Con chào đời, 9X “đứng hình” khi nhìn bên trong miệng bé, bác sĩ cũng không tin nổi
Hiện tượng đặc biệt này chỉ xảy ra với 1/2000 em bé trên thế giới.
Nhiều mẹ bầu cố gắng bổ sung thật nhiều dinh dưỡng trong thai kỳ vì muốn con sinh ra là một đứa trẻ cứng cáp hơn bình thường. Xiao Yi – bà mẹ 9X sống tại Trung Quốc là một trong số đó. Khi có thai, cô về nhà mẹ đẻ để tĩnh dưỡng và được chăm chút rất kỹ lưỡng. Cô đặc biệt ăn ngon miệng, ngoài những thực phẩm chính, mỗi ngày Xiao Yi đều ăn thêm rất nhiều trái cây.
Ngoài ra, Xiao Yi chú trọng bổ sung canxi và các thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng. Kết quả kết thúc thai kỳ, bà mẹ 9X tăng cân quá đà còn em bé cũng chẳng vượt chuẩn như vẫn tưởng. Vào ngày sinh, thể lực của Xiao Yi cũng không tốt nên buộc phải sinh mổ.
Vậy nhưng vào giây phút đón con ra đời, bà mẹ trẻ đã được một phen “đứng hình” khi bác sĩ thông báo em bé có tới 2 chiếc răng trong miệng. Hiện tượng này vô cùng hiếm gặp nhưng lại rơi vào trường hợp của Xiao Yi. Chính các y bác sĩ cũng cho biết trong nhiều năm đỡ đẻ, họ rất ít khi gặp em bé sơ sinh như thế này nên khi thấy 2 cái răng trong miệng bé, họ không thể tin nổi.
Bà mẹ trẻ đang nằm trên bàn đẻ khi nghe bác sĩ thông báo tin này đã mừng rơn, nghĩ con mình phát triển hơn những đứa trẻ khác. Xiao Yi cũng chia sẻ cảm xúc với bác sĩ, tự hào vì con mình được ví như “ngậm ngậm vàng” từ khi mới sinh ra vậy.
Em bé sinh ra đã có 2 răng khiến bà mẹ trẻ thích thú.
Trường hợp của con gái Xiao Yi thực sự là rất hiếm gặp, chiếm tỷ lệ 1/2000 trẻ sơ sinh chào đời đã có sẵn răng sữa. Ngay sau khi thông tin này được công bố, cô bé đã trở nên nổi tiếng khắp bệnh viện với biệt danh “em bé mọc răng”.
Vì sao trẻ sinh ra đã có răng?
Nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa được làm rõ. Theo một số nghiên cứu, răng sơ sinh có yếu tố di truyền, khoảng 15% bé có cha mẹ hoặc bà con gần có răng sơ sinh. Các nghiên cứu khác cho thấy mối liên hệ giữa răng sơ sinh với tình trạng rối loạn nội tiết, thiếu hụt dinh dưỡng , xáo trộn tâm lí ở người mẹ mang bầu hoặc yếu tố môi trường sống.
Răng sơ sinh là gì?
Răng sơ sinh là những răng đã mọc ngay từ lúc bé chào đời và là một hiện tượng tương đối hiếm gặp với tỉ lệ dao động từ 1 trường hợp trong số 2000 đến 3000 ca sinh nở. Đa số các răng sơ sinh là răng sữa, chỉ dưới 10% là răng thừa.
Có 4 loại răng sơ sinh ở bé:
Video đang HOT
- Nhú lên hoàn toàn: Răng này đã mọc ra khỏi nướu hoàn toàn và dễ dàng thấy được. Bạn không thể lấy răng ra vì đã được gắn chặt vào nướu.
- Lỏng lẻo và nhú hoàn toàn: Răng thấy được hoàn toàn nhưng gắn khá lỏng lẻo với nướu, răng này thiếu hay chỉ có một phần chân răng.
- Nhú một phần: Bạn sẽ thấy một phần của đỉnh răng nhú lên khỏi nướu, phần còn lại của răng vẫn còn nằm trong nướu.
- Chưa nhú nhưng thấy được: Răng hoàn toàn nằm trong nướu nhưng bạn vẫn thấy được vết trắng trên nướu.
Răng sơ sinh là hiện tượng hiếm gặp nên bé sẽ cần được thăm khám bởi các bác sĩ có chuyên môn. (Ảnh minh họa)
Xử lý răng sơ sinh thế nào?
Răng sơ sinh là hiện tượng hiếm gặp nên bé sẽ cần được thăm khám bởi các bác sĩ có chuyên môn.
Thông thường răng sơ sinh được chỉ định loại bỏ trong các trường hợp:
- Cấu trúc răng kém phát triển, lung lay quá mức làm tăng nguy cơ răng bị hít vào phế quản, phổi
- Bé gặp khó khăn khi bú
- Bầu vú mẹ bị tổn thương khi cho trẻ bú
- Răng gây ra các tổn thương, viêm loét ở lưỡi và niêm mạc miệng
- Răng thừa được xác định thông qua chụp X-quang nha khoa
Thông thường, răng sơ sinh có độ bám chắc vừa phải và không gây khó khăn cho bé khi bú mẹ có thể được giữ lại để chăm sóc và theo dõi. Bố mẹ có thể vệ sinh răng cho bé hàng ngày bằng cách nhẹ nhàng lau nướu răng và răng bằng một miếng gạc mềm và ẩm, kiểm tra nướu răng và lưỡi của bé thường xuyên để đảm bảo răng không gây tổn thương. Thông thường nếu răng sơ sinh tồn tại được sau 4 tháng tuổi thì sẽ có khả năng rất cao để phát triển bình thường và khỏe mạnh.
Những giai đoạn quan trọng bổ sung dinh dưỡng cho trẻ
Dinh dưỡng trong những năm tháng đầu đời ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã xác định rõ mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng khi trẻ còn nhỏ đến sự phát triển thể chất, tinh thần, khả năng lao động cũng như nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp, ung thư của trẻ về sau.
Ảnh minh họa: IT.
Sai lầm của cha mẹ
Cho con ăn các thực phẩm ăn nhanh, chế biến sẵn, mì ăn liền, đồ đông lạnh... là những sai lầm mà nhiều cha mẹ Việt thường làm. Điều này khiến cho trẻ mắc những nguy cơ về sức khỏe nghiêm trọng như thừa cân béo phì, hoặc còi xương, suy dinh dưỡng...
Chị Hoàng Thị Yên (Hoàng Mai, Hà Nội) không quá bất ngờ khi các bác sĩ ở Viện Dinh dưỡng chẩn đoán con gái chị bị suy dinh dưỡng.
Đã 7 tuổi nhưng con gái chị mới được 22kg. Con chị chẳng chịu ăn uống gì, bữa cơm nào cũng kéo dài cả tiếng, vừa ăn vừa ngậm. Mẹ thúc giục, ép đủ cách nhưng cũng chỉ ăn cơm với nước canh, còn thịt, rau, hoa quả thì không chịu ăn.
Do không cung cấp đủ chất xơ nên con gái chị Yên thường xuyên bị táo bón. Chị đã tìm phương thuốc trị tạo bón, kích thích ăn ngon miệng nhưng vẫn không cải thiện được tình hình.
Do công việc bận rộn, chị Lê Thị Hương (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) để con trai 5 tuổi ở quê cho ông bà nội chăm sóc. Là cháu đích tôn nên ông bà nội hết sức cưng chiều. Mỗi lần cháu trai đòi ăn gì, ông đều mua cho, thậm chí còn trữ nhiều đồ ăn sẵn ở nhà vì... sợ cháu đói.
Con trai chị Hương thích ăn xúc xích chế biến sẵn, nước ngọt có ga, bánh kẹo... mà không thích ăn cơm. Dù cháu không suy dinh dưỡng nhưng đề kháng kém, thường xuyên ốm vặt hoặc bị rối loạn tiêu hóa.
Theo bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn, tác giả cuốn sách "Làm mẹ không áp lực", có nhiều nguyên nhân khiến trẻ thấp còi. Trong đó dinh dưỡng là yếu tố tác động lớn nhất.
Trẻ bị thiếu hụt năng lượng và các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển do không nhận đủ từ các bữa ăn hằng ngày. Sự thiếu hụt thường phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là dưới 3 tuổi bởi đây là giai đoạn các bé ăn uống chưa đa dạng, biếng ăn hoặc ăn lệch 1 món khiến bé giảm cơ hội lấy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho tăng trưởng chiều cao.
Điều đáng lo ngại là nếu trẻ thấp còi lúc 3 tuổi sẽ ảnh hưởng tới chiều cao khi trưởng thành bởi theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chiều cao lúc 3 tuổi ảnh hưởng quyết định 60% chiều cao khi trưởng thành. Thiếu hụt đồng nghĩa với việc bé sẽ mất cơ hội này.
"Có hai vấn đề cần đặc biệt lưu ý khi chăm sóc trẻ thấp còi là giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu của từng giai đoạn độ tuổi để bắt kịp đà tăng trưởng và tăng cường miễn dịch (dưới 5 tuổi trẻ thường có những "khoảng trống miễn dịch" nên khả năng ốm và mắc bệnh cao hơn)", bác sĩ Anh Nguyễn khuyên.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Trẻ em có hai giai đoạn phát triển thể chất vượt trội, đó là giai đoạn 1.000 ngày đầu đời (từ khi trẻ được mang thai cho đến 24 tháng tuổi) và giai đoạn dậy thì. Hai giai đoạn này nếu trẻ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và có môi trường sống lành mạnh thì sẽ đạt được chiều cao và trọng lượng tối ưu.
Theo bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn, để có hiệu quả tốt nhất, can thiệp tình trạng thấp còi, suy dinh dưỡng cần được tiến hành sớm, tốt nhất trong giai đoạn trước 3 tuổi bởi trước 3 tuổi trẻ có một đợt tăng chiều cao tối đa của giai đoạn thơ ấu.
Tăng cường dinh dưỡng và thực phẩm bổ sung là những can thiệp có tác động tích cực đến chiều cao của trẻ. Một số vi chất dinh dưỡng tác động đến phát triển chiều cao ở trẻ, cha mẹ nên quan tâm đó là Vitamin A (trứng, sữa, bơ, gan, thịt động vật, rau có màu đỏ, vàng hoặc xanh lục đậm), thực phẩm giàu sắt (như thịt, hải sản, đậu đỗ, rau màu xanh đậm...); Kẽm (thịt bò, lợn, gà, hải sản có vỏ như ngao, hàu, tôm, cua, nấm, sữa, ngũ cốc nguyên hạt...); Canxi (trứng, tôm, cua, cá, nghêu, sò, hàu, đậu phụ, các loại đậu, rau màu xanh thẫm, sữa và chế phẩm từ sữa...).
Còn bác sĩ Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao (Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội) cho biết, các chuyên gia đã chia ra giai đoạn phát triển để bổ sung dinh dưỡng.
Giai đoạn 0 - 1 tuổi, thực phẩm bổ sung chính là sữa, sau đó, bổ sung thức ăn dặm theo đúng nhu cầu và đủ các hàm lượng vi chất, vitamin, khoáng chất. Giai đoạn từ 1 - 3 tuổi, trẻ bắt đầu có răng sữa, bé có thể chuyển sang thức ăn dạng đặc để tập nhai, đồng thời phải đa dạng hóa thức ăn vào cơ thể.
Ngay khi bắt đầu cho trẻ tập ăn, các mẹ nên rèn trẻ ăn đúng giờ, đúng bữa, không vừa ăn vừa chơi hoặc xem tivi..., không nên ép con ăn bằng mọi cách hoặc cho bé ăn rong ảnh hưởng tâm lý, dạ dày của bé.
Giai đoạn từ 3 - 6 tuổi, thức ăn của trẻ cần phong phú về thành phần, trong đó ngũ cốc đóng vai trò chính. Bé cần được ăn cá, thịt, gia cầm, trứng, thịt lợn nạc, ăn nhiều rau tươi, trái cây. Hạn chế uống nước ngọt, nước có gas, nên uống một lượng sữa ổn định hàng ngày.
Giai đoạn tuổi nhi đồng - thiếu niên, trẻ đã hình thành thói quen ăn uống phù hợp với nhu cầu sinh lý. Trẻ ăn đều đặn 3 bữa/ ngày, mỗi bữa cách nhau 4 - 6 giờ. Phân bổ lượng thức ăn trong 3 bữa theo tỷ lệ: Ăn sáng chiếm 25 - 30% tổng năng lượng cần cung cấp cho một ngày, ăn trưa chiếm 30 - 40%, ăn tối chiếm 30 - 40%.
Không nên ăn đồ ngọt thay cho thức ăn chính trong bữa tối. Thành phần dinh dưỡng hợp lý cho mỗi bữa ăn nên bao gồm các loại thực phẩm giàu protein, rau, trái cây, sữa tươi...
Thực phẩm chống ung thư 'tốt đủ đường' cho quý ông Ăn uống lành mạnh là phương pháp đơn giản nhất để duy trì sức khỏe thể chất của đàn ông. Những thực phẩm dưới đây không chỉ giúp chống được ung thư, mà còn bổ sung dinh dưỡng, vitamin, tăng cường sinh lực, 'tốt đủ đường' cho quý ông. Tỏi Mọi người đều biết rằng tỏi có khả năng diệt khuẩn vô cùng...