. May mắn, tôi gặp được 1, 2 người hàng xóm cũng từ quê lên ở với con cháu nên có người trò chuyện.
Mỗi lần nhìn thấy tôi nói chuyện với những người đó, các con lại tỏ vẻ không vui. Con trai, con dâu nhắc tôi cẩn thận tiếp xúc với "người ở quê".
Mỗi chiều, khi con cái đi làm về, tôi muốn trò chuyện với chúng nhưng sợ mình làm phiền. Tôi chỉ biết ngồi tĩnh lặng nơi góc nhà, nghe tiếng xe cộ ngoài đường và nhớ quê da diết.
Ở đây, tôi cảm giác như mình đang lạc lõng giữa những người mình yêu thương nhất, như người khách lạ sống nhờ.
Đôi lúc tôi muốn về quê, nơi có ngôi nhà cũ và hàng xóm láng giềng, nhưng nghĩ đến cảnh sống một mình, lúc ốm yếu, đa.u đớ.n không có ai bên cạnh, tôi lại chùn bước.
Không ít lần tôi muốn tâm sự với con trai về nỗi buồn cô đơn của mình nhưng rồi lại thôi, sợ làm con phiền lòng.
Mới đây, có ông bạn học cũ biết tôi lên sống cùng các con, cùng thành phố với ông ấy nên gọi điện hẹn gặp. Tôi mừng quýnh nói với các con rằng, tôi có bạn sắp đến nhà chơi.
Hôm đó, khi tôi đang vui vẻ nói chuyện với bạn thì con dâu đi làm về. Nhìn thấy bạn của bố nhưng con dâu không chào, vội vã lên gác, đóng sầm cửa. Tôi xấu hổ với bạn nên tìm lý do nói giảm nói tránh giúp con.
Gần 18h, tôi cũng không thấy con dâu xuống hỏi chuyện cơm nước, ngỏ ý giữ bạn của bố ở lại ăn cơm. Tôi đành nói với bạn, đợi con trai tôi về sẽ đưa cả nhà đi ăn hàng. Nhưng dù giữ thế nào, ông bạn cũng không ở lại.
Lúc bạn về, con dâu mới xuống hỏi ráo hoảnh: "Bạn bố ở tận đâu mà đến chơi tới giờ này ạ?".
Hôm sau, con trai nhắc khéo: "Vợ con không thích có người lạ đến nhà". Tôi tối sầm mặt, lòng buồn vô hạn.
Những ngày tháng tuổ.i già tưởng sẽ yên ổn và thanh thản nhưng giờ đây tôi chỉ thấy mình đang đối diện với nỗi buồn chông chênh.
Nuôi con từng ấy năm, con trưởng thành để rồi tôi lại phải chịu nỗi ấm ức này. Ở nhà các con mà tôi chẳng khác gì người đi ở nhờ. Tôi tự hỏi liệu mình có thể tiếp tục sống như thế này tới bao giờ?
Ngày tôi đòi về quê, con trai cố giữ lại nhưng con dâu mỉm cười, ẩn ý nói một câu khiến tôi lạnh buốt cõi lòng Thôi thì đời người, quả thật là phải sống vì bản thân mình nhiều hơn! Dốc hết tình thương và lương hưu cho con cái Tôi và chồng kết hôn được 30 năm, tích góp được một số tiề.n. Nhưng khi con trai và con dâu kết hôn, chúng tôi đã dùng hết toàn bộ số tiề.n đó cho đám cưới và hỗ...