Con bò, cái sim Viettel và sự thật “nóng sốt” dư luận
Chương trình “Bò giống giúp người nghèo biên giới” của Viettel rất nhân văn nhằm giúp bà con thoát nghèo nhưng có một sự thật đằng sau… đang đốt nóng dư luận.
Cuộc đối thoại với TS Ngô Đức Lâm, nguyên Cục trưởng Cục An toàn Kỹ thuật, Bộ Công Thương xung quanh câu chuyện “con bò, cái sim Viettel và sự thật phía sau doanh nghiệp làm từ thiện”.
Còn bò, cái sim và sự nhân văn
- Ông nghĩ sao về chương trình “Bò giống giúp người nghèo biên giới”?
Tôi nghĩ có lẽ do vấn đề gì đó khúc mắc ở đây. Tầm cỡ kinh doanh của họ không nằm ở mấy cái sim điện thoại, chứ một việc làm nhân văn như vậy mà lại đưa yếu tố lợi ích vào thì nó mất đi rất nhiều ý nghĩa.
- Dù chỉ mang tính chất tự nguyện nhưng Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã lên danh sách giao cho mỗi đơn vị phải mua bao nhiêu sim điện thoại, tương ứng với số lượng bò. Vậy là để có được bò, địa phương phải mua sim, ông suy nghĩ gì về điều này?
Tôi nghĩ phải tìm hiểu kỹ, có thể chỉ đơn giản trong quá trình ngồi nói chuyện với nhau, lãnh đạo chỉ cần “buột miệng” rằng, anh đã tài trợ giúp tỉnh như thế thì tỉnh sẽ cố gắng tạo điều kiện lại. Thế là sau đó thì ấn xuống các địa phương, nhận bao nhiêu con bò thì phải tương ứng với bao nhiêu sim điện thoại đó. Tôi cảm giác như đây chỉ là câu chuyện của một bộ phận nhỏ, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
- Rõ ràng cho dù bản chất câu chuyện là thế nào thì việc đổi bò lấy sim không phải là một cách kinh doanh khôn ngoan của doanh nghiệp?
Vài cái sim không làm nên sự nghiệp của một doanh nghiệp lớn như thế. Đó là cách làm không khôn ngoan, hẳn là doanh nghiệp cũng không mong chờ gì lợi nhuận trong việc này. Một đơn vị có tên tuổi như thế lại càng không nên làm những việc này.
Nhà từ thiện từ tiền túi dân
- Có người đặt câu hỏi về thực trạng vì sao có những doanh nghiệp lợi dụng từ thiện để bán hàng, quảng cáo sản phẩm, lỗ hổng nằm ở đâu thưa ông?
Đúng là sau việc làm từ thiện có rất nhiều câu chuyện phải bàn. Tốt nhất là doanh nghiệp nên tránh đi, đừng để như thế nó mang tiếng ra. Còn nếu có mục đích làm lợi từ việc làm từ thiện thật thì hãy chuyển nó sang việc khác. Nó chỉ làm hỏng hình ảnh của doanh nghiệp.
- Nếu cái được nhiều hơn cái mất thì người ta vẫn cứ làm?
Nó tùy từng sự việc cụ thể mà cân nhắc, suy xét. Có những đoàn từ thiện mà tổng số tiền từ thiện 10 thì tiền mà địa phương bỏ ra đón tiếp, lo ăn lo ở phải đến 9. Thậm chí, có nhiều đoàn từ thiện còn kết hợp với du lịch, nghỉ dưỡng kiểu không mất tiền. Đặc biệt là những vùng có cảnh đẹp, có địa danh du lịch. Thì dù có xa, người ta cũng rồng rắn nhau đến làm từ thiện. Đi đường đã theo kiểu rải mành mành, rồi khi đến nơi thì ăn uống rôm rả, ăn ngủ thoải mái, địa phương lo. Mang tiếng là đi làm từ thiện với danh nghĩa cơ quan, nhưng thực chất đó chỉ là một nhóm người lợi dụng để đi chơi thôi. Hệ quả là có lãnh đạo xã từng “trốn” khi nghe có đoàn từ thiện sắp về.
Video đang HOT
- Có lãnh đạo xã từng “trốn” khi nghe có đoàn từ thiện sắp về?
Chuyện thật đau xót về từ thiện. Không biết ở các nước khác thì họ có quy định rõ ràng hay không, chứ chúng ta thấy rõ từ thiện hiện nay có những người, có những nơi không xuất phát từ cái tâm. Thậm chí, có những người đóng giả người của tổ chức nọ kia để đi quyên góp, mang ý nghĩa là ủng hộ nhưng thực ra là để làm lợi cho chính bản thân mình.
- Vậy còn ở góc độ doanh nghiệp làm từ thiện, ông có nhận xét gì về tình trạng chung hiện nay?
Tôi nghiên cứu về giá điện, tôi thấy rõ rằng họ cộng rất nhiều khoản vào trong giá điện. Ví dụ như họ làm bao nhiêu nhà tình nghĩa, làm bao nhiêu con đường liên xã liên thôn, giúp bao nhiêu hộ dân nghèo… họ cũng đều tính vào giá điện. Doanh nghiệp làm từ thiện thật đấy, nhưng thực tế đều là tiền từ túi dân mà ra thôi. Kiểu làm ăn đó khá phổ biến hiện nay ở nhiều doanh nghiệp. Thậm chí có doanh nghiệp lỗ, không có quỹ phúc lợi nhưng vẫn làm từ thiện trên danh nghĩa làm miễn phí cho người nghèo. Thế nhưng, về bản chất thì đó là số tiền họ đã cộng để tính vào giá thành sản phẩm khi bán cho người dân rồi.
- Ông nói thế thì tôi thấy thất vọng với một số phong trào làm từ thiện của các doanh nghiệp quá?
Để rõ ràng giữa phúc lợi và kinh doanh thì phải quy định rõ ràng, minh bạch ra, công bố cho người dân được biết. Chứ như hiện nay, người ta có thể biến báo đủ thứ, làm sao mà người dân biết được.
TS Ngô Đức Lâm, nguyên Cục trưởng Cục An toàn Kỹ thuật, Bộ Công Thương.
Từ thiện – Đổi chác
- Từ câu chuyện trên người ta đặt câu hỏi, phải chăng có hiện tượng doanh nghiệp làm từ thiện là để đánh bóng hình ảnh của mình, chứ không phải vì mục đích nhân đạo?
Thực ra người làm từ thiện thì không cần ai phải biết đến đâu, họ làm vì cái tâm của họ, có trời biết đất biết chứ không cần phải trống rong cờ mở khi đi làm. Họ không cần một bông hoa, một bức ảnh tôn vinh. Chứ những người đi làm từ thiện rồi hô hào bắt tay bắt chân tung lên báo chí, cử đoàn nọ đoàn kia đón tiếp thì ý nghĩa của từ thiện sẽ mất đi ít nhiều. Những người ẩn danh từ thiện có nhiều lắm.
- Rõ ràng không ai bắt một người nào đó phải làm từ thiện cả?
Hiện nay, do vấn đề xã hội hóa, việc người ta làm từ thiện có lúc, có nơi không đúng với bản chất của việc đó. Các doanh nghiệp tài trợ cái này cái kia, trên danh nghĩa là tặng cho người nghèo chẳng hạn thì dứt khoát phía sau đó phải là mục đích gì đó, không đơn thuần là làm từ thiện phúc lợi xã hội. Nó như là đổi chác. Có thể là đổi lấy uy tín của lãnh đạo, lấy hình ảnh của doanh nghiệp… Rồi trong quá trình thương thuyết giao dịch lại bớt lại phần trăm cho khâu nọ khâu kia. Hiện tượng đó bây giờ không hiếm.
- Ý ông nói là biến tướng của làm từ thiện đang xuất hiện?
Đúng thế, vậy nên có những người muốn làm từ thiện nhưng không bao giờ đóng tiền quyên góp cho các tổ chức đứng ra vận động, vì họ lo ngại rằng tiền đó không đến đúng người cần. Có người tôi biết đã trực tiếp đem tiền đến tận nơi cho bà con vùng khó khăn, xin đi theo một đoàn làm từ thiện để tận mắt thấy bà con được nhận tấm lòng hảo tâm của mình.
Nhưng ngay cả đi theo đoàn thì người này vẫn thấy rằng tiền vẫn chưa thể đến tận tay người nghèo. Bởi đến nơi, địa phương đón tiếp đoàn quá long trọng. Chén tạc chén thù, chén chú chén anh thì trời tối, phải quay ra, thế là tiền, hàng hóa từ thiện phải để ở trụ sở ủy ban thôi, không đem được vào tận bản. Đấy, trực tiếp đi mà còn thế.
- Phải chăng chúng ta nên xem lại việc từ thiện?
Làm từ thiện là tốt, cần khuyến khích xã hội tham gia nhiều hơn nữa, nhưng phải làm sao cho nó hiệu quả hơn, minh bạch hơn. Làm sao để đồ từ thiện đến đúng người cần, đúng địa chỉ. Theo tôi, nên chăng ta có những quy định cụ thể về việc làm từ thiện, các tổ chức nào có chức năng đứng ra quyên góp và đem tiền, hàng hóa từ thiện đến đúng địa chỉ. Chứ không thể để tình trạng bát nháo, biến từ thiện thành một việc làm để đổi chác thì nó mất hay đi. Và cũng đừng để lãnh đạo thôn bản hãi hùng lắc đầu mỗi khi nghe nói có đoàn từ thiện về.
- Xin cảm ơn ông!
Theo kế hoạch liên tịch triển khai chương trình “Bò giống giúp người nghèo biên giới” thì chỉ tiêu hòa mạng sử dụng sim điện thoại Viettel như sau: Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng 30.000 thuê bao. UBND các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An 120.000 thuê bao. UBND các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái là 75.000 thuê bao. UBND các tỉnh Nam Định, Thái Bình và TP Hải Phòng là 15.000 thuê bao. Đây là một chương trình nhân văn nhằm giúp bà con biên giới thoát nghèo cần sự ủng hộ của toàn xã hội. Tuy nhiên, để chương trình thành công thì cách thức triển khai và mức độ minh bạch thông tin là thứ mà người dân rất cần.
Theo Kiến Thức
"Ông lớn" Việt mang 19 tỷ USD ra nước ngoài đầu tư
Lũy kế đến hết tháng 7/2014, đã có tổng cộng 890 dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép đầu tư sang 63 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Dự án đầu tư mạng viễn thông tại Tanzania của Viettel có tổng vốn 355,2 triệu USD (ảnh minh họa).
Thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố mới đây cho hay, trong 7 tháng đầu năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho 68 dự án, đầu tư sang 21 quốc gia với tổng vốn đăng ký phía Việt Nam là 894 triệu USD.
Các dự án tập trung chủ yếu vào thị trường Campuchia (chiếm 25% tổng số dự án), Myanmar (chiếm 14%); Lào (chiếm 10%); Hoa Kỳ (chiếm 13,2%). Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực buôn bán thương mại chiếm tới 30,8% tổng số dự án và dịch vụ khác chiếm 20,5%.
Tanzania là quốc gia nhận đầu tư lớn nhất từ các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù chỉ có 1 dự án vào Tanzania nhưng đã chiếm 39% tổng vốn đăng ký phía Việt Nam ra nước ngoài. Xếp thứ hai là thị trường Campuchia (chiếm 31,8% tổng vốn đăng ký phía Việt Nam ) và kế đến là Burundi (chỉ có 1 dự án chiếm 19%).
Vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thông tin truyền thông (58,8%) và nông lâm nghiệp (32%).
Lũy kế có 890 dự án đầu tư ra nước ngoài
Như vậy, lũy kế đến hết tháng 7/2014, đã có tổng cộng 890 dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép đầu tư sang 63 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký đạt 19 tỷ USD.
Các dự án tập trung chủ yếu vào lĩnh vực khai khoáng - bao gồm cả thăm dò khai thác dầu khí (chiếm 45,5%tổng vốn đăng ký phía Việt Nam), lĩnh vực trồng cây công nghiệp (chiếm 16,24%), lĩnh vực sản xuất điện (11,17%), lĩnh vực viễn thông (9,66%). Còn lại là các lĩnh vực tài chính ngân hàng, kinh doanh bất động sản, chế biến chế tạo, thương mại buôn bán, dịch vụ, xây dựng, y tế, vận tải.
Các thị trường thu hút vốn đầu tư lớn nhất là Lào (chiếm 24,89% tổng vốn đăng ký phía Việt Nam), Campuchia (18%), Nga (12%), Venezuela (9,5%), Peru (7%), còn lại là các thị trường khác có vốn đăng ký chiếm dưới 5% tổng vốn Việt Nam đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung chủ yếu vào các ngành buôn bán thương mại (chiếm 20,34% tổng số dự án), sản xuất chế biến (14,38%), nông nghiệp, trồng trọt (13,82%), khai khoáng - bao gồm cả thăm dò khai thác dầu khí (11,8%).
Đáng chú ý là các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn phần lớn nằm tại lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí (20 triệu - 1,8 tỷ USD), xây dựng mạng viễn thông (150 - 500 triệu USD), trồng cao su (50-80 triệu USD), ngân hàng (~40 triệu USD) và bất động sản...
Đến hết năm 2013, vốn thực hiện lũy kế phía Việt Nam đạt 4,97 tỷ USD, dự kiến vốn thực hiện 7 tháng đầu năm 2014 là 608,9 triệu USD và cả năm 2014 là 1,15 tỷ USD.
Một số dự án lớn của DN Việt đầu tư ra nước ngoài trên 50 triệu USD: - Dự án đầu tư mạng viễn thông tại Tanzania của Viettel (355,2 triệu USD);
- Dự án đầu tư mạng viễn thông tại Burundi của Viettel (170 triệu USD);
- Dự án trồng cao su tại Campuchia của CTCP An Đông Mia (80,4 triệu USD);
- Dự án trồng cao su tại Campuchia của CTCP Cao su Tây Ninh (64,7 triệu USD);
- Dự án trồng cao su tại Campuchia của CTCP Dầu Tiếng - Kratie (63,8 triệu USD);
- Dự án trồng cao su tại Campuchia của CTCP Tân Biên - Kampongthom (61,98 triệu USD).
Sáu dự án trên đã có số vốn đăng ký 796 triệu USD (trong tổng 894 triệu USD), chiếm 89% tổng vốn đăng ký.
Bích Diệp
Theo dantri
Hà Nội cắt bỏ hơn 10.000m dây, cáp treo trên cột điện Ngày 23/6, Đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Xây dựng Hà Nội chủ trì tiếp tục ra quân thực hiện việc cắt bỏ đường dây, cáp đeo bám trên hệ thống các cột chiếu sáng tại tuyến phố Trần Quang Khải (đoạn con đường gốm sứ từ dốc Bác Cổ đến chân cầu Chương Dương). (Ảnh minh họa: Minh Tú/TTXVN) Tại hiện...