Con bị ngưng thở khi ngủ, chồng không tha thứ cho vợ
Mỗi ngày nhìn thấy chồng bê tha như vậy, tôi lại đau khổ lắm. Tôi cầu xin anh quay lại như trước đây, anh lại được thể chì chiết dằn vặt tôi về cái chết của con trai. Tôi khổ tâm quá các mẹ ạ. Cứ như thế này tôi phát điên lên mất. Tôi phải làm thế nào bây giờ?
ảnh minh họa
Hôm nay đọc bài: “Con sơ sinh có đường sinh đạo ngắn, mẹ buồn quá!” của bạn Bắc Minh mà mình buồn quá. Mình cứ rưng rưng nước mắt khi đọc những tâm sự của bạn.
Con trai mình cũng qua đời mãi mãi khi cháu mới chỉ 7 tháng tuổi. Cháu không dù có đường sinh đạo ngắn như bé nhà bạn nhưng cháu vẫn phải từ bỏ cuộc sống này. Mà cháu từ bỏ vợ chồng tôi ra đi không một lời nào, cũng không một tín hiệu nào cho vợ chồng tôi biết.
Hôm ấy, vợ chồng tôi vẫn cho con ăn dặm như bình thường. Tối đến, con vẫn ngủ trong chiếc nôi quen thuộc ở ngay trong phòng của vợ chồng tôi. Vậy mà, chỉ hơn một giờ lơ là không để ý đến con thì đang đêm trở dậy để đắp chăn lại cho con thì con tôi đã ngưng thở từ khi nào.
Đang đêm, vợ chồng tôi đã cho đi cấp cứu. Nhưng tất cả đã quá muộn rồi. Các bác sĩ kết luận con đã bị ngưng thở khi ngủ. Vậy là đứa con trai đầu lòng của vợ chồng tôi đã rời bỏ thế giới này lặng lẽ như thế.
Sau khi con mất, vợ chồng tôi đã phải trải qua một hời kỳ rất khó khăn. Cả hai đều vật vã trong nỗi nhớ và thương tiếc con vô cùng. Nhất là chồng tôi, từ yêu thương và quan tâm đến vợ, giờ anh cứ đổ lỗi cho tôi đã gián tiếp giết con. Anh bảo, đáng ra tôi là mẹ thì không được phép lơ là đến con nhỏ. Đáng ra con chưa được 1 tuổi thì tôi phải thức suốt đêm để trông con.
Từ đó, anh cứ chì chiết, đay nghiến tôi là thủ phạm khiến con phải vĩnh viễn rời xa cõi đời này. Ban đầu, tôi thật sự nghĩ vì chồng tôi quá đau buồn nên chưa sẵn sàng vượt qua cú sốc ấy. Thế nhưng, anh vẫn như vậy với tôi suốt mấy tháng nay. Vì bị chồng nói nhiều, đến nỗi có lúc tôi cũng nghĩ chính mình là thủ phạm. Tôi cứ gặm nhấm nỗi đau này suốt nhiều ngày qua và chưa bao giờ nguôi ngoai được.
Video đang HOT
Thậm chí, sau cái chết đột ngột của con trai, chồng tôi còn đổ đốn bê tha cờ bạc rượu chè triền miên. Không những vậy, anh còn ngoại tình trắng trợn trước mắt tôi. Tôi đang không biết làm thế nào để kéo anh trở lại với mình. Con trai đã bỏ tôi mà đi, đến cả chồng tôi, anh cũng đang dần muốn xa tôi nữa.
Mỗi ngày nhìn thấy chồng bê tha như vậy, tôi lại đau khổ lắm. Tôi cầu xin anh quay lại như trước đây, anh lại được thể chì chiết dằn vặt tôi về cái chết của con trai. Tôi khổ tâm quá các mẹ ạ. Cứ như thế này tôi phát điên lên mất. Tôi phải làm thế nào bây giờ?
Theo PNT
Ngủ ngáy có nguy cơ cao bị ngừng thở
Hội chứng ngừng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng của bệnh lý hô hấp có liên quan đến giấc ngủ.
Ảnh minh họa: Internet
Theo các bác sĩ, hội chứng này nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm: tai biến mạch máu não, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, giảm trí nhớ, mất tập trung...
Biểu hiện lâm sàng của hội chứng ngừng thở khi ngủ là những cơn ngừng thở từng lúc khi ngủ trong thời gian từ 10 giây trở lên, dẫn đến giảm nồng độ oxy trong máu, sau đó động tác hô hấp hoạt động trở lại thường phối hợp với sự thức dậy ngắn.
Nhằm phát hiện sớm những bệnh nhân mắc hội chứng ngừng thở trong cộng đồng chẩn đoán nguyên nhân và điều trị hiệu quả các rối loạn giấc ngủ, Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai tổ chức khám sàng lọc phát hiện và tư vấn miễn phí Hội chứng ngừng thở khi ngủ.
Người dân tới khám sẽ được các bác sĩ Trung tâm Hô hấp khám và tư vấn miễn phí về cách phòng tránh yếu tố nguy cơ và các phương pháp điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ.
Thời gian khám từ 8h00 đến 12h00, thứ 7 ngày 16/08/2014.
Địa điểm: Hội trường lớn, Tầng 2, nhà Nhật, Bệnh viện Bạch Mai, Số 78 Giải Phóng - Đống Đa - Hà Nội.
Đăng ký khám và hẹn thời gian khám qua số điện thoại: (04) 3.629 1207; 0972 46 3203; hoặc email: duanbenhphoi@gmail.com.
Người bệnh đến khám đúng theo thời gian đã hẹn để ban tổ chức có điều kiện phục vụ tốt nhất.
Đối với những trường hợp nghi có bệnh cần phải đo đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc ngủ để chẩn đoán xác định, bệnh nhân sẽ được hẹn lịch đo đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc ngủ tại Trung tâm Hô hấp. Trong khuôn khổ các hoạt động hướng về cộng đồng, Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai sẽ hỗ trợ bệnh nhân 80% chi phí đo đa ký.
Trên thế giới hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ (SAOS) gặp với tần suất từ 2% đến 4% ở nam giới trưởng thành. Ở châu Á có tỷ lệ mắc SAOS tương tự như ở người châu Âu, tỷ lệ tương ứng là từ 4,1% đến 7,5% (ở nam giới) và từ 2,1% đến 3,2% (ở nữ giới) tuổi trung niên.
Béo phì là một yếu tố nguy cơ lớn của SAOS, tuy nhiên ở người châu Á thì mức độ thấp hơn do cân nặng của họ kém hơn những người châu Âu.
Tại Việt Nam, nghiên cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/1/2008 đến 1/6/2010 cho thấy, trong số 263 bệnh nhân đến khám vì những biểu hiện bệnh lý hô hấp có liên quan đến giấc ngủ, thấy độ tuổi trung bình 50 14 tuổi; Nam giới chiếm 79 %, nữ giới 21%. Tỷ lệ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ chiếm 87,1%, trong đó> 50% bệnh nhân có bệnh lý tim mạch kèm theo.
Đối tượng có các triệu chứng nghi ngờ Hội chứng ngừng thở khi ngủ:
1. Ngủ ngáy kèm theo ngừng thở, ngạt thở.
2. Buồn ngủ nhiều ban ngày.
3. Thức giấc nhiều lần trong đêm.
4. Đi tiểu nhiều lần trong đêm
5. Đau đầu buổi sáng.
6. Giảm trí nhớ, giảm độ tập trung.
7. Thừa cân, béo phì, bất thường vùng hàm mặt,...
8. Tăng huyết áp kháng trị
Theo SKDS
Người béo phì có nguy cơ cao bị ngừng thở khi ngủ Ngủ ngáy kèm theo ngừng thở, ngạt thở; buồn ngủ nhiều ban ngày; thức giấc, đi tiểu nhiều lần trong đêm; giảm trí nhớ; béo phì... là những người có nguy cơ cao bị hội chứng ngừng thở khi ngủ. Hội chứng ngừng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng của bệnh lý hô hấp có liên quan đến giấc ngủ....