Cồn Cỏ – hòn ngọc giữa trùng khơi
Trải qua sự tàn phá ác liệt của chiến tranh, đảo Cồn Cỏ nay được khoác lên mình “tấm áo mới” với bao sự đổi thay kỳ diệu.
Ngày qua ngày, quân và dân trên đảo đang vun đắp, xây dựng đảo, góp phần tạo nên sức sống mãnh liệt giữa trùng khơi.
Đảo Cồn Cỏ nằm ở phía Đông của huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), cắt ngang vĩ tuyến 17, cách đất liền khoảng 25km. Do nằm ở vị trí trọng yếu nên đảo Cồn Cỏ được xem là vọng gác tiền tiêu, là “mắt thần” của đất liền.
Video đang HOT
Đảo anh hùng
Theo một số tài liệu lịch sử ghi lại, sau Hiệp định Giơnevơ (1954), đảo Cồn Cỏ vẫn chưa có sự hiện diện của con người. Nhận biết được vị trí đặc biệt quan trọng của hòn đảo, năm 1959, Tư lệnh và Chính ủy E270 thuộc đặc khu Vĩnh Linh lệnh cho một trung đội pháo 127 ly của Trung đoàn 270 Quân đội nhân dân Việt Nam do Thiếu úy Dương Đức Thiện chỉ huy vượt sóng gió tiến ra đảo. Đúng 11 giờ ngày 8/8/1959, lá cờ đỏ sao vàng được cắm lên đảo, khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam trên đảo.
Suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, đảo Cồn Cỏ là nơi trung chuyển người, lương thực, vũ khí vào chiến trường miền Nam. Đặc biệt, trong 4 năm từ 1964 đến 1968, quân và dân Vĩnh Linh đã có hơn 4.000 chuyến thuyền tiếp tế hơn 2.500 tấn hàng hóa, vũ khí cho đảo. Để ngăn chặn và cắt đứt tuyến đường chi viện của ta, Mỹ – Ngụy đã nhiều lần cho quân đổ bộ, vây ráp, ném bom đánh phá rất ác liệt. Tuy nhiên, bằng niềm tin và ý chí bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, đập tan mọi âm mưu của kẻ thù.
Với những thành tích đã đạt được, đảo Cồn Cỏ 2 lần vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Lần đầu vào ngày 1/1/1967 và lần thứ hai vào ngày 25/8/1970.
Hòn ngọc giữa trùng khơi
Ngày 1/10/2004, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định 174/2004/NĐ-CP về việc thành lập huyện đảo Cồn Cỏ, với mục tiêu xây dựng phát triển đảo Cồn Cỏ thành “Huyện đảo du lịch”. Đảo Cồn Cỏ là nơi hội tụ của nhiều hệ sinh thái điển hình vùng biển nhiệt đới, trong đó có hệ sinh thái rạn san hô, là khu vực tập trung các bãi đẻ của nhiều loài hải sản quý, có giá trị kinh tế cao và đặc hữu. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên đảo thuộc vào dạng quý hiếm với gần 80% diện tích trên đảo là rừng.
Đến thăm đảo Cồn Cỏ, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng những vẻ đẹp hoang sơ của rừng già. Hệ thống rừng ở đảo Cồn Cỏ với nhiều loại cây đã sống lâu năm, xen giữa rừng là rất nhiều chuối rừng và nhiều loại cây dây leo khác, trong đó có một số là cây dược liệu, tạo nên một sự phong phú đa dạng về hệ sinh thái. Dọc bờ biển là những hàng cây phong ba, vươn mình trong sóng gió.
Hòn Ngọc - Mũi Né, nơi nghỉ dưỡng lý tưởng
Phan Thiết vốn nổi tiếng là "biển xanh, cát trắng, nắng vàng". Những yếu tố đó đã tạo cho du lịch Phan Thiết thăng hoa.
Chính vì thế mà Phan Thiết được xem như "thủ đô Resort". Hòn Ngọc - Mũi Né (Mũi Né Pear Resort) mới ra đời vào đầu xuân 2015, nhưng nhiều du khách đã biết đến.
|
Một góc khu nghỉ dưỡng Hòn Ngọc - Mũi Né |
Khu nghỉ dưỡng Hòn Ngọc - Mũi Né chạy dọc theo bờ biển hơn 155m nối tiếp với eo biển Hòn Rơm nổi tiếng, quanh năm nước trong xanh pha lẫn từng đợt sóng bạc đầu. Từ Hòn Ngọc - Mũi Né du khách phóng tầm mắt ra Hòn Rơm, trên mặt biển một khung cảnh nhộn nhịp hiện diện các môn thể thao lướt ván buồm, lướt thuyền buồm, mô tô nước... Bãi biển nơi đây thoai thoải rất thích hợp cho du khách tắm biển và vui chơi trên bãi cát trắng. Cách khu nghỉ dưỡng chừng 700m là tuyến đường du lịch Võ Nguyên Giáp (706B) và đồi cát bay Mũi Né thơ mộng rất thuận tiện cho du khách vui chơi, giải trí, leo đồi cát lúc bình minh hoặc buổi hoàng hôn buông xuống. Ông Đinh Minh, Giám đốc khu nghỉ dưỡng Hòn Ngọc - Mũi Né giới thiệu với chúng tôi: "Hòn Ngọc - Mũi Né là khu nghỉ dưỡng được Bảo hiểm xã hội Việt Nam đầu tư với diện tích rộng hơn 40.000m 2 nằm trên đường Nguyễn Hữu Thọ, khu phố 5, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, có quy mô 118 phòng nghỉ gồm nhà liên kết 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng, bugalow 2 phòng, bugalow 3 phòng với sức chứa gần 300 người. Ngoài ra tại đây còn có hội trường với gần 500 chỗ ngồi, nhà hàng lớn, nhà hàng nhỏ có sức chứa và phục vụ 500 khách cùng một thời điểm. Bên ngoài có sân tennis, hồ bơi, hồ thủy lực, quầy bar rất thích hợp cho các tour du lịch đông người đến nghỉ dưỡng hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn có quy mô cấp tỉnh khu vực quốc gia...".
Ngày mùng 4 Tết Ất Mùi, chúng tôi cùng đoàn khách từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hòn Ngọc - Mũi Né nghỉ dưỡng, tuy đội ngũ nhân viên mới nhưng bước đầu đã làm hài lòng du khách về cách ứng xử, thái độ phục vụ. Khu nghỉ dưỡng được trang bị 2 xe ô tô điện để vận chuyển du khách đến các phòng nghỉ hoặc khách có nhu cầu tham quan khu nghỉ dưỡng. Tại nhà hàng được tổ chức các món ăn theo đơn đặt hàng hợp khẩu vị của các du khách từng vùng và có cả những món ăn mang hương vị ẩm thực xứ biển Phan Thiết.trong những ngày nghỉ dưỡng tại đây, du khách có thể ra biển bằng ca nô, hay cưỡi mô tô nước nếu có nhu cầu. Ông Hoàng Xuân Thủy, một du khách ở quận 7, thành phố Hồ Chí Minh đưa cả gia đình ra vui tết tại Hòn Ngọc - Mũi Né nhận xét: "Biển xanh, cát trắng, nắng vàng", Hòn Ngọc - Mũi Né đã hội tụ các yếu tố của thiên nhiên. Đây là khu nghỉ dưỡng đúng nghĩa, lý tưởng, vì khuôn viên rộng rãi không ồn ào ngoài tiếng "nhạc sóng" của biển và đội ngũ nhân viên phục vụ nhiệt tình, hiếu khách...".
Có thể những ngày tết khách đông, khu nghỉ dưỡng Hòn Ngọc chưa thể làm hài lòng tất cả du khách, nhưng khởi sự đầu xuân 2015 đã mang đến những tín hiệu vui với nhiều lời khen cho Hòn Ngọc - Mũi Né, một địa chỉ mới trong quần thể resort tại thành phố biển Phan Thiết.
Khám phá hòn câu, ngỡ ngàng trước "thế giới" sinh vật biển Cù Lao Câu hay Cù Lao Cau, Hòn Câu là tên gọi của một hòn đảo nhỏ thuộc huyện Tuy Phong, cách thành phố Phan Thiết khoảng 110km về hướng Đông Bắc. Theo ngư dân trong vùng, đảo có tên gọi như vậy vì nơi đây có nhiều rau câu chân vịt, dân địa phương nói trại đi thành Cù Lao Cau nhưng...