Côn Đảo – Từ địa ngục tới thiên đường: Vời vợi một thời
Năm 1975, cuộc Tổng tấn công và nổi dậy của quân và dân miền Nam – Bắc đã đưa non sông về một dải.
Tại Côn Đảo vào đêm 30/4, Đảng ủy Côn Đảo đã lãnh đạo các tù nhân chớp thời cơ hành động, cướp chính quyền và làm chủ Côn Đảo, chấm dứt 113 năm là địa ngục trần gian.
Trong những lần tới Côn Đảo trước đây, chúng tôi hay tới gặp ông Phan Hoàng Oanh (Tự Bảy Oanh- nay đã mất)- Một trong 150 cựu tù đã tình nguyện ở lại với Côn Đảo sau ngày đất nước thống nhất. Ông Oanh kể về những ngày gian khó của Côn Đảo sau 1975. Theo ông Oanh, trước năm 1975 mảnh đất Côn Đảo chỉ có những người tù, quản ngục và gia đình họ sinh sống. Sau ngày 30/4/1975, toàn bộ quản ngục cùng gia đình họ bỏ về đất liền. Ngày 5/5/1975 những chuyến tàu đầu tiên của quân Giải phóng đã đón những cựu tù đầu tiên rời khỏi “Địa ngục trần gian”. Tới ngày 20/5/1975, chuyến tàu cuối cùng rời Côn Đảo đưa hơn 7.000 cựu tù về đất liền, tuy nhiên ông Bảy Oanh tình nguyện ở lại với Côn Đảo.
Theo ông Oanh, Đảng ủy Côn Đảo đã vận động những cựu tù còn trẻ tuổi, có sức khỏe ở lại để giữ bình an cho Côn Đảo. Những ngày đầu sau ngày đất nước thống nhất, những người tình nguyện tại Côn Đảo phải làm rất nhiều việc như bảo vệ an ninh trật tự, tiếp nhận và vận hành các cơ sở hạ tầng của chế độ cũ, tu sửa nghĩa trang, gìn giữ và bảo quản các hiện vật của những người tù để lại… Hệ thống chính quyền mới cũng được dựng lên, nhiều cán bộ quản lý cũng được tăng cường từ đất liền để dần dần, Côn Đảo hình thành một lớp dân cư mới.
Một góc Côn Đảo
Ông Bảy Oanh kể lại những ngày đó, cuộc sống của người dân trên đảo gặp rất nhiều khó khăn. Xa đất liền, phương tiện giao thông lại thiếu thốn nên có những lúc biển động, có khi cả tháng trời mới có tàu từ đất liền tới tiếp tế cho Côn Đảo. Về lương thực thực phẩm ở Côn Đảo cũng không đến nỗi khó khăn lắm bởi người dân vẫn trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt hải sản. Nhưng về y tế giáo dục hay thông tin thì người Côn Đảo vô cùng thiếu thốn. Từ những năm 80, Côn Đảo chỉ có vài học sinh đi học nên để đủ cho 1 lớp học, các thầy cô phải đưa các em vào học cùng với những người tham gia lớp bổ túc văn hóa. Không có giáo viên, nhiều cán bộ phải kiêm nhiệm như cán bộ văn hóa thì dạy Văn, các cán bộ kỹ thuật thì dạy Toán, y sỹ dạy Sinh… Có khi trong 1 phòng học có tới mấy bậc học.
Còn ông Đoàn Hữu Hoài Minh- Nguyên phó ban quản lý Di tích Côn Đảo cũng kể về cuộc sống đầy khó khăn của người dân Côn Đảo trong những năm sau ngày đất nước thống nhất. Ông Minh cho biết, ngày đó tại Côn Đảo chỉ có một trạm Quân y do Quân đội quản lý. Việc đau ốm, bệnh tật của người dân đều trông vào trạm này. Với những ca bệnh nặng phải đưa vào đất liền nhưng tàu khi có khi không, máy bay chỉ có trực thăng nhưng rất ít chuyến. “Khó khăn nhất là thông tin. Ở trên đảo, muốn gọi điện thoại vào đất liền phải đăng ký hẹn giờ tại bưu điện với người thân trong đất trước vài ngày. Đúng giờ hẹn ra bưu điện, gọi điện bằng chiếc bộ đàm những chiếc tàu cá hay dùng. Còn thư từ có khi viết cả tháng không chuyển đi được vì biển động”- Ông Minh kể.
Còn bà Trần Thị Ni (Tư Ni), cựu tù Côn Đảo tâm sự, ngày đó Côn Đảo chỉ phát điện bằng máy nổ. Nhiên liệu khó khăn nên chỉ buổi tối, người dân mới có chút ánh sáng đèn điện để dùng vài tiếng. Rồi sau đó cả Côn Đảo lại chìm vào bóng đêm. “Người dân Côn Đảo khi đó mới có chừng khoảng trăm hộ. Buổi tối vắng vẻ, xung quanh toàn nghĩa trang và nhà tù nên âm u lắm. Đã có người chịu không nổi nên ra đảo chừng vài tuần, có tàu là bỏ về đất liền ngay. Chúng tôi thì quen rồi, chung quanh toàn đồng đội anh em sao chúng tôi lại bỏ về? Khó thì khó chung với mọi người, trong đất liền cũng khó chớ bộ”- Bà Tư Ni nói.
Video đang HOT
Phòng Trưng bày lưu niệm Nữ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu
Những năm 80, tàu đánh cá là phương tiện duy nhất kết nối với Côn Đảo. Cuối những năm 80, đặc khu Vũng Tàu- Côn Đảo đã đóng chiếc tàu chuyên chở khách đầu tiên tới Côn Đảo. Chuyến hải hành đầu tiên từ Vũng Tàu tới Côn Đảo, con tàu bị mất hút. Khi đó nhiều người đã nghĩ tới chuyện tàu đã bị những kẻ vượt biên cướp thì còn tàu lại lù lù xuất hiện tại cảng Vũng Tàu. Những người đi trên tàu kể do tàu bị sự cố kỹ thuật nên tàu lệch hướng, mãi khi biết bị lạc, không tìm được hướng tới Côn Đảo nên thủy thủ đoàn đành quyết định cho tàu trở lại nơi xuất phát. Ông Minh kể, ngày đó người Côn Đảo thường thèm ăn bánh mỳ vì đảo ít dân, không có lò nướng nên món bánh mỳ không hiện diện trên đảo. Vì thế mỗi lần vào đất rồi quay trở lại Côn Đảo, nhiều người thường chọn mua bánh mỳ làm quà cho mọi người. Mua xong chưa kịp đem xuống thì tàu lại không đi do biển động. Thế là toàn khu hậu trạm (nơi đón tiếp những người chuẩn bị ra Côn Đảo) trở thành điểm… phơi bánh mỳ để khỏi bị mốc. Rồi khi có chuyến tàu khác, bà con lại vay tiền mua bánh mỳ mới để chuẩn bị ra đi. Nhưng rồi tàu lại đình chuyến, lại phơi. “Có khi nhiều bà con phải nằm ở khu hậu trạm cả vài tuần, tự mua thực phẩm nấu ăn để chờ chuyến đi”- Ông Minh kể.
Sự xa cách với đất liền khiến những người dân Côn Đảo tự hình thành một thói quen “Có 1 không 2″ là thói quen đi đón tàu. Cứ hôm nào nhà đèn sáng nhiều hơn bình thường là mọi người lại hỏi nhau: “Hôm nay có tàu ra phải không?”. Và cứ thế, hàng trăm người tới bến tàu chờ đợi. Khi con tàu cập bến, người dân reo hò, nhìn từng khuôn mặt khách bước lên và gọi tên từng người quen. Với khách lạ thì “Chú ở chỗ nào? Lên công tác Côn Đảo lâu không?” và chỉ sau 1 ngày, ai cũng biết tên, biết mặt khách, thân thiết với khách như người nhà. Ông Minh nói thêm: “Đón tàu trở thành nét văn hóa rất riêng của người Côn Đảo bởi cuộc sống tinh thần còn thiếu thốn, mỗi lần tàu ra là người Côn Đảo lại có thư có quà của người thân, có sách báo lương thực, thuốc men. Mỗi người đến với Côn Đảo đều được coi là khách quý”.
Ông Minh đưa tôi đi xem những bức tranh mà ông vẽ trong suốt những năm sống tại Côn Đảo. Dù cuộc sống ngày đó nhiều khó khăn nhưng trong các bức tranh lại thể hiện một Côn Đảo bình yên với con đường ven biển thơ mộng, với những bức tường rêu phong của nhà tù, với con tàu cá đang băng sóng để ra khơi. “Khó khăn ngày đó là khó khăn chung của đất nước mà ai cũng đã trải qua. Tôi chỉ nghĩ rằng để có ngày hôm nay, chúng ta có thể tự hào đã kiên trì vượt qua giai đoạn khó khăn đó”- Ông Đoàn Hữu Hoài Minh nói thêm.
Khám phá hệ thống nhà tù Côn Đảo nơi được mệnh danh là "Địa ngục trần gian"
Cùng tìm hiểu qua nhà tù Côn Đảo ở đâu và hiểu rõ hơn về hệ thống tàn bạo, ác độc của chế độ ở nhà tù này. Hy vọng rằng, những điều kể ở trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trong chuyến du lịch Côn Đảo đầy thú vị nhé.
Mặc dù, chiến tranh đã qua đi nhưng những tội ác mà nó gây ra chưa bao giờ hết rùng rợn trong lòng mỗi người dân. Và một trong số đó không thể bỏ qua nhà tù Côn Đảo - địa ngục trần gian, nơi mà khiến bạn rợn tóc gáy với những hành động tra tấn , thiếu tính người mà các chiến sĩ anh dũng đã phải chịu đựng trong suốt thời kỳ chiến tranh. Vậy, hãy cùng tìm hiểu xem nhà tù Côn Đảo ở đâu, có gì đặc biệt ở đây khi đi du lịch Côn Đảo tại nhà tù này nhé.
Dinh Chúa Đảo
Sơ lược về nhà tù Côn Đảo
Vậy Nhà tù Côn Đảo ở đâu? Nhà tù Côn Đảo hay còn gọi là địa ngục trần gian. Nhà tù này được chính quyền Pháp xây dựng vào những năm 1862 tại Côn Đảo (thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) - bởi đây là một vùng thuộc ngoài biển, xa đất liền, không có phương tiện lưu thông nên người tù sẽ khó có thể trốn thoát.
Với 127 phòng giam, 504 phòng giam biệt lập (hay còn gọi là chuồng cọp) và 42 xà lim với diện tích vô cùng rộng lớn được chia ra để giam giữ từng loại tù nhân khác nhau với cách tra tấn tàn bạo, thiếu tính người. Đến năm 1979, thì khu di tích lịch sử Côn Đảo được xếp hạng di tích quốc gia với 17 thành phần trong hệ thống nhà tù.
Khám phá hệ thống nhà tù Côn Đảo nơi được mệnh danh là Địa ngục trần gian
Trại 1
Còn có tên gọi khác là Lao 3, Banh 3, Trại Bác Ái, Trại Phú Thọ. Trại có tổng diện tích 12.7000 m2 , 1.200 m2 gồm 3 dãy khám giam, phòng bếp, phòng ăn, phòng y tế, phòng gian tập thể, phòng giam biệt lập, giam cầm. Cùng với Banh 3, Banh 3 phụ và trại 5 tạo thành 1 cụm bao quanh khu biệt lập nổi tiếng - Chuồng cọp Pháp.
Trại 2
Còn gọi là Banh 1, Lao 1, sau đổi tên thành Trại Phú Hải. Trại Phú Hải gồm có 33 phòng chia làm 2 dãy khám giam, 20 xà lim, nhà nguyện, bệnh xá, khu đập đá, giảng đường, bếp ăn, nhà nguyện,.... xung quanh trang bị nhiều bốt gác. Đây là một lớp ngụy trang hoàn hảo để che đi tội ác của chúng.
Trại 3
Tên gọi là Banh 2, Trại nhân vị, Trại Phú Sơn. Ở đây gồm có 14 xà lim, phòng y tế, nhà bếp, miếu thờ, phòng giám thị,..... bao quanh bởi tường đá cao 4m, có bốt gác xung quanh.
Trại 4
Trại này có diện tích 5.804 m2 , gồm nhà bếp, y tế, 8 phòng giam, nhà kho.
Trại 5
Rộng 3.594 m2, có 12 phòng giam tập thể, chia làm 3 dãy, mỗi dãy 4 phòng.
Trại 6
Còn gọi là Trại Phú An, có diện tích 42.140 m2 , chia làm khu A và B, mỗi khu có 2 dãy, 4 xà lim, 10 phòng giam, nhà bếp, y tế, nhà kho.
Trại 7
Chính là trại Phú Bình (chuồng cọp kiểu Mỹ). Trại có diện tích rộng lớn với 8 khu giam A, B, C, D, E, F, G, H. Gồm có 48 chuồng cọp, nhà kho, nhà ăn, bệnh xá, phòng giám thị tại mỗi khu.
Trại VIII
Có tên gọi khác là Trại Phú Hưng. Đi tour Côn Đảo thì du khách sẽ khám phá được 10 phòng giam, chia làm 2 dãy và các phòng như: giám thị, nhà bếp, bệnh xá,.... được bao bọc bởi hàng rào thép gai.
Trại IX
Trại này vẫn chưa hoàn thiện thì bị gỡ bỏ trong lúc Mỹ ký kết hiệp định Paris.
Khám phá hệ thống nhà tù Côn Đảo nơi được mệnh danh là Địa ngục trần gian
Dinh Chúa Đảo
Sở hữu diện tích 18.600 m2 , bao gồm nhà chính, nhà phụ, sân vườn và các công trình phụ khác. Nơi đây thuộc ngự trị của 53 đời chúa đảo gồm 14 đời của Mỹ và 39 đời của Pháp.
Nhà Công Quán
Đến với tour du lịch Côn Đảo bạn nên ghé thử Nhà Công Quán. Với diện tích 150m2 được Pháp xây dựng. Đến thời của Mỹ, nó được xem như nơi dừng chân của những người đến thi hành công vụ.
Cầu Tàu
Khởi công xây dựng vào năm 1873, đây được xem là nơi ám ảnh của nhiều người khi phải trải qua nỗi đau thấu xương khi mới bị đày đến đây. Ngoài ra, con số 914 chỉ số người đã bỏ mạng khi xây dựng cây cầu này.
Lò Vôi
Đây là nơi bốc lột sức lao động tàn bạo với chế độ nhà tù tàn độc lên người tù Côn Đảo.
Nghĩa trang Hàng Dương
Đây là nơi yên nghỉ của hàng vạn chiến sĩ và đồng bào yêu nước.
Phòng điều tra
Là nơi tra khảo cung của những người tù trước khi nhập giam.
Cầu Ma Thiên Lãnh
Xây dựng năm 1930 nhằm mục đích khai thác đá, gỗ để xây dựng phòng giam và dễ dàng lập trạm kiểm soát tù nhân vượt ngục.
Khu biệt lập chuồng bò
Đây chắc hẳn sẽ là nơi khiến bạn ám ảnh nhất trong chuyến du lịch Côn Đảo đấy. Được xây dựng năm 1930, với diện tích 4.410 m2 , địch dùng hầm bò này để ngâm người tù và tra tấn đày đọa họ tàn bạo , khiến người nhận tra tấn bị giòi ăn đến tận xương và sẽ chết vì sức yếu.
Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu qua nhà tù Côn Đảo ở đâu và hiểu rõ hơn về hệ thống tàn bạo, ác độc của chế độ ở nhà tù này. Hy vọng rằng, những điều kể ở trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trong chuyến du lịch Côn Đảo đầy thú vị nhé.
3 "thiên đường" nghỉ dưỡng ở Côn Đảo cho chuyến du lịch tuyệt vời Điểm danh những resort, khách sạn đẹp và ấn tượng nhất Côn Đảo, cho bạn một chuyến du lịch đáng mơ ước hơn cả. Ngày 7/1/2021 tờ New York Times đã công bố danh sách 52 điểm đến được yêu thích nhất năm 2021, trong đó có Côn Đảo - "đảo thiên đường" luôn có sức hấp đẫn đặc biệt với du khách....