Con dâu nấu thức ăn thừa mời bố mẹ chồng gây tranh cãi
Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu thường gây ra nhiều tranh cãi. Liệu có phải, chỉ cần có người mẹ chồng tốt thì con dâu sẽ tốt và ngược lại?
Bài viết “Đến nhà con trai chơi, nhìn mâm cơm tôi ngán ngẩm” được đăng tải trên báo VietNamNet mới đây nhận về nhiều bình luận của độc giả. Đa số cho rằng, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu luôn là vấn đề phức tạp, nhiều tình huống dở khóc dở cười. Thế nhưng, không phải đó là mối quan hệ không giải quyết được. Quan trọng là thái độ của người trong cuộc.
Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu không khó hóa giải. Ảnh minh họa. Nguồn: 163
Mối quan hệ nào cũng cần biết điều
Một độc giả cho rằng, cả người mẹ chồng và con dâu đều cần học lại cách đối nhân xử thế của mình trong tình huống này:
“Mẹ chồng nàng dâu vốn là mối quan hệ phức tạp nhưng không phải không thể giải quyết được. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chỉ cần bạn sống biết điều, có đi có lại ắt sẽ nhận được sự đối đãi tương tự. Người mẹ chồng trong câu chuyện thực sự đã sai ngay từ đầu. Bà không những không ưng ý con dâu còn yêu cầu đủ thứ, lại chỉ biết nghĩ cho bản thân mình. Ngay từ những ngày đầu, mẹ chồng đã không mở lòng, đón nhận con dâu nên mọi mâu thuẫn cũng từ đó mà ra.
Mẹ chồng không tưởng tượng được một ngày con cái ra ở riêng, mình già đi và người mình cần đến cũng là các con. Mối quan hệ mâu thuẫn khiến chuyện ở chung là điều không thể.
Video đang HOT
Thế nhưng sau khi ra ở riêng, con dâu lại có cách hành xử không khéo. Chuyện đã qua nên cho qua. Dù sao hiện tại ai cũng có cuộc sống riêng của mình. Hơn cả, mẹ chồng chính là mẹ đẻ của người đàn ông mình yêu thương. Lẽ ra, cô con dâu nên quên đi chuyện cũ, làm tốt vai trò của mình với bố mẹ chồng.
Đằng này, con dâu vẫn cố chấp, mang cách hành xử năm xưa của mẹ chồng để đối xử lại với bà, khiến bố mẹ chồng bỏ về. Con dâu không những không giải quyết được mọi chuyện mà còn khiến mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu lên đỉnh điểm. Và người chồng sẽ là người khó xử nhất trong mối quan hệ này.
Với tư cách người làm vợ, người làm mẹ, con dâu cần có cách hành xử văn minh để người chồng luôn tự hào về vợ. Chồng của bạn sẽ biết ơn bạn khi bạn bỏ qua lỗi lầm năm xưa của mẹ anh ấy. Hãy hành xử để mẹ chồng thấy được thái độ ngày trước của bà là sai, để chồng bạn thấy được, chọn bạn làm vợ là lựa chọn đúng đắn”.
Mẹ chồng cũng từng làm dâu
Là phụ nữ, khi kết hôn, chuyện làm dâu là lẽ đương nhiên. Một số độc giả cho rằng, mẹ chồng có lẽ cũng từng làm dâu, thậm chí từng sống chung với bố mẹ chồng. Lẽ ra, là người đi trước, mẹ chồng phải hiểu và bao dung với con dâu của mình hơn ai hết. Thế nhưng nhiều người lại chọn cách đối xử không công bằng, chèn ép con dâu để thị uy.
Độc giả Văn Khoa nhận định: “Chuyện mẹ chồng nàng dâu là muôn thuở. Chỉ có điều, chúng ta là người lớn và tôi chắc rằng người mẹ chồng cũng từng làm dâu nên càng phải hiểu cần ứng xử thế nào cho phải. Thiết nghĩ, mẹ chồng nên lấy kinh nghiệm của mình để đối xử với nàng dâu thay vì chèn ép, khó chịu với vợ của con trai mình.
Mẹ chồng nên yêu thương con dâu như con gái. Có như vậy, con dâu mới yêu thương lại mình. Nàng dâu là con gái nhà người ta, vì yêu thương con trai mình mà về làm dâu. Người con dâu ấy chỉ có thể trông chờ vào sự yêu thương của chồng. Nếu may mắn con dâu gặp được người mẹ chồng bao dung, yêu thương mình hết mực thì đó là phúc của cô ấy và cả nhà chồng.
Gia đình hòa thuận mới vui vẻ, hạnh phúc, ai cũng thoải mái khi về nhà. Gia đình mâu thuẫn, căng thẳng, tất cả mọi người đều sống không vui. Hãy suy nghĩ tích cực, sống chan hòa bởi sau này, mẹ chồng sẽ già đi, con dâu cũng có thể trở thành người mẹ chồng. Không ai nắm tay được cả ngày là thế!”.
Nhiều độc giả nhận định, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu tuy phức tạp, hay có mâu thuẫn nhưng không quá khó để dung hòa. Mỗi người trong cuộc cần tìm hiểu tính cách của đối phương, từ đó lựa nhau mà sống. Không chỉ mẹ chồng, nàng dâu mà bất cứ mối quan hệ nào cũng sẽ có mâu thuẫn, hiểu lầm.
“Con dâu bao dung, mẹ chồng độ lượng, người trong nhà cùng nhau vun vén thì chắc chắn gia đình ấy sẽ luôn đầy ắp tiếng cười”, độc giả T. T ý kiến.
Sau lần mẹ chồng nhập viện, tôi không dám giữ tiền lương của chồng nữa
Mẹ chồng nhập viện là lúc bí mật của tôi bị phanh phui. Để chuộc lại lỗi lầm gây ra, tôi đã chăm sóc tận tình bà trong những ngày nằm viện.
Ảnh minh họa
Vợ chồng tôi cưới nhau đến nay là 13 năm, có 2 con ngoan ngoãn đáng yêu. Sau cưới vài năm chúng tôi mua được căn hộ chung cư và hiện tại đã trả hết nợ. 4 năm nay, tiền chúng tôi làm ra chỉ để chi tiêu và tiết kiệm.
Từ ngày lấy nhau, tôi đã được chồng tin tưởng giao tay hòm chìa khóa. Anh đưa hẳn thẻ lương cho tôi giữ, mỗi khi cần tiền chồng lại xin vợ. Từ trước đến nay, tôi luôn hãnh diện với chị em vì được chồng tin tưởng tuyệt đối. Được cầm tiền của chồng chi tiêu thoải mái theo ý mình mà không lo bị anh ấy gây khó dễ.
Thực ra, tôi không phải người vợ chi tiêu hoang phí mà rất tiết kiệm. Mỗi khi xuất tiền ra làm việc gì đó, tôi luôn suy tính nên mua hay không. Đồ dùng, quần áo, giày dép trong nhà còn sử dụng được, tôi luôn tận dụng, không bao giờ bỏ đi mà mua đồ mới. Để tiết kiệm tiền, tôi không bao giờ mua phấn son hay sản phẩm dưỡng da. Bạn bè thường chê tôi lạc hậu, không theo kịp xu hướng.
Cách đây 2 năm, em trai tôi làm ăn thua lỗ và nợ người ta một khoản tiền khá lớn. Bố cầm cố sổ đỏ để trả nợ cho em tôi. Mẹ cầu xin tôi cho em ấy vay tiền. Có tiền trong tay, tôi không đành lòng nhìn người thân vùng vẫy trong nợ nần.
Vậy là mỗi khi cần tiền trả lãi hay trả gốc cho người ta, bố mẹ và em trai cứ lần lượt gọi điện hỏi vay tôi. Cho người thân vay tiền, chẳng biết khi nào đòi được nhưng tôi vẫn nhắm mắt cho vay.
Tuần vừa rồi, mẹ chồng tôi bị tai nạn và phải nhập viện. Chồng gọi điện bảo tôi đưa 100 triệu vào bệnh viện. Lúc đó, trong nhà không có nổi 5 triệu, tôi phải đi vay tiền bạn bè đồng nghiệp nhưng chỉ được 20 triệu. Nhìn thấy số tiền ít ỏi vợ đưa cho, chồng nổi giận: "Bằng này tiền sao cứu được mẹ, em về rút tiền tiết kiệm rồi mang vào viện".
Tôi bật khóc nói thật với chồng là trong nhà không có khoản tiền tiết kiệm nào cả. Suốt 2 năm nay, tôi đã dùng toàn bộ tiền của gia đình để giúp đỡ em trai. Cuối cùng, tôi chỉ biết nói lời xin lỗi chồng.
Dù rất tức giận nhưng anh vẫn đủ bình tĩnh để không mắng mỏ vợ ở giữa bệnh viện. Mấy ngày sau, tôi nghỉ việc tận tụy chăm sóc mẹ chồng trong bệnh viện nên anh ấy cũng nguôi ngoai giận. Hôm qua, thẻ lương của chồng đã có tiền, tôi đưa trả lại anh.
Tôi nói bản thân không có khả năng giữ tiền, cứ có đồng tiền nào là nhà ngoại lại hỏi vay. Bố mẹ hay em trai hỏi vay tiền, có tiền, tôi không thể không cho vay. Thế nên, không cầm tiền của chồng nữa cho nhẹ đầu.
Chồng bảo giúp nhà ngoại như thế là đủ rồi, từ nay về sau ai hỏi cũng nói là không có tiền. Đưa trả thẻ lương nhưng chồng không chịu cầm. Anh ấy vẫn còn tin tưởng vợ nhưng tôi không dám tin vào bản thân mình. Tôi thật sự bối rối không biết phải làm sao nữa mọi người ạ?
Sau 1 lần đi chợ, chồng quyết định đưa thẻ lương cho tôi giữ Từ ngày lấy chồng mới, tôi không tiết kiệm được đồng nào nhưng tôi không thấy hối hận. Ngược lại, tôi tin sẽ có 1 ngày chồng nhận ra thành ý của tôi là muốn có 1 gia đình hạnh phúc. Tôi và chồng là "rổ rá cạp lại". Anh có 2 con, hiện đang nuôi 1 cô con gái. Còn tôi nuôi...