“Con đau lắm, đau lắm…bố mẹ ơi…!”
Mắt nhắm nghiền, trán rịn mồ hôi, 2 tay bấu chặt thành giường, em cong mình lên, miệng kêu la thảm thiết: “Con đau lắm, đau lắm…bố mẹ ơi…”. Những âm thanh như xé lòng đấng sinh thành, ở bên, người xoa lưng, người bóp đầu cho con, mà như đứt từng khúc ruột.
Một lần vào thăm các bệnh nhi ở viện Huyết học truyền máu TƯ, tôi được các mẹ kể cho nghe về hoàn cảnh đáng thương của em Lê Hồng Sơn (10 tuổi), ở thôn Trường Xuân, xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Xếp công việc lại,tôi vội đến thăm em, khác biệt hẳn với không khí tất bật, nhộn nhịp chuẩn bị đón Tết của xóm làng. Trong căn nhà nhỏ tối om, lặng lẽ nằm khuất sau rặng tre cuối xóm, là không khí buồn thảm thê lương đến não lòng.
Mắc ung thư hạch rồi ung thư máu, hiện Sơn rất đau đớn.
Vì chưa xoay đâu được tiền, nên dù mấy hôm nay Sơn liên tục đau đớn kêu la, nhưng đôi vợ chồng nghèo khó Trương Thị Hạnh -Lê Văn Tuất, dẫu thương con đến đứt từng khúc ruột, cũng đành phải để con nằm nhà, bởi đã lực bất tòng tâm. 4 năm nay cùng con đi hết viện này đến viện khác, nay anh chị đã hoàn toàn khánh kiệt.
Theo dòng nước mắt của người mẹ đã chịu quá quá nhiều đau khổ, tôi được biết. Tháng 8 năm 2011, khi Sơn chuẩn bị vào lớp 1, thì phát hiện em bị ung thư hạch. Các khối u to mọc trong đại tràng gây đau đớn, để cứu tính mạng em, các bác sĩ phải làm phẫu thuật gấp. Lúc đó vừa hết bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi. Chỉ riêng gần nửa năm nằm viện không có bảo hiểm y tế, chi phí lên đến hơn 200 triệu. Bố mẹ em phải chạy vạy khắp nơi, cầm sổ đỏ, vay họ hàng, vay lãi ngày mới gom đủ. Chưa kể suốt 3 năm trời đằng đẵng trông con ở Viện Nhi TƯ.., có lẽ, chỉ có trời cao mới thấu nỗi cơ cực mà anh chị phải gánh chịu. Rồi bệnh tình của Sơn có phần thuyên giảm, những tưởng anh chị đã giành lại được con lại từ lưỡi hái của tử thần, vậy mà…
Cho dù đau đớn nhìn con chết dần chết mòn, thì đôi vợ chồng nghèo này cũng đã lực bất tòng tâm…
Tháng 2 năm 2014, Sơn lại có biểu hiện sốt, em kêu đau nhức xương, chảy máu mũi, xuất huyết dưới da. Khi bác sĩ cho biết em mắc bệnh ung thư máu, chị như chết đứng, đến nỗi phải nằm viện tâm thần điều trị hơn1 tháng. Lại một lần nữa, anh chị phải giành giật đứa con dứt ruột đẻ ra với tử thần, dù làm mọi cách, đến bán cả máu của mình, cũng chẳng thể có đủ tiền cho ca ghép tủy, hy vọng duy nhất để cứu con.
Người mẹ nghèo khó này, hằng ngày chỉ biết vỗ về, chăm sóc đứa con bé bỏng, hy vọng con bớt đi đau đớn.
Chị Hạnh đau đớn: “Nhà em giờ chẳng còn gì để bán nữa, nếu trên người vợ chồng em bán được thứ gì để cứu con…em cũng cam lòng..”. Không khí nặng nề u ám quá, quay sang anh Tuất, tôi hy vọng tìm thấy một được một điểm tựa để gia đình này có thể vượt cơn bĩ cực. Nhưng anh cũng đã khóc, tôi hiểu anh cũng đã gục ngã trước cơn “sóng dữ” này.
Đứa con gái đang học lớp 8 có nguy cơ phải thôi học, hàng ngày em phải miệt mài khâu nón, mong có chút tiền theo học tiếp.
Video đang HOT
“Em mồ côi bố mẹ từ nhỏ, phải cố gắng lần hồi, làm thuê làm mướn nuôi 2 em rồi dựng vợ gả chồng cho chúng nó. Vợ em thương em rồi về ở cùng, chứ cũng chẳng có tiền làm đám cưới, rồi 4 đứa con ra đời. Không có tiền cho các cháu ăn học nên 2 cháu đầu chỉ học hết lớp 5, đủ 18 tuổi rồi cho đi lấy chồng. Ở nhà bây giờ chỉ có cháu Thư đang học lớp 8 và cháu Sơn. Con Thư cứ xin em cho học tiếp, nó bảo sẽ chăm chỉ đan nón lấy tiền để đi học, nhưng tình cảnh này em phải cho cháu nghỉ thôi ạ…Nhìn thằng Sơn như vậy, em đau lắm…Nhưng em cũng chẳng biết phải làm thế nào nữa…”, anh nói rồi, vội đưa tay quệt mắt, như muốn giấu đi giọt nước mắt của mình.
Đau đớn, kiệt sức lịm đi, Sơn vẫn ứa nước mắt, có lẽ tâm hồn non nớt của em cũng đã cảm nhận được sự đắng cay mà gia đình em đang phải gánh chịu?
Bác sĩ Vũ Hồng Nhung, trực tiếp điều trị cho Sơn tại Viện huyết học truyền máu TƯ cho biết: “Sơn bị ung thư máu (Lơxêmy thể M2), cháu được chuyển từ Viện Nhi TƯ sang Viện huyết học từ tháng 3/2014. Hiện tại cháu đang được đi duy trì đợt 2. Thể trạng cháu rất yếu, trong thời gian này, nếu có gì bất thường thì gia đình phải cho cháu vào viện ngay.”
Vẻ mặt hiện rõ sự đau đớn tột cùng của người mẹ nghèo khó.
“..Nếu có gì bất thường thì gia đình phải cho cháu vào viện ngay.”, lời bác sĩ vẫn văng vẳng bên tai, vậy mà…Sơn lại đau, tiếng kêu la thảm thiết nhỏ dần, em đã lịm đi rồi, tôi vẫn thấy một dòng lệ chảy dài trên má em. Có lẽ nỗi đau thể xác quá lớn ngập tràn cả trong mộng mị, hay sự tủi hờn, oán trách đã xâm lấn tâm hồn non nớt của em!?…
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1698: Chị Trương Thị Hạnh, địa chỉ thôn Trường Xuân, xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai, tp Hà Nội. ĐT 0985 239 903 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Hương Hồng
Theo Dantri
Chuyện về lão nông "phù phép" ra cây ngũ quả ở Hà Nội
Lão nông tài hoa tiết lộ rằng, để cây ra quả "thần tốc" như vậy, ông thường dùng dao tiện vào thân cây với độ sâu hợp lý, điều này gây ảnh hưởng nhất định với việc trao đổi chất của cây, khiến nó phát triển trái với tự nhiên để cho hợp với ý người trồng.
Về Thôn Bãi, Cao Viên, Thanh Oai (Hà Nội) hỏi thăm nhà ông Lê Đức Giáp (62 tuổi) chẳng ai là không biết. Ông Giáp từ mấy năm nay nổi tiếng khắp nơi vì có tài tạo ra loại cây ngũ quả chơi tết hết sức đẹp mắt và kỳ lạ.
Vừa đi chăm sóc những cây cảnh lạ mắt của mình, lão nông Giáp vừa kể rằng, cách đây hàng chục năm, gia đình ông quanh năm chỉ biết kiếm sống bằng nghề nông nghiệp và kiếm thêm bằng nghề làm pháo.
Lão nông dân tài hoa Lê Đức Giáp bên vườn cây cảnh lạ mắt
Đến khi nhà nước có lệnh cấm, gia đình ông cũng như nhiều người trong làng phải bỏ hẳn. Mất đi nguồn thu, gia đình ông Giáp lâm vào cảnh khánh kiệt đến mức phải chạy ăn từng bữa. Cuộc sống tưởng chừng như lâm vào bế tắc thì bất ngờ khoảng năm 2000, ông Giáp tình cờ đi chơi nhà bạn ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Tại đây, ông thấy các gia đình đều trồng cây cam canh, năng suất tốt và thu nhập đều rất cao. "Thử nhấm tính với mức giá hơn hai chục nghìn một cân, mỗi cây thu về hàng triệu đồng, vườn lại có tới hàng trăm cây, tôi lập tức nảy sinh ý định mang thứ cây này về trồng ở vườn nhà để cải thiện kinh tế", ông Giáp nhớ lại.
Nghĩ là làm, sau khi về nhà, ông Lê Đức Giáp bỏ trồng lúa, dùng toàn bộ diện tích 1.000 m2 trồng cam. Cả nhà thấy vậy ra sức ngăn cản ý nhưng lão nông vẫn quyết phải làm bằng được. Khoảng thời gian đầu tiên ông Giáp gặp rất nhiều khó khăn vì mảnh đất rắn không phù hợp với cây trồng. "Thấy bị sai chỗ nào tôi lại về Văn Giang nhờ các hộ trồng cam chỉ bảo, rồi tự mày mò bằng cách đọc sách báo, xem tivi", ông Giáp nói.
Sau đó, ông Giáp đã tìm ra giải pháp từng bước hạ độ PH cho đất bằng cách rải vôi và tro rơm. Nhờ tính cần cù, ham học hỏi, ngay từ vụ cam đầu tiên gia đình ông Giáp đã thu lãi hơn 20 triệu đồng. Thấy có lãi, ông mở rộng diện tích trồng cam và gần như năm nào cũng thu về hàng chục triệu. Theo ông Giáp, bình thường, cây cam sau bốn năm mới cho quả đầu tiên, còn vườn cam nhà ông, một năm là cây ra quả.
Lão nông tài hoa tiết lộ rằng, để cây ra quả "thần tốc" như vậy, ông thường dùng dao tiện vào thân cây với độ sâu hợp lý, điều này gây ảnh hưởng nhất định với việc trao đổi chất của cây, khiến nó phát triển trái với tự nhiên để cho hợp với ý người trồng.
Sau quãng thời gian ổn định lại kinh tế nhờ trồng cam, khoảng cuối 2005, đầu 2006, ông nảy sinh ý định tạo ra loại cây ngũ quả. Ông chọn gốc chính là gốc cây cam làm cây trổ để ghép, chọn 5 loại quả là bưởi, phật thủ, cam, quất và quýt - tượng trưng cho "mâm ngũ quả" ngày Tết để ghép lên cây. Tuy nhiên, năm đầu tiên của ông Giáp đã thất bại nặng nề vì chưa hiểu được đặc tính của mỗi loại quả.
Ông Giáp chia sẻ rằng: "Do 5 loại quả này cùng ra hoa một lúc, nhưng thời điểm chín lại khác nhau. Trên cây có loại tháng 7, 8 là chín, có loại tháng 10 - tháng 11 chín, nhưng có loại đến Tết mới chín". Năm đó, ông trồng khoảng "hai ba chục cây"và toàn bộ số cây đó phải bỏ đi bởi ghép không thành công. Cho đến 2 năm tiếp sau đó, ông Giáp vẫn chịu hết thất bại này đến thất bại khác, lần nào ghép, ít nhất một đến 2 quả cũng chín rộ trước tết.
Cây ngũ quả của ông Giáp đã gây sốt trên thị trường trong những năm gần đây
Không nản lòng, rút kinh nghiệm những lần thất bại, ông Giáp thực hiện ghép các loại quả ở thời gian khác nhau. Ông phát hiện, ở các quả có múi, thành phần dinh dưỡng nuôi quả giống nhau, nên khi ghép cam, chanh, phật thủ vào cây bưởi, chúng thích nghi với nhau rất nhanh.
Mãi đến 2009, ông Giáp mới kết hợp tính toán từng thời điểm của quả, ví dụ cam Canh hoặc bưởi Diễn ông sẽ ghép đầu tiên vào tháng ba hoặc tháng 5; cuối tháng 5, đầu tháng 6 ông ghép cam đường, chanh; đầu tháng 7 là cam Malaysia, tháng 10 và 11 ông mới ghép phật thủ.
Theo ông Giáp, thời gian kể từ khi chọn cây, tiến hành ghép cho đến khi cho thu hoạch là một năm. Cây ngũ quả do ông tạo sẽ giữ màu sắc và hương vị hết tháng Giêng, thậm chí là ba tháng sau Tết, cây không bị hư hại gì.
Nói về việc quyết tạo ra cây ngũ quả, ông Giáp tâm sự: "Nhà nào cũng có mâm ngũ quả. Ngoài quả chuối, các loại quả còn lại đều có múi, với kinh nghiệm cây cam cảnh nghệ thuật, tôi hoàn toàn tự tin bắt tay tạo ra cây cảnh 5 loại quả với nét độc đáo riêng, điều xưa nay chưa ai làm. Tôi tin rằng, cây ngũ quả chắc chắn sẽ được nhiều người ưa chuộng vì từ lâu trong tiềm thức người Việt dịp Tết luôn có mâm ngũ quả".
Trước thềm tết Ất Mùi cây cảnh của ông Giáp đều đã có người đặt mua hết
Quả đúng như lão nông nghĩ, sau khi sản phẩm cây ngũ quả ra mắt trên thị trường đã tạo nên cơn sốt tiêu thụ vô cùng lớn. Trước Tết Nguyên Đán vài tháng những cây cảnh của ông đã có người đặt hết. Hiện tại, ông Giáp đã tạo ra cả loại cây thất quả, cây cửu quả để phục nhu cầu người dân trưng Tết.
Lê Tú
Theo Dantri
Lạc vào vườn cây "ngũ-thất-cửu quả" độc nhất vô nhị giữa Thủ đô Nếu cây 5 loại quả tượng trưng cho mâm ngũ quả nhằm mang lại may mắn và sự thịnh vượng cho gia chủ thì cây 7 loại và 9 loại quả được ông nông dân 62 tuổi Lê Đức Giáp (thôn Bãi, Cao Viên,Thanh Oai, Hà Nội) sáng tạo ra còn gửi gắm mong muốn cây càng nhiều quả sẽ như các con,...