Con đang học online thì ông bố lướt qua camera, cô giáo nhìn thấy đỏ mặt tía tai phải viết ngay “tâm thư” góp ý
Một chút vô duyên của ông bố khiến cô giáo chỉ muốn tắt ngay camera cho đỡ ngại.
Nói đến chuyện học online là nói đến bao nhiêu tình huống bá đạo khiến đôi khi người trong cuộc chỉ muốn “độn thổ”. Mấy đứa nhỏ nằm vắt vẻo ngủ, “tiếng cô vang rừng núi nhưng không ai trả lời” hay đang học lại đói bụng đi ăn cơm là chuyện… thường ngày ở huyện. Và đôi khi, chính phụ huynh cũng là nhân vật chính “góp vui” khiến cho những câu chuyện về học online càng tăng phần hài hước.
Trên các hội nhóm dành cho giáo viên, những câu chuyện không đỡ nổi từ bố mẹ học sinh luôn khiến ai nấy cười lăn lộn. Chẳng hạn trong buổi học online, học sinh thì mở mic, bố học sinh “thò đầu” vào rồi hỏi: Cô giáo mày à, béo nhỉ? khiến giáo viên “đứng hình”.
Hay một tình huống tấu hài khác mà nhiều giáo viên gặp phải, đến nỗi phải lên mạng buông lời “thỉnh cầu” hài hước như cô giáo sau đây:
Một cô giáo khác cũng gặp phải tình huống tương tự:
Video đang HOT
Thậm chí có phụ huynh còn bá đạo hơn, đứng ngay trước màn hình hỏi con: “Cô giáo mày có nhìn thấy tao không?”.
Có thể trong thời gian làm tại nhà để giãn cách xã hội, một số phụ huynh đã quên mất rằng con mình vẫn đang phải học online nên ăn mặc hơi thoải mái, gây ra tình huống trớ trêu này. Mỗi giờ dạy online vì thế không còn là lớp học riêng tư của thầy và trò mà còn có thêm nhiều khán giả “dự khán”.
Tuy nhiên chưa nói đến những hành động của bố mẹ khiến con cái mất tập trung, mà việc tiện đâu mặc đó và vô tư xuất hiện giữa lớp học có thể để lại ấn tượng không đẹp với giáo viên. Không cần quá cầu kỳ, sang trọng nhưng nên chỉn chu, lịch sự.
Chưa kể có một số phụ huynh chưa tế nhị, ngồi kế bên con nhưng lại làm việc riêng, gọi điện, cười nói, thỉnh thoảng quên tắt micro gây ồn hay bình phẩm ngoại hình của giáo viên một cách khiếm nhã. Một số người lớn còn tham gia phát biểu trong lớp, góp ý cô giáo phải thay đổi cách dạy, giáo án, cách ra bài tập.
Nhiều giáo viên khác chia sẻ, việc dạy trực tuyến như “làm dâu trăm họ”. Không chỉ khó về chuyên môn, vất vả trong công việc mà thầy cô còn chịu nhiều áp lực vô hình với những tình huống bi hài. Chỉ mong cha mẹ các em hiểu và khéo léo, cẩn thận hơn một chút, dành không gian yên tĩnh, gọn gàng nhất cho con học tập.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần chủ động học hỏi nâng cấp năng lực công nghệ thông tin của bản thân để sử dụng và giúp con sử dụng thiết bị an toàn, tìm hiểu thêm về phương pháp sư phạm, cách quản lý cảm xúc và kỷ luật tích cực mà giáo viên vận dụng khi tương tác với con trẻ. Việc học online chỉ có thể hiệu quả khi có sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh.
Con học online chưa tắt mic, bố đi qua nói một câu kém duyên khiến cô giáo ngượng chín mặt
Tình huống này thì đúng là cô giáo không đỡ nổi.
Có 1001 sự cố hài hước khi lũ trẻ học online trong thời gian dịch bệnh như vừa học vừa chơi, đang học thì ngủ, cả lớp nhao nhao vì cô giáo... biến mất khi đang giảng bài vì nghẽn mạng... Không chỉ thế, trên lớp học trực tuyến này cũng có cả những tình huống tấu hài từ người lớn khiến cô giáo không biết nên cười hay mếu.
Chẳng hạn như câu chuyện được cô giáo chia sẻ mới đây trên một hội nhóm dành cho giáo viên. Trong buổi học online, học sinh thì mở mic, bố học sinh "thò đầu" vào rồi hỏi: Cô giáo mày à, béo nhỉ? khiến giáo viên "đứng hình". "Bỗng dưng em muốn tắt CAM" , câu chú thích hài hước của cô giáo khiến ai nấy cười đau ruột.
Các giáo viên được "mục sở thị" câu chuyện của đồng nghiệp hài hước cho rằng mình phải giảm cân nhanh nếu không muốn lâm vào tình cảnh tương tự. Nhiều người cũng tranh thủ kể đủ thứ chuyện không đỡ nổi trong quá trình dạy online của mình:
"Hôm qua tui dạy online, có phụ huynh (bố) của mấy bạn nhỏ khen, cô giáo xinh thế, dễ thương nhỉ. Còn phụ huynh kia thì hỏi con cô giáo xinh vậy đã có bạn trai chưa? Con gái của phụ huynh đấy bảo, cô giáo có con lớn rồi ba, tui cười đau ruột"; "Phụ huynh hỏi con: Con ơi, đứa nào đây? Lớp mày có học sinh lớn thế? Con: Cô giáo con mẹ ạ. Cô giáo:?????"; "Còn mình thì kêu học trò lấy sách bài tập. Thằng bé cằn nhằn kêu mẹ đi lấy. Mẹ thì nói: "Cái gì nữa? Cô này cũng kì. Đòi hỏi đủ điều"...
Và thêm nhiều tình huống bá đạo khác chỉ khi học online mới có:
Tuy nhiên, một số ý kiến cũng cho rằng phụ huynh nên tế nhị hơn trong việc giao tiếp. Dù tắt mic hay chưa thì hành vi bình phẩm về ngoại hình của người khác, nhất là cô giáo dạy con mình. Việc của cô giáo là truyền thụ kiến thức, chỉ cần dạy học sinh tốt là được.
Trẻ con là tấm gương phản chiếu phần nào về cha mẹ chúng. Cha mẹ thường xuyên kể xấu và phán xét người khác làm cho con cái vô tình ảnh hưởng thái độ sống này và lớn lên có xu hướng tương tự. Khi đánh giá người khác chỉ biết nhìn nhận ở góc độ tiêu cực.
Bố mẹ cần cẩn thận khi đánh giá và phát ngôn về người khác trước mặt con trẻ. Thay vào đó, cha mẹ nên nhớ và nghĩ đến những người tốt, việc tốt để có thể nói với nhau khi có mặt trẻ. Khen ngợi hoặc tìm ra những điều tốt đẹp của người khác để bàn cũng là cách dạy con thông minh. Vì qua câu chuyện đó, trẻ sẽ hiểu được việc nào tốt, việc nào xấu giúp hình thành lối sống đúng đắn về sau.
Học sinh vẽ bậy lên màn hình lúc học online, cô dọa "Đứa nào khôn hồn thì xóa ngay cho tao", thái độ của trò cũng gây tranh cãi Cộng đồng mạng đưa ra nhiều ý kiến trái chiều trước nội dung đoạn clip này. Ảnh minh họa Mới đây, cộng đồng mạng xôn xao trước một clip chia sẻ trên mạng xã hội Tiktok. Đoạn clip ghi lại một giờ học online, không rõ vào thời gian và địa điểm xảy ra ở đâu. Theo đó, trong lúc cô giáo đang...