Con cấp cứu vì mẹ rây cháo ăn dặm lọt miếng kim loại, hóa ra là đồ nhà bếp nhiều người dùng
Dị vật được gắp ra không phải là xương mà là một sợi kim loại mảnh nhưng rất cứng và nhọn 2 đầu, dài gần 2cm.
Sợi kim loại đã được lấy ra. Sức khỏe bệnh nhi đã ổn định (Ảnh: BV)
Các bác sĩ tại khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) vừa gắp dị vật thành công cho bé V.T.Đ (8 tháng tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) mới tập ăn dặm.
Bé đang ăn cháo cá mẹ rây xong thì bỗng nhiên cháu bỏ ăn, quấy khóc và nôn ra cháo, lẫn một ít nhầy nhớt, người nhà lo lắng cho bé vào khám sợ bị hóc xương.
Video đang HOT
Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ nhanh chóng chup xquang cô nghiêng, phát hiện dị vật còn nằm ở hầu họng nên tiến hành soi gắp khẩn cho bé. Dị vật gắp ra không phải là xương mà là một sợi kim loại mảnh nhưng rất cứng và nhọn 2 đầu, dài gần 2cm.
Dị vật nguy hiểm nói trên được xác định là rơi ra từ rây lưới thép, bị lẫn vào cháo trong quá trình chế biến.
Theo các chuyên gia y tế, từ trước đến nay, rây lọc vốn là một dụng cụ thường được dùng rất nhiều trong các gia đình có trẻ nhỏ khi chế biến thức ăn, nhằm nghiền nhỏ cơm, cháo, các loại thịt cá, rau củ hay loại bỏ xương cá, gà, lợn… có trong cháo. Thế nhưng trong trường hợp này, nó lại biến thành thứ gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Vậy nên các bậc phụ huynh, bảo mẫu trong quá trình chăm sóc con cháu mình phải hết sức cẩn thận.
Khi ăn phải, sợi kim loại sẽ len lỏi bám vào thành ruột gây tắc ruột, thậm chí có thể gây viêm ruột, rách ruột và những tổn thương khác.
Nếu gia đình nghi ngờ các cháu bị hóc thì nên đưa đến các cơ sở y tế ngay, không nên tự chữa bằng mẹo vì có thể sẽ nguy hiểm hơn cho các cháu và gây thêm khó khăn cho các bác sĩ trong quá trình thăm khám, xử lý sau đó.
Ăn dặm thế nào để bé dễ mọc răng?
Con tôi hơn 10 tháng tuổi rồi mà vẫn chưa chịu mọc răng, toàn phải ăn cháo rây loãng như bé 6 tháng, tôi rất lo lắng...
Ảnh minh họa
Bạn đọc Trần Thụy Minh Anh (30 tuổi, quận 4, TP HCM), hỏi: Tôi nghe nói con nít từ khi biết ăn dặm nên ăn cháo ngày càng đặc. Nhưng có vấn đề là con người ta 6 tháng đã bắt đầu mọc răng, con tôi đến nay hơn 10 tháng tuổi vẫn chưa thấy cái răng nào, không biết lấy gì mà nhai nên chỉ dám cho ăn cháo rây loãng hay bột như hồi 6 tháng. Tôi cho cháu ăn như vậy có đúng không? Có cách nào điều chỉnh việc ăn uống hay uống thuốc gì để cháu mau mọc răng hơn ?
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), trả lời:
Trong khoảng thời gian từ 6-12 tháng, nên cho bé tập ăn bột từ loãng đến đặc, rồi cháo từ loãng đến đặc. Bạn không nên nghĩ là bé chưa có răng, không nhai được nên cho ăn cháo quá loãng như trẻ 4 - 6 tháng mãi. Thật ra chính quá trình ăn những thực phẩm đặc dần, các mầm răng sẽ được kích thích giúp bé mau mọc răng hơn. Ngoài ra hệ tiêu hóa cũng sẽ được luyện tập từ từ để thích nghi với các món ăn ngày một đặc hơn.
Về việc mọc răng của bé, bạn không nên quá lo lắng, vì tuổi mọc răng của mỗi cháu mỗi khác. Đúng là nhiều bé đã có những chiếc răng đầu tiên từ 6 tháng tuổi, nhưng cũng có bé 1 tuổi mới thấy răng.
Để giúp bé được phát triển tốt, bao gồm mọc răng tốt, bạn cần cho bé ăn đầy đủ chất. Cháo của bé cần được xay thêm thịt, cá, rau, thêm 1 muỗng dầu, tốt nhất là dầu hướng dương.
Cần bảo đảm bé được cung cấp đủ lượng canxi, bao gồm việc ăn, uống các món giàu canxi như hải sản, sữa, thịt, trứng, các loại hạt, các loại rau màu xanh lá đậm. Nếu nghi ngờ bé thiếu canxi, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc bổ sung phù hợp, tuyệt đối không nên tự mua uống.
Chế biến món ăn dặm theo cách này, đừng hỏi vì sao con ăn nhiều mà vẫn còi cọc, suy dinh dưỡng Thực phẩm dù có giàu dinh dưỡng tới đâu, nếu nấu không đúng cách, món ăn của bé không những không ngon miệng mà còn bị hao hụt đi một lượng lớn chất dinh dưỡng. Hầu hết các bà mẹ đều rất chăm chút cho thực đơn ăn dặm của bé. Tuy nhiên, các mẹ hay mắc sai lầm trong cách chế biến...