‘Con cưng’ Sông Đà ôm nợ hơn 10.500 tỷ đồng, Bộ Xây dựng chỉ đạo ‘nóng’
Báo cáo tài chính công ty mẹ năm 2019 đã kiểm toán cho thấy, tổng tài sản của Sông Đà là 15.132 tỷ đồng, nợ phải trả là 10.580 tỷ đồng (trong đó nợ phải trả công ty mẹ là 6.647 tỷ đồng, nợ do công ty mẹ vay để cho vay lại là 2.956 tỷ đồng).
‘Con cưng’ Sông Đà ôm nợ hơn 10.500 tỷ đồng, Bộ Xây dựng chỉ đạo nóng
Bộ Xây dựng cho biết Tổng công ty Sông Đà đã hoàn thành công tác cổ phần hoá và chính thức chuyển sang mô hình công ty cổ phần từ ngày 6/4/2018 với vốn điều lệ hơn 4.495 tỷ đồng. Bộ Xây dựng đại diện vốn nhà nước nắm 99,79% vốn điều lệ.
Theo báo cáo tài chính công ty mẹ năm 2019 đã kiểm toán, tổng tài sản của Sông Đà là 15.132 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 4.551 tỷ đồng và nợ phải trả là 10.580 tỷ đồng.
Trong đó, nợ phải trả công ty mẹ là 6.647 tỷ đồng, nợ do công ty mẹ vay để cho vay lại là 2.956 tỷ đồng.
Tại thời điểm 31/12/2019, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là 2,32 lần, thấp hơn mức 3 lần quy định. Bộ Xây dựng lý giải tỷ lệ này duy trì trong mức an toàn, các khoản nợ đều trong hạn thanh toán. Sông Đà không có nợ quá hạn hoặc nợ xấu, kinh doanh có lãi và bảo toàn được vốn.
Sông Đà dự kiến thu xếp nguồn thu để thanh toán nợ, với các khoản vay cho vay lại, tổng công ty sẽ thu của các đơn vị theo hợp đồng đã kí.
Đối với các khoản vay và nợ phục vụ hoạt động kinh doanh và đầu tư của công ty mẹ (6.647 tỷ đồng), Sông Đà sẽ thu tiền nợ khối lượng xây lắp hoàn thành các công trình 3.757 tỷ đồng, thu tiền khối lượng xây lắp các công trình đã thi công dở dang khoảng 2.000 tỷ, thu từ thoái vốn đầu tư khoảng 2.500 tỷ.
Cụ thể, Sông Đà sẽ thoái vốn tại các công ty cổ phần gồm: Điện Việt Lào do Sông Đà nắm 35,11% (tương ứng giá trị đầu tư là 1.107 tỷ đồng); Sudico do Sông Đà sở hữu 36,35% vốn (tương ứng với giá trị đầu tư là 1.065 tỷ) và thuỷ điện Cửa Đạt do Sông Đà nắm 6,8% vốn (tương ứng với giá trị đầu tư khoảng 55 tỷ đồng).
Trước các khoản vay mà Sông Đà phải thu xếp để trả nợ trong thời gian tới, Bộ Xây dựng cho hay đã chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tập trung thực hiện đẩy nhanh công tác thi công, nghiệm thu, thanh toán để thu tiền khối lượng xây lắp hoàn thành tại các dự án, các công trình.
Video đang HOT
Cùng với đó, thực hiện chủ trương thoái vốn theo kế hoạch đã được Bộ Xây dựng, đại hội đồng cổ đông tổng công ty thông qua, trong năm 2020, Sông Đà sẽ thực hiện các thủ tục cần thiết để thoái vốn tại một số đơn vị như Sudico, thủy điện Việt Lào…
Bộ Xây dựng cũng cho biết hiện đã chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại Sông Đà chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC.
Đồng thời nêu rõ một số công việc trọng tâm mà tổng công ty đang thực hiện, đề nghị SCIC tiếp tục triển khai ngay khi tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước từ Bộ Xây dựng, đảm bảo tính liên tục, không làm ảnh hưởng đến quá trình sắp xếp, tái cơ cấu và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vào tháng 6 vừa qua, Bộ Xây dựng cũng đề xuất Thủ tướng cho chỉ định thầu Tổng công ty Sông Đà làm một số dự án trên tuyến cao tốc Bắc – Nam phía đông để tạo việc làm cho khoảng 20.000 cán bộ, kỹ sư, công nhân đang làm việc tại tổng công ty
Theo giới thiệu của Bộ Xây dựng, Sông Đà từng là “ông lớn” nhà nước trong ngành xây dựng. Ngoài các nhà máy thủy điện lớn như Hòa Bình, Yaly, Sông Hinh, Sơn La, Lai Châu… những năm qua Sông Đà đã thi công hàng loạt dự án hạ tầng giao thông lớn như cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh, Pháp Vân – Cầu Giẽ, Quốc lộ 10, Hà Nội – Lào Cai, Đà Nẵng – Quảng Ngãi.
Tuy nhiên, sau khi thực hiện các dự án trọng điểm ngành điện, Sông Đà gặp nhiều khó khăn trong duy trì việc làm, bảo đảm đời sống người lao động. Nhiều thiết bị, máy móc đã đầu tư làm thủy điện phải “đắp chiếu” vì không có việc làm.
Bộ Xây dựng cho biết cuối năm 2015, Bộ đại diện sở hữu phần vốn nhà nước tại 16 tổng công ty gồm 9 tổng công ty – TNHH MTV và 7 tổng công ty – CTCP.
Hết tháng 6/2020, Bộ Xây dựng chỉ còn đại diện sở hữu phần vốn nhà nước tại 13 tổng công ty.
14/16 tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng đã cổ phần hoá. Các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá có 3 doanh nghiệp niêm yết gồm DIC, Viglacera, IDICO và 11 đơn vị giao dịch UPCoM.
Hiện tại, Bộ Xây dựng đang thực hiện cổ phần hoá với hai doanh nghiệp còn lại là Tổng công ty HUD và VICEM
Gọi vốn không thành, Thủy điện Nậm Chiến vướng kiện phạt cọc
Năm 2018, vụ phát hành cổ phần riêng lẻ của CTCP Thủy điện Nậm Chiến đã không thể hoàn thành do không được Bộ Xây dựng phê duyệt phương án. Đến nay, Công ty vẫn đang vướng vụ kiện đòi phạt cọc từ thương vụ này.
Ảnh Internet
Cụ thể, năm 2017, Công ty B. và CTCP Thủy điện Nậm Chiến đã ký kết thỏa thuận khung hợp đồng về việc mua bán cổ phần trong đợt chào bán cổ phần riêng lẻ của Thủy điện Nậm Chiến. Theo đó, bên mua đặt mua hơn 49,8 triệu cổ phần với giá giao dịch là 14.300 đồng/cổ phiếu. Tổng giá trị giao dịch là hơn 713 tỷ đồng.
Bên mua đã chuyển 61 tỷ đồng đặt cọc để đảm bảo quyền mua. Bên phát hành tiến hành các thủ tục xin ý kiến của Tổng công ty Sông à, Bộ Xây dựng về giao dịch phát hành cổ phần riêng lẻ.
Tháng 11/2017, Bộ Xây dựng có văn bản gửi Tổng công ty Sông à với nội dung chấp nhận chủ trương để Tổng công ty Sông à chỉ đạo người đại diện phần vốn tại Công ty Nậm Chiến biểu quyết thông qua phương án phát hành tăng vốn từ 951,25 tỷ đồng lên 1.450 tỷ đồng bằng hình thức chào bán cổ phần riêng lẻ, giá chào bán không thấp hơn 14.850 đồng/cổ phiếu.
Công ty B. và CTCP Thủy điện Nậm Chiến tiếp tục đàm phán, thương thảo về việc điều chỉnh giá mua cổ phần và phương thức thanh toán. ến tháng 5/2018, hai bên thông qua được dự thảo hợp đồng, ký tắt chỉ còn chờ Thủy điện Nậm Chiến chuẩn bị các điều kiện nội bộ để chính thức ký hợp đồng.
ến tháng 6/2018, Bộ Xây dựng có văn bản số 22/BXD-QLDN yêu cầu rà soát, xây dựng và báo cáo lại về phương án tăng vốn, làm rõ việc lựa chọn hình thức chào bán cổ phần đảm bảo tính tuân thủ pháp luật, công khai, minh bạch và hiệu quả để trình Bộ xem xét cho ý kiến.
Sau một thời gian, hai bên không ký được hợp đồng mua bán cổ phần. CTCP Thủy điện Nậm Chiến nêu lý do Bộ Xây dựng chưa có văn bản thông qua phương án phát hành tăng vốn điều lệ theo phương án phát hành riêng lẻ nên chưa đủ điều kiện để ký hợp đồng.
ến tháng 3/2019, Công ty B. có văn bản số 73/19/TB-BPC yêu cầu Thủy điện Nậm Chiến hoàn trả khoản đặt cọc 61 tỷ đồng và phải chịu khoản phạt bằng số tiền đặt cọc.
Ngày 26/4/2019, hai bên họp và ký biên bản với các nội dung cơ bản: thống nhất chấm dứt giao dịch mua, bán cổ phần trong đợt chào bán riêng lẻ nói trên, Thủy điện Nậm Chiến đồng ý hoàn trả tiền cọc 61 tỷ đồng nhưng cho rằng đây là trường hợp bất khả kháng nên không chịu trả khoản phạt cọc.
Sau đó, CTCP Thủy điện Nậm Chiến đã trả lại khoản cọc 61 tỷ đồng nhưng Công ty B. cho rằng Thủy điện Nậm Chiến vi phạm thỏa thuận, không thuộc trường hợp bất khả kháng nên phải có nghĩa vụ trả phạt cọc và trả lãi chậm thanh toán.
ến tháng 7/2019, Công ty B. khởi kiện ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).
Phán quyết trọng tài quyết định không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty B. và công ty này phải chịu phí trọng tài là 1,2 tỷ đồng. Không chấp nhận, Công ty B. có đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
Tại phiên tòa xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, Tòa án cho rằng, hai bên có thỏa thuận trọng tài giải quyết tranh chấp, các phiên họp của Hội đồng Trọng tài các đương sự đều có mặt, không phản đối, do đó việc hội đồng trọng tài giải quyết vụ việc là đúng thẩm quyền.
Quá trình giải quyết vụ kiện, Công ty B. có văn bản số 147/2019/PVC-CV gửi VIAC và Hội đồng Trọng tài đề nghị thu thập những tài liệu, chứng cứ là các văn bản mà CTCP Thủy điện Nậm Chiến và Tổng công ty Sông à xin phép Bộ Xây dựng thực hiện việc mua cổ phần mà Bộ Xây dựng đang nắm giữ.
Việc này nhằm xem xét Thủy điện Nậm Chiến đã thực hiện các công việc xin phép đúng trình tự hay không. Nguyên đơn cho rằng, các văn bản này của Công ty Nậm Chiến và Tổng công ty Sông à đưa ra Hội đồng Trọng tài không biết có gửi cho Bộ Xây dựng chưa, Bộ Xây dựng trả lời như thế nào!?
Tuy nhiên, Hội đồng Trọng tài không thu thập tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của đương sự với lý do nguyên đơn không nêu cụ thể những tài liệu, chứng cứ nào là chưa thỏa đáng.
Hội đồng Trọng tài cũng không thu thập báo cáo tài chính của Thủy điện Nậm Chiến để xem xét việc sử dụng số tiền cọc 61 tỷ đồng.
Từ việc thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, Tòa án cho rằng, phán quyết trọng tài chưa đảm bảo vô tư, khách quan. ồng thời, phán quyết cũng không nêu căn cứ, điều luật, văn bản pháp luật cụ thể mà chỉ diễn giải lập luận rồi bác yêu cầu của nguyên đơn.
Từ nhận định trên, Tòa án cho rằng, phán quyết trọng tài trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và chấp nhận yêu cầu hủy phán quyết.
ược biết, CTCP Thủy điện Nậm Chiến tiền thân là Ban quản lý Dự án Thuỷ điện Nậm Chiến của Tổng công ty Sông à, triển khai dự án thuỷ điện công suất 200 MW tại huyện Mường La, Sơn La.
Tại thời điểm phát hành cổ phiếu riêng lẻ này, vốn điều lệ của Thuỷ điện Nậm Chiến là 951,25 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Sông à là cổ đông lớn nhất, chiếm 46%; Tổng công ty iện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) sở hữu 24%, EVNNPC nắm 5%, Ngân hàng ại chúng Việt Nam (PVCombank) nắm 3%, còn lại 21% là các cổ đông khác sở hữu.
'Ông lớn' Lilama kinh doanh bết bát, Bộ Xây dựng báo cáo gì với Thủ tướng? 2 năm liên tiếp lỗ đậm, Bộ Xây dựng cho biết đã chỉ đạo Lilama tập trung quyết toán, thu hồi công nợ còn tồn đọng kéo dài tại các dự án. Riêng tại dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, dự án đã vận hành hiệu quả trên 5 năm, hết thời gian bảo hành 3 năm nhưng khoản công...