Con dâu may mắn của tỷ phú giàu nhất Hồng Kông: Nàng Lọ Lem đổi đời nhờ 1 bữa tiệc, trở thành “thái tử phi” của đế chế siêu hùng mạnh
Con trai cả của tỷ phú Lý Gia Thành bắt đầu theo đuổi người trong mộng ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên.
Tỷ phú Lý Gia Thành là một trong những doanh nhân có ảnh hưởng nhất tại châu Á. Theo xếp hạng của Forbes, ông là người giàu nhất Hong Kong từ 2008 đến 2019 và được người trong giới lẫn truyền thông ưu ái gọi là “ông vua không ngai”. Tháng 5/2018, Lý Gia Thành “nhường ngôi” cho con trai cả Lý Trạch Cự điều hành đế chế CK Hutchison Holdings và CK Asset Holdings.
“Thái tử” Lý Trạch Cự bắt đầu sự nghiệp của mình khi mới chỉ hơn 20 tuổi và phãi chịu sự giáo dục đặc biệt của bố. Không được sống trong nhung lụa như các thiếu gia khác, Lý Trạch Cự luôn phải làm việc thâu đêm suốt sáng.
Lý Trạch Cự không chỉ tự mình xây dựng sự nghiệp ở Canada mà còn gặp được vợ tại đất nước này. Và mối lương duyên của 2 người là do Hứa Trí Nhân, một người bạn thân của Lý Trạch Cự tác hợp.
Năm 1990, Lý Trạch Cự nhận lời tham gia 1 buổi tiệc BBQ tại nhà riêng của Hứa Trí Nhân, hầu hết khách mời đều là người nhập cư từ Hồng Kông. Trong số đó có một cô gái đã lập tức thu hút ánh nhìn của Lý Trạch Cự khi vừa xuất hiện. Đó là Vương Phú Tín.
Vương Phú Tín lúc đó mới 21 tuổi, đang theo học ngành Quản trị kinh doanh tại Đại học British Columbia ở Vancouver, Canada. Cô là một người tài giỏi lại rất đảm đang, dịu dàng.
Tỷ phú Lý Gia Thành và con trai lớn Lý Trạch Cự.
Vương Phú Tín ra đời ở Hồng Kông và đến Canada cùng gia đình khi còn bé. Bố của cô là Vương Hoa Thụy, từng là thương nhân dệt may, nền tảng gia đình tương đối khá giả.
“Thái tử” Lý Trạch Cự đã phải lòng Vương Phú Tín ngay từ cái nhìn đầu tiên và nhanh chóng bắt đầu theo đuổi người trong mộng. Về sau, Vương Phú Tín từng chia sẻ, lần đầu tiên khi gặp Lý Trạch Cự, cô rất bình tĩnh: “Ấn tượng đầu tiên về anh ấy là một người bình dị dễ gần, tôi không hề biết anh ấy là con của Lý Gia Thành. Mãi sau này tôi mới biết”.
Trong khi đó, tỷ phú Lý Gia Thành cho biết, ông luôn ủng hộ tự do yêu đương của con cái. Gia đình không có quy định gì với con dâu, không cần phải môn đăng hộ đối nhưng điều quan trọng nhất là phải xuất thân từ gia đình đàng hoàng và tốt nhất là người Trung Quốc.
Trong khi đó, bố của Vương Phú Tín lại luôn đau đáu lo lắng về sự chênh lệch của 2 gia đình. Để xua tan nỗi lo đó, Lý Trạch Cự đã thường xuyên đến thăm và tâm sự với người thân của bạn gái.
Năm 1991, Vương Phú Tín theo Lý Trạch Cự trở về Hồng Kông và làm việc tại Ngân hàng Vạn Quốc Bảo Thông, sau này là Ngân hàng Hoa Kỳ (Citibank). Đồng thời kết thúc khoảng thời gian chỉ có thể liên lạc qua điện thoại của cả 2.
Vương Phú Tín và Lý Trạch Cự.
1 năm sau, Ngân hàng Vạn Quốc Bảo Thông khánh thành trụ sở mới và nhiều gương mặt nổi bật từ mọi tầng lớp xã hội ở Hồng Kông đều được mời đến dự. Lúc đó, tỷ phú Lý Gia Thành đã đến dự cùng 2 con trai là Lý Trạch Cự và Lý Trạch Giai.
Cùng ngày, Vương Phú Tín cũng tham gia sự kiện với tư cách trợ lý giám đốc và thoải mái trò chuyện vui vẻ với Lý Trạch Cự. Điều này đã khiến truyền thông Hồng Kông chú ý, mối quan hệ “thái tử” của gia tộc họ Lý quyền quý và cô nhân viên bình thường đã lập tức gây xôn xao. Tuy nhiên, thông tin nhanh chóng “chìm xuống” bởi dư luận cho rằng đây chỉ là 1 cuộc dạo chơi của thiếu gia nhà giàu.
3 tháng sau, Vương Phú Tín xuất hiện trước công chúng với tư cách con dâu tương lai của Lý Gia Thành. Không lâu sau đó, Lý Trạch Cự tuyên bố sẽ kết hôn vào năm sau. Lúc này, các phương tiện truyền thông mới bắt đầu lao vào tìm kiếm thông tin của vị “thái tử phi” tương lai này.
Tháng 5/1993, Vương Phú Tín chính thức bước chân vào gia đình quyền lực nhất nhì Hồng Kông. Vì gia đình cô theo đạo Công giáo nên hôn lễ sẽ được tổ chức tại nhà thờ. Vì muốn tặng con dâu món quà đặc biệt, Lý Gia Thành đã quyên góp 3 triệu Đô la Hồng Kông (gần 9 tỷ VND theo tỷ giá hiện tại) cho nhà thờ này để tổ chức các hoạt động từ thiện.
Video đang HOT
Hôn lễ của “thái tử” Lý Trạch Cự.
Vào ngày diễn ra hôn lễ, lối vào nhà thờ chật cứng người nổi tiếng và siêu xe, đến nỗi truyền thông đã gọi đây là “Triển lãm siêu xe nổi tiếng trên thế giới”. Khi “thái tử” Lý Trạch Cự đón dâu, anh đã đích thân lái chiếc siêu xe Rolls Royce màu nâu hạt dẻ.
Ngoài dàn siêu xe đó, tiệc cưới cũng trở thanh tâm điểm khi có đến 38.000 ghế ngồi dành cho khách mời.
Sau khi kết hôn, từ một người bình thường trở thành “thái tử phi” của một đế chế quyền lực, Vương Phú Tín dù lo lắng nhưng vẫn cố gắng trở thành trợ thủ đắc lực cho chồng. Năm 1996, con gái đầu lòng của họ ra đời, được đặt tên là Lý Yên Ninh.
Cô gái giúp người nghèo khắp TP.HCM: 'Tôi bị nói từ thiện phong trào'
Trúc Phương nổi tiếng mạng xã hội khi kêu gọi được hàng trăm triệu đồng ủng hộ người nghèo khó, ốm đau. Cô kể từng áp lực khi bị một số người chỉ trích "làm từ thiện phong trào".
Tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh của ĐH RMIT tại Australia, Nguyễn Đỗ Trúc Phương (26 tuổi) về nước làm người mẫu ảnh kiêm quản lý cho khách sạn của gia đình ở quận 1, TP.HCM. Tuy nhiên, cô được nhiều người biết tới hơn với vai trò mạnh thường quân khi đứng ra kêu gọi ủng hộ nhiều hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khắp thành phố.
Tháng 8, Trúc Phương "gây sốt" mạng khi giúp anh Hải (là lái xe ôm ở huyện Bình Chánh) mua chiếc xe mới để mưu sinh. Sau đó không lâu, cô tiếp tục đứng ra kêu gọi được hàng trăm triệu đồng giúp anh Tâm - người đàn ông ở Tây Ninh bị rắn hổ mang cắn - có tiền điều trị, giữ lại được chân.
Cô nàng 26 tuổi được nhiều người khen ngợi, đặt biệt danh "con gái nhà người ta". Ngày càng có nhiều người tìm đến Trúc Phương nhờ sự giúp đỡ. Gần đây nhất là trường hợp chú Minh "cô đơn", hiệp sĩ của làng đại học, bị mất xe ba gác.
Trúc Phương vừa quản lý việc kinh doanh của gia đình, vừa làm mẫu ảnh và gắn bó với thiện nguyện.
Trong cuộc trò chuyện với Zing , Trúc Phương cho biết cô gắn bó với việc thiện nguyện từ thời còn đi học. Tuy nhiên, khi đang ở nước ngoài, cô chỉ làm từ thiện đơn giản, như gửi tiền về ủng hộ bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện của người bạn thân. Mỗi dịp về thăm nhà, Trúc Phương cùng đoàn đi phát thuốc, phát đồ ăn trong bệnh viện hay tại chùa.
"Hiện tại, nhờ sự lan tỏa trên mạng xã hội, mình được mọi người biết tới và tin tưởng. Nhưng mình chỉ xem bản thân là chiếc cầu nối, giúp người cần tìm kiếm được nhiều mạnh thường quân. Trong quá trình đó, mình cũng gặp không ít vấn đề, áp lực, từng bị dân mạng chỉ trích", Trúc Phương bộc bạch.
Áp lực vì bị nói "từ thiện phong trào"
Trúc Phương tâm sự khi mới bắt đầu việc kêu gọi ủng hộ các trường hợp khó khăn trên trang cá nhân, cô chỉ nhận được số tiền khiêm tốn từ bạn bè thân thiết, đa số do cô tự bỏ tiền túi ra giúp đỡ.
Đến tháng 8, khi vô tình biết được câu chuyện về sự khó khăn của anh Hải xe ôm, cô đã đăng bài xin tiền ủng hộ, với mong muốn mua cho anh một chiếc xe máy mới.
"Chỉ sau một đêm đăng bài, sáng mở mắt mình đã ngỡ ngàng thấy số dư tài khoản tăng đột biến. Mình xin được cho chú Hải hơn 40 triệu đồng, cũng là lần đầu tiên kêu gọi được số tiền lớn như vậy. Sau khi đưa chú đi mua xe, mình còn dắt chú đi sắm điện thoại, vật dụng cá nhân. Mình rất hạnh phúc khi thấy nụ cười của chú".
Phương cho hay khi câu chuyện cô giúp anh Hải được chia sẻ rộng trên mạng xã hội, càng có nhiều mạnh thường quân biết tới và tin tưởng gửi tiền để cô trao tặng người cần.
Khi những trường hợp Trúc Phương giúp đỡ được chia sẻ, cô được nhiều người biết tới và nhờ cậy.
Niềm vui lớn nhất của cô là thông qua mình, người khác vượt qua cơn hoạn nạn, nhìn thấy hy vọng. Cô nhớ lại trường hợp của anh Tâm. Chỉ sau thời gian ngắn lên tiếng kêu gọi giúp đỡ, cô nhận được hơn 200 triệu đồng.
Ngày Phương lên Bệnh viện Chợ Rẫy xác minh và trao tiền cũng là thời điểm gia đình anh Tâm bế tắc vì không có tiền phẫu thuật. Bác sĩ thông báo nếu không phẫu thuật, anh sẽ phải cưa chân để giữ tính mạng.
"Lúc ấy chị Tuổi (vợ anh Tâm) khóc rất nhiều. Mình nhanh chóng đi đóng 100 triệu tiền viện phí để anh được điều trị và qua cơn nguy hiểm, may mắn giữ lại được chân".
Sau đó, Phương không đứng ra nhận tiền cho anh nữa mà dẫn chị Tuổi đi lập tài khoản để mọi người gửi trực tiếp cho vợ chồng anh. "Chị Tuổi không biết chữ, mình phải đưa chị ra ngân hàng lo thủ tục. Chỉ sau một ngày, số dư tài khoản đã lên trên 500 triệu đồng".
Đến khi số tiền ủng hộ được khoảng 1 tỷ đồng, Trúc Phương đăng lên trang cá nhân đề nghị mọi người ngừng gửi thêm.
"Số tiền đó đã đủ điều trị cho anh, còn dư một khoản lớn để gia đình anh trang trải sau này. Vì thế mình nghĩ mọi người nên dừng ủng hộ, để tiền giúp đỡ các hoàn cảnh khác. Mình sợ việc đột ngột được cho một số tiền quá lớn cũng có thể khiến cuộc sống của gia đình họ đảo lộn, gặp rắc rối nếu bị kẻ gian lợi dụng, lừa đảo".
Cô nàng 26 tuổi có thời gian áp lực khi quá nhiều người nhờ nhưng không thể giúp hết.
Tuy nhiên, sau lần giúp anh Tâm, Trúc Phương cũng áp lực vì quá nhiều người nhắn tin, gọi điện cầu cứu, muốn được hỗ trợ. Mỗi ngày cô nhận không biết bao nhiêu tin nhắn từ người lạ nhưng không thể giúp hết.
"Có người còn lăng mạ, chửi bới khi mình không giúp được. Họ nói mình từ thiện phong trào, trách tại sao giúp người này mà làm lơ người nọ. Quá áp lực, mệt mỏi, mình đã tâm sự với bố mẹ và không muốn làm nữa".
Nhưng sau đó khoảng 1-2 tuần, đọc tin về nhiều trường hợp quá đáng thương, Phương không đành lòng làm ngơ và tiếp tục việc thiện nguyện. "Bây giờ mình đã học được cách bơ đi mà sống, mặc kệ những lời dèm pha. Miễn có duyên với ai, mình sẽ giúp người đó", cô nói.
"Mình quyết tâm làm và làm tốt bởi nếu dừng lại thì chỉ có những người khó khăn bị thiệt thòi, còn những kẻ dèm pha, chỉ trích lại không mất gì".
Ấm lòng vì được nhiều người tin tưởng
Phương chia sẻ đa số người gửi tiền cho cô đều là người lạ. Đọc nội dung chuyển khoản, cô biết trong đó có rất nhiều bạn sinh viên dù không dư dả nhưng rất nhiệt tình ủng hộ.
"Có bạn chỉ gửi vài chục nghìn. Một lần, mình nhận được 17.800 đồng vì người chuyển bị trừ mấy nghìn tiền phí, dễ thương lắm. Khi nhận, mình thấy vừa thương, vừa ấm lòng vì tình cảm mọi người quá lớn".
Mới đây, Trúc Phương kêu gọi ủng hộ chú Minh "cô đơn" ở làng đại học (Dĩ An, Bình Dương) được 67 triệu đồng. Sau khi mua tặng chiếc xe ba gác và máy tính bảng, cô gửi chú 17 triệu tiền mặt. Phương bất ngờ khi biết chú Minh đã quyết định dùng số tiền đó mua 3 chiếc xe máy cũ tặng các nữ sinh viên khó khăn.
Kêu gọi ủng hộ chú Minh, Phương bất ngờ khi chú chỉ nhận quà, còn tiền mặt dành mua tặng xe máy cũ cho sinh viên nghèo.
Phương nhớ lại lúc đăng bài xin tiền ủng hộ chú Minh, có bạn gửi 40.000 đồng, nói chỉ có thể góp một chút vì đang là sinh viên. Khi cô chia sẻ câu chuyện, một mạnh thường quân khác nhắn tin cho Phương, đề nghị bạn sinh viên gửi số tài khoản để người ấy gửi tặng gấp 10 lần, coi như món quà đáp lại tấm lòng của bạn.
"Từ những người xa lạ lại kết nối với nhau bằng câu chuyện như vậy, bản thân mình thấy hạnh phúc. Những người nhân ái cuối cùng sẽ gặp nhau".
Vừa quản lý khách sạn, vừa làm mẫu ảnh nên Trúc Phương khá bận rộn. Nhưng mỗi ngày cô đều dành 2-3 tiếng cho việc sàng lọc thông tin, trả lời tin nhắn, kêu gọi mọi người ủng hộ. Nhiều lần cô bị người thân, bạn bè nói "lo chuyện bao đồng".
"Mình nghĩ bản thân làm từ thiện vì đam mê. May mắn là đến hiện tại, chưa mạnh thường quân nào gửi tiền mà đòi mình in sao kê hay chứng minh dùng tiền đó ra sao. Với tư cách cá nhân đứng ra kêu gọi, mình tự hào khi được nhiều người tin tưởng, yêu mến".
Trúc Phương bận rộn khi vừa quản lý kinh doanh, vừa làm mẫu ảnh, đồng thời cố gắng giúp đỡ mọi người. Ảnh: FBNV.
Muốn cho người khó khăn chiếc cần câu
Trúc Phương kể hoàn cảnh khiến cô xúc động nhất là ông bà Tư. Ông Tư bán đá bào, vợ ông bán vé số. Nhưng bà bị ngã gãy chân, cả năm trời không có tiền đi mổ, phải nằm một chỗ. Vô tình thấy có người chia sẻ hoàn cảnh của ông bà, Phương đến tận nơi xác nhận.
Sau khi kêu gọi được hơn 110 triệu đồng, cô đưa bà Tư đi mổ chân, số tiền còn lại cho vào sổ tiết kiệm để ông giữ.
Sự việc phát sinh bất ngờ sau đó là con trai của ông bà về nhà, trộm cuốn sổ tiết kiệm đi. Ông lo lắng, cả đêm không ngủ nhưng không dám gọi báo tin. Đến 5h sáng ông mới gọi cho Phương, gần như khóc trong điện thoại. Trúc Phương trấn an ông yên tâm, "kẻ trộm sổ đi cũng không rút được tiền". Ngay hôm đó, cô đến nhà đưa ông đi làm lại sổ khác.
"Mình cũng gọi điện nói chuyện với người con trai đó. Phải giải quyết những vấn đề trong gia đình người ta mình cũng rất ngại, nhưng đã đứng ra giúp thì phải lo đến nơi đến chốn mới yên tâm".
Trúc Phương cho rằng giữa mình với những người tìm đến và được cô giúp đỡ đều có "chữ duyên". Ảnh: FBNV.
Đến nay, Trúc Phương đã giúp không ít trường hợp khó khăn, từ người bán hàng rong, ông bà già yếu, bệnh tật đến những đứa bé nghèo.
"Mình thường không trao hết tiền mặt mà sẽ xem họ cần gì, như cần cái xe để chạy, cần đồ dùng sinh hoạt, cần chiếc ghe, cần điều trị bệnh. Mình muốn cho họ chiếc cần câu để mưu sinh lâu dài. Bởi lẽ thường khi bỗng dưng có quá nhiều tiền, người ta dễ nổi lòng tham và quên mất mục tiêu ban đầu, mình rất sợ điều đó".
Hiện tại, dưới mỗi bài đăng trên trang cá nhân của Trúc Phương, dân mạng liên tục bình luận về các hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật cần giúp đỡ. Cô thường dựa vào các trang lớn, nguồn uy tín để xác nhận xem đó có phải người thực sự cần giúp không.
"Mỗi trường hợp được chia sẻ trên mạng, mình luôn đọc bình luận để xem liệu có đúng không. Thậm chí có lúc mình coi hết hàng nghìn bình luận để xác minh. Có quá nhiều người khó khăn, mình muốn trao đúng người, giúp đúng cách".
"Hot girl đồng phục" trường Hutech xinh xắn, cao 1m71 Vũ Thị Phương Chinh được cư dân mạng ưu ái gọi là "hot girl đồng phục" nhờ những hình ảnh diện đồng phục xinh xắn, trong veo. Vũ Thị Phương Chinh (sinh năm 2001, Đắk Nông) hiện đang là sinh viên năm 2, ngành Quản trị kinh doanh của viện Đào tạo Quốc tế, trường ĐH Công nghệ TP HCM (Hutech). Phương Chinh...