Con bò trắng khổng lồ đắt nhất thế giới, được định giá hơn trăm tỉ đồng
Một con bò trắng khổng lồ giống Nelore 4 tuổi rưỡi có tên Viatina-19 FIV Mara Imóveis gần đây được định giá 4,3 triệu USD (hơn 100 tỉ đồng), khiến nó trở thành con bò đắt nhất thế giới tính tới thời điểm hiện tại.
Một phần ba quyền sở hữu của con bò gần đây đã được bán tại một cuộc đấu giá ở Arandú, Brazil với giá 6,99 triệu real (1,44 triệu USD), nâng tổng giá trị của nó lên mức đáng kinh ngạc là 4,3 triệu USD. Viatina-19 FIV Mara Imóveis đã được mệnh danh là con bò đắt nhất thế giới vào năm ngoái khi một nửa quyền sở hữu của nó được bán đấu giá với giá khoảng 800.000 USD, đây cũng được coi là một mức giá kỷ lục vào thời điểm đó.
Việc bán Viatina-19 FIV Mara Imóveis với mức giá này đánh dấu giá trị thực sự của giống Nelore thuần chủng ở Brazil, cho thấy một số người sẵn sàng trả bao nhiêu cho các mẫu vật có chất lượng di truyền cao. Mức giá cao này cũng sẽ lan rộng trên thị trường gia súc quốc tế, làm nổi bật giá trị của giống bò này và củng cố sự nổi tiếng của nó trên toàn thế giới.
Bò Nelore là một giống bò đặc trưng bởi bộ lông trắng sáng. Ảnh: Unsplash
Bò Nelore là một giống bò đặc trưng bởi bộ lông trắng sáng, với một cái bướu hình củ khác biệt trên vai. Theo Đại học bang Oklahoma, chúng có sức đề kháng cao tự nhiên với nhiệt độ nóng hơn, xuất phát từ làn da dày, lủng lẳng và sở hữu tuyến mồ hôi lớn gấp đôi và nhiều hơn 30% so với nhiều giống bò châu Âu.
Giống bò này có nguồn gốc từ Ấn Độ và được đặt theo tên của quận Nellore thuộc bang Andhra Pradesh của Ấn Độ. Nó hiện là một trong những giống bò quan trọng nhất ở Brazil, chủ yếu là do sức chịu đựng và khả năng phát triển mạnh trên thức ăn thô xanh kém chất lượng, do quá trình trao đổi chất hiệu quả của nó.
Video đang HOT
Nó cũng sinh sản dễ dàng, vì con cái có khung xương chậu rộng hơn và dạ con lớn hơn, trong khi con non cần ít sự tương tác từ con người để phát triển thành công đến tuổi trưởng thành. Nelores cũng có khả năng chống lại một số bệnh nhiễm ký sinh trùng do kết cấu da dày đặc của chúng khiến côn trùng hút máu khó xâm nhập hơn.
Do có quá nhiều ưu thế nên giá bán của loại bò này trở nên đắt đỏ nhất thế giới. Ngoài ra với việc giống bò này được lai tạo có chọn lọc để khuếch đại những đặc điểm này bằng cách sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Doanh số bán tinh dịch Nelore chiếm 65% tổng thị trường thụ tinh nhân tạo của bò ở Brazil và theo báo cáo của Guardian từ năm 2018, tinh trùng từ những con bò đực ưu tú có giá trị nhất có thể có giá 5.000 USD cho mỗi liều 0,55 ml (0,03 ounce). Có khoảng 167.000.000 gia súc Nelore ở Brazil, chiếm 80% tổng số bò trên cả nước.
Petch Lamkhong là một con trâu nước nặng tới 1,4 tấn. Ảnh: The Thaiger
Trước đó, trong cuộc thi “Trâu khổng lồ Phitsanulok” lần thứ 6 được tổ chức nhân Ngày Bảo tồn trâu của Thái Lan, “Petch Lamkhong”, một chú trâu nước hơn ba tuổi tới từ một trang trại ở Phitsanulok, nặng tới 1,4 tấn cũng đã được rao bán với giá 50 triệu baht (1,45 triệu USD tương đương 35,2 tỷ đồng).
Vào tháng 1, một nông dân từ Kalasin đã gây chú ý khi tuyên bố rằng anh ta kiếm được 1 triệu baht mỗi tháng nhờ bán tinh dịch của “Big Billion”, một con trâu từng đoạt giải thưởng trị giá 30 triệu baht.
Những du khách bên cạnh việc theo dõi cuộc thi còn tìm mua tinh dịch của những con trâu nước khỏe mạnh với hy vọng bắt đầu một thế hệ gia súc triển vọng mới.
Con trâu bạch tạng được bán tại lễ hội trâu Uthai Thani lần thứ 10. Ảnh: The Thaiger
Vào tháng 3 năm ngoái, một con trâu bạch tạng được bán với giá 2,5 triệu baht (72.600 USD) tại lễ hội trâu Uthai Thani lần thứ 10 ở đông bắc Thái Lan.
Động vật trên cạn sống lâu nhất thế giới đón sinh nhật thứ 190
Người dân hòn đảo St. Helena ở Nam Đại Tây Dương đang tổ chức sinh nhật thứ 190 cho sinh vật sống trên cạn lâu nhất thế giới: rùa Jonathan.
Bức ảnh chụp rùa Jonathan năm 185 tuổi. Ảnh: CNN
Con vật này thuộc giống rùa Seychelles khổng lồ. Nó đã sống phần lớn cuộc đời trong ngôi nhà của thống đốc đảo St. Helena. Hiện tại, người dân địa phương đang chào mừng sinh nhật lần thứ 190 của nó bằng cách mở cửa nhà thống đốc đón du khách tham quan trong ba ngày.
Giới chức đảo St. Helena - vùng lãnh thổ hải ngoại của Anh - cũng đã triển khai in ấn một bộ tem kỷ niệm cột mốc lịch sử của rùa Jonathan.
Mặc dù không có tài liệu chính thức về ngày sinh của con rùa, nhưng mọi người tin rằng Jonathan đã ra đời vào khoảng năm 1832 tại đảo quốc Seychelles. Năm 1882, nó được đưa đến St. Helena làm quà tặng cho ông William Grey-Wilson - người sau này trở thành thống đốc đảo.
Theo sách Kỷ lục Guinness Thế giới, Jonathan cũng là con rùa sống lâu năm nhất từ trước đến nay trong số tất cả rùa nước ngọt và rùa cạn trên thế giới.
Kỷ lục trước đây thuộc về rùa Tu'i Malila bị nhiễm phóng xạ và đã sống ít nhất là 188 năm. Tu'i Malila là món quà mà nhà thám hiểm người Anh James Cook đã tặng cho gia đình hoàng gia Tonga vào khoảng năm 1777. Nó qua đời vào năm 1965.
Ở St. Helena, Jonathan là một sinh vật nổi tiếng. Con rùa già này hiện sống cùng với ba con rùa khổng lồ khác là David, Emma và Fred. (Xem video về cuộc sống của rùa Jonathan năm 2017. Nguồn: AFP)
Mặc dù tuổi già đã khiến Jonathan bị mù và mất khứu giác, nhưng thính giác của nó vẫn rất tuyệt vời. Theo ghi chép của Kỷ lục Guiness Thế giới, nó vẫn phản ứng tốt với giọng nói của bác sĩ thú y.
Bác sĩ thú y riêng của Jonathan cho biết con vật này vẫn tràn đầy năng lượng. Vào những ngày thời tiết ôn hòa, nó sẽ tắm nắng. Chiếc cổ dài và đôi chân duỗi dài hoàn toàn ra khỏi vỏ để hấp thụ nhiệt và truyền vào trong cơ thể".
Khi thời tiết lạnh hơn, nó thích ẩn mình trong đống lá hoặc bụi cỏ cả ngày. Đặc biệt, mặc dù đã lớn tuổi nhưng Jonathan vẫn thường xuyên giao phối với các chú rùa xung quanh.
Video giao tranh ác liệt giữa hai gã khổng lồ voi và tê giác Một đoạn video đang lan truyền trên mạng xã hội cho thấy cuộc chiến giữa voi và tê giác. Ảnh minh họa. Địa điểm diễn ra vụ giao tranh không được nêu ra nhưng đoạn video cho thấy sức mạnh của 2 trong số những loài vật mạnh mẽ nhất trong vương quốc động vật. Đoạn video dường như được quay vào ban...