Con bị ho, ngạt mũi, mẹ tự mua thuốc kháng sinh và siro cho uống, bé 8 tháng tuổi sốc phản vệ tím tái, không thở được
Ngày 29-8, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu (tỉnh Sơn La) cho biết, bệnh viện này vừa cấp cứu một cháu bé bị sốc phản vệ nguy kịch sau khi gia đình tự mua thuốc điều trị tại nhà.
Bệnh nhân là bé H.T.P. (8 tháng tuổi, ở Mộc Châu, Sơn La). Thấy con bị ngạt mũi, ho cả đêm, mẹ cháu bé ra hiệu thuốc gần nhà mua thuốc về cho con uống. Nhưng chỉ ít phút sau khi uống một gói kháng sinh Hafixim (cefixim 50mg), 10ml siro hỗ trợ trị ho, mặt cháu bé bắt đầu tím tái kèm biểu hiện khó thở và đỏ lựng toàn thân. Lúc này, gia đình vội đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu.
Tại bệnh viện, bệnh nhi đã tím tái, không thở được, tim đập rời rạc. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi sốc phản vệ do kháng sinh và lập tức điều trị theo phác đồ. Sau khoảng 40 phút cấp cứu, bé dần tự thở, các dấu hiệu sinh tồn ổn định.
May mắn, bé P. đã được cấp cứu kịp thời.
Theo các bác sĩ chuyên y tế hiện nay nhiều tiệm thuốc dễ dàng bán thuốc kháng sinh cho người bệnh mà không cần toa thuốc của bác sĩ. Điều này khiến cho thuốc không những không trị được bệnh, mà còn làm cơ thể sản sinh ra các vi khuẩn kháng thuốc gây nguy hiểm cho người bệnh.
Việc tự ý mua và sử dụng kháng sinh không hợp lý, sử dụng kháng sinh khi không mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn sẽ làm gia tăng tình trạng kháng thuốc, ảnh hưởng đến người bệnh và cộng đồng. Nếu sử dụng kháng sinh không đúng tiêu chuẩn và chỉ định thì sau này bị bệnh, việc sử dụng kháng sinh sẽ rất khó khăn, nghiêm trọng hơn, còn tạo ra những vi khuẩn kháng thuốc, những loại vi khuẩn ấy có thể lây lan từ người này sang người khác rất nguy hại cho cộng đồng.
Việc cho trẻ dùng kháng sinh bừa bãi thường gây tác dụng phụ như: Tiêu chảy, ói, dị ứng, sốc phản vệ thậm chí tử vong. Nguy hiểm hơn, lạm dụng kháng sinh dễ dẫn đến đề kháng kháng sinh (hay còn gọi là lờn kháng sinh), về sau khi cần sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi trùng gây bệnh thì nó không còn tác dụng nữa, trẻ sẽ dễ bị nguy cơ bệnh nặng hơn và có thể gây tử vong.
Video đang HOT
Khi trẻ có các dấu hiệu cảm sốt, ho, sổ mũi… phụ huynh có thể hạ sốt cho trẻ bằng các phương pháp tự nhiên như lau mát, mặc quần áo thông thoáng dễ hút mồ hôi, cho trẻ uống nhiều nước. Phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý NaCl 9% để làm sạch mũi cho trẻ, giúp cho đường hô hấp của trẻ được thông thoáng.
Đặc biệt, khi trẻ bị ốm và phải dùng tới kháng sinh, phụ huynh nhất thiết phải cho trẻ đi khám bệnh để bác sĩ chẩn đoán và kê toa thuốc chính xác, đúng bệnh. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh tại các nhà thuốc cho trẻ cho sử dụng hoặc điều trị theo sự mách nước của những người không có chuyên môn.
Theo Helino
Ăn sá sùng biển, nam thanh niên bị sốc phản vệ
Bệnh nhân Đ.A.D. (nam, 26 tuổi, Hà Nội), nhập viện trong tình trạng khó thở, ngạt mũi, chảy nước mũi, ngứa, kèm theo ngứa, nổi mẩn đỏ toàn thân sau khi ăn sá sùng - một loại hải sản biển chỉ khoảng 30 phút.
Ảnh minh họa.
Bệnh nhân D. cho biết có tiền sử dị ứng với hải sản, thuốc giảm đau chứa Codein, hen phế quản, nhưng không tái phát, đã ngừng điều trị duy trì hơn một năm.
Tại Phòng Cấp cứu, qua thăm khám ban đầu xác định bệnh nhân bị phản vệ nặng (độ II) do dị ứng thức ăn. Lúc đó, bệnh nhân có da và niêm mạc đỏ hồng, xuất hiện sần và phù rải rác toàn thân, mạch nhanh nhưng thân nhiệt bình thường và còn tỉnh táo.
Xét nghiệm phân tích máu cho thấy các chỉ số bạch cầu lympho, men gan, và dị ứng đều tăng. Vì vậy, bác sĩ cho người bệnh nằm tư thế đầu thấp chân cao, tiến hành tiêm bắp Adrenalin, truyền dịch tinh thể và thở oxy mask.
Tuy nhiên, sau 30 phút theo dõi, bệnh nhân có dấu hiệu chuyển sang sốc phản vệ nguy kịch (độ III) với các dấu hiệu kích thích, vã mồ hôi lạnh, mạch nhanh 140 lần/phút, huyết áp tụt, khó thở.
Trước sự nguy kịch đó, bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế, duy trì bơm tiêm điện Adrenaline tĩnh mạch và các thuốc cấp cứu khác, thở oxy qua mask, theo dõi huyết áp trên màn hình monitor. Sau 3 giờ điều trị tích cực, bệnh nhân dần tỉnh táo trở lại, các chỉ số sinh tồn như huyết áp, mạch, oxy trong máu được đưa về mức ổn định. Bệnh nhân được tiếp tục theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn.
Nguyên nhân gây sốc phản vệ
Phản vệ là một phản ứng nghiêm trọng gây ra nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau nhưng có đặc điểm chung là xuất hiện nhanh và có thể dẫn đến tử vong. Thường do nguyên nhân phản ứng dị ứng. Các dấu hiệu phản vệ thường xuất hiện rất nhanh, đột ngột từ vài phút đến vài giờ sau tiếp tiếp xúc với dị nguyên như: thuốc, bị côn trùng đốt, hay sau khi ăn thức ăn lạ.
BSCKI Nguyễn Minh Thắng - Phó Khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết: "Tỉ lệ dị ứng ở trong cộng đồng rất cao. Phản ứng dị ứng là một phản ứng nặng và có thể chuyển độ rất nhanh từ nặng lên nguy kịch hoặc ngưng hô hấp tuần hoàn. Ngoài ra nhiều trường hợp còn xuất hiện phản vệ pha 2, tức là lại rơi vào tình trạng phản vệ sau đó dù đã được xử lý cấp cứu ổn định. Như trường hợp bệnh nhân D., này, từ phản vệ mức độ nặng (độ II) chuyển rất nhanh thành sốc phản vệ (độ III) và tiếp tục xảy ra phản vệ pha 2 ngay trong tối hôm đó".
Qua đó, bác sĩ khuyến cáo tất cả bệnh nhân dị ứng phải theo dõi tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế được trang bị thuốc cấp cứu phản vệ trong vòng ít nhất 24 giờ. Với người bệnh có tiền sử dị ứng và từng bị dị ứng nên trang bị dự phòng thuốc chống dị ứng trong người.
Phòng ngừa dị ứng và sốc phản vệ bằng cách nào?
Để phòng ngừa và giảm thiểu xảy ra dị ứng, tai biến sốc phản vệ, bạn hãy lưu ý những nguyên tắc sau:
- Nếu có tiền sử dị ứng, bạn nên trao đổi với bác sĩ khi khám bệnh và kê đơn thuốc. Ngoài ra, hãy luôn mang theo các loại thuốc giải dị ứng trong người.
- Khi đang dùng thuốc, nếu xuất hiện cảm giác bất thường như bồn chồn, hốt hoảng, tê lưỡi, khó thở,... hãy nói ngay với bác sĩ để dừng lại và xử lý kịp thời.
- Tất cả các bệnh nhân nếu sử dụng thuốc tiêm - truyền nên được nhập viện nội trú hoặc theo dõi sau tiêm truyền thuốc tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện theo dõi và xử lý phản vệ.
- Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua và sử dụng thuốc, tiêm truyền thuốc tại nhà.
- Không ăn các thức ăn đã từng gây dị ứng, phản vệ.
Theo infonet
"Thử thách 10 năm" cho thấy vi khuẩn đã không còn đáp ứng với thuốc như trước So với bức ảnh "thử thách 10 năm" 2009, kháng sinh có vẻ không được tốt lắm. Các bác sĩ đang cố gắng khai thác sức mạnh của xu hướng #10YearChallenge (Thử thách 10 năm) trên mạng xã hội để thu hút sự chú ý đến cuộc khủng hoảng kháng kháng sinh đang gia tăng trên toàn thế giới. Họ đang chia sẻ...