Con đã chết, khỉ mẹ vẫn lưu luyến ôm xác tới 10 ngày
Chú khỉ chết non chào đời vào ngày 9/10 nhưng phải 10 ngày sau đó, người ta mới phát hiện ra sự việc đau lòng này khi mẹ của nó được giao lưu với một nhóm học sinh.
Hôm đó, Tracey Mobley, một sinh viên đang học tại Học viện Campfire ở phía Tây Olifants (Nam Phi), nhận ra rằng khỉ mẹ đang ẵm một sinh vật lạ. Khi quan sát kỹ hơn, xác của chú khỉ sơ sinh đã bắt đầu khô lại, nhưng vẫn đoán được là con của khỉ mẹ.
Tuy khỉ con đã mất được 10 ngày, nhưng khỉ mẹ vẫn tiếp tục vuốt ve cơ thể con và giao lưu với mọi xung quanh dù vừa trải qua mất mát lớn. Việc duy trì sự chăm sóc sau khi con chết non là điều thường thấy đối với loài linh trưởng, nhưng lưu luyến xác con đến 10 ngày như trường hợp của người mẹ này là điều không thường xảy ra.
Tracey chia sẻ:
“Chuyện này buồn quá, tôi có thể thấu cảm được. Cô ấy (khỉ mẹ) trông tuyệt vọng, chắc là đang đau buồn lắm. Cô ấy cố gắng để đứa trẻ lên một cái cây như thể hi vọng rằng nó sẽ di chuyển và giữ cành. Thật là đau lòng khi xem.
Chuyện này thực sự cảm động. Chúng tôi đã bàn luận rất nhiều khi chứng kiến cảnh tượng ấy và liên tưởng đến việc một bà mẹ vừa sinh xong liền mất con sẽ khóc than vì nó như thế nào.
Khỉ mẹ rõ ràng đang cố gắng tìm kiếm phản ứng từ con mình. Thoạt đầu, cô ta ôm chặt nó mọi lúc rồi từ từ ẵm nó trên tay và thỉnh thoảng đặt nó xuống. Sau đó, cô ấy dùng miệng tha con mình để có tay chân mà leo trèo.
Mới đầu, xác khỉ con mềm oặt, tay chân thì lòng thòng. Sau một ngày thì nó sẽ khô lại và cuối cùng là cứng đơ, tới mức bạn không nhìn ra đó là một chú khỉ”.
Tracey cũng là người đã quay lại đoạn clip khỉ mẹ quấn quýt bên cái xác khô của khỉ con tại khu bảo tồn động vật gần sông Olifants, Nam Phi.
Phạm Hảo
Theo saostar.vn/Mirror
Hộp sọ kì lạ của loài khỉ cổ đại tiết lộ bí mật về cách thức bộ não của các loài linh trưởng phát triển
Phần còn lại của một loài linh trưởng thời tiền sử sống ở Andes 20 triệu năm trước và nhỏ đến mức có thể nằm gọn trong tay bạn đang giúp các nhà khoa học tìm hiểu thêm về cách thức bộ não của con người phát triển.
Trong một nghiên cứu được công bố vào cuối tháng 8 vừa qua trên tạp chí Science Advances, các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc và Hoa Kỳ đã sử dụng hình ảnh độ phân giải cao để kiểm tra hộp sọ hóa thạch duy nhất được biết đến của loài Chilecebus đã tuyệt chủng - một loài khỉ tân thế giới đi lang thang quanh rừng núi cổ đại, ăn lá và hoa quả.
Từ lâu, giới khoa học luôn cho rằng kích thước não của loài linh trưởng luôn tịnh tiến, tăng trưởng dần theo thời gian nhưng thực tế nghiên cứu này cho thấy kích thước não bộ của loài linh trưởng tăng trưởng trải qua những bước quanh co và độc lập trong quá trình tiến hóa.
Các loài linh trưởng được chia thành hai nhóm: Khỉ cựu thế giới sống ở Châu Phi và Châu Á; khỉ tân thế giới sống ở Nam Mỹ và Châu Đại Dương.
Một hộp sọ hóa thạch đặc biệt của Chilecebus carrascoenis, một loài linh trưởng 20 triệu năm tuổi từ vùng núi Andes của Chile.
Đồng tác giả nghiên cứu John Flynn thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ chia sẻ với AFP: "Chúng tôi thấy rằng trong nhánh tiến hóa chính, đa số đều có xu hướng mở rộng hộp sọ và tăng kích thước của não bộ, nhưng trong khi đó lại có một số nhóm nhất định lại đi ngược lại, não của chúng có xu hướng giảm kích thước".
Nghiên cứu dẫn đầu bởi Ni Xijun tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, đã dùng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT) và tia X quét phần bên trong hóa thạch hộp sọ của loài Chilecebus đã tuyệt chủng nhằm xác định cấu trúc bên trong hộp sọ.
Từ lâu, giới khoa học luôn cho rằng kích thước não của loài linh trưởng luôn tịnh tiến, tăng trưởng dần theo thời gian nhưng thực tế nghiên cứu này cho thấy kích thước não bộ của loài linh trưởng tăng trưởng trải qua những bước quanh co và độc lập trong quá trình tiến hóa.
Mặc dù loài Chilecebus có kích thước gần bằng một con khỉ đuôi sóc Marmoset hoặc khỉ sư tử Tamarin hiện đại, nhưng ngược lại với những con khỉ đó, não của của loài Chilecebus có một số rãnh còn gọi là nếp gấp cho thấy độ phức tạp hơn về nhận thức, nói một cách khác, kích thước não không phải lúc nào cũng liên quan đến sự tiến bộ và phát triển của não bộ.
Hơn nữa, ở các loài linh trưởng hiện đại, kích thước của vùng trung tâm thị giác và khứu giác của não có mối quan hệ tỷ lệ nghịch, nghĩa là các loài phát triển thị giác mạnh hơn thường có khứu giác kém hơn và ngược lại
Nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một vùng khứu giác nhỏ ở Chilecebus không mang lại khả năng thị giác mạnh hơn, nghĩa là trong quá trình tiến hóa của loài linh trưởng, hệ thống thị giác và khứu giác không có sự liên quan chặt chẽ như các giả thuyết trước đây.
Hình ảnh phục dựng của loài Chilecebus carrascoenis, chúng có kích thước gần bằng một con khỉ đuôi sóc Marmoset hoặc khỉ sư tử Tamarin hiện đại (chúng có kích thước chỉ nằm gọn trong bàn tay người trưởng thành).
JohnFlynn cho biết, các nhà khoa học có thể dùng những hóa thạch được bảo quản tốt để kiểm chứng lại những giả thuyết mà trước đây giới khoa học vẫn luôn ngộ nhận đó là đúng.
"Nhờ và mẫu hóa thạch cổ đại được bảo quản tốt ở độ cao 10.000 feet (3.000m) trên dãy núi Andes, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về lịch sử tiến hóa của chúng ta, đồng thời có thể kiểm tra các giả thuyết trước đây cũng như có thể hiểu được sự tiến hóa phức tạp của não bộ ở loài linh trưởng".
Theo Trí thức trẻ
Di dời mộ cho người dì, người đàn ông phát hiện sự thật sốc từ 39 năm trước Sau 39 năm thờ cúng tại phần mộ này, người đàn ông mới phát hiện ra sự thật động trời khi khai quật để di chuyển ra chỗ khác. Ông Chuanli vô cùng sốc khi biết sự thật. Truyền thông địa phương đưa tin, ông Wen Chuanli, 50 tuổi, người Singapore, có mối quan hệ rất thân thiết và gần gũi với người...