Con bị đau bụng không rõ nguyên nhân thì đây chính là điều cha mẹ nên làm luôn và ngay
Trẻ bị đau bụng là vấn đề khá phổ biến nhưng mẹ phải biết cách tìm đúng nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp. Nếu không nắm rõ, mẹ dễ khiến tình trạng của trẻ nặng hơn hoặc gây nhiều biến chứng lâu dài.
Trẻ bị đau bụng có thể do những nguyên nhân nào?
Trước tiên, tình trạng đau bụng ở trẻ nhỏ có thể do các chứng viêm ở cơ quan trong khoang bụng gây ra, chẳng hạn như viêm dạ dày cấp tính, viêm ruột, viêm tuyến tụy v.v… Những bệnh trạng này thông thường đều sẽ khiến trẻ có cảm giác đau bụng. Ở một số trẻ khác còn có thể kèm theo triệu chứng khó thở, buồn nôn thậm chí là nôn mửa. Ngoài ra, trẻ cũng dễ bị sốt như một tín hiệu từ cơ thể cảnh báo các cơ quan ở khoang bụng đang gặp vấn đề.
Trẻ bị đau bụng còn có thể do sỏi đường tiết niệu, thậm chí là vấn đề kết sỏi ở gan. Không những vậy, nếu trẻ bị nhiễm giun đũa ở gan cũng sẽ có hiện tượng đau bụng. Chính vì vậy, tuy đau bụng ở trẻ là triệu chứng thường gặp nhưng mẹ không nên chủ quan. Chỉ khi tìm đúng nguyên nhân gây đau thì mới có hướng điều trị kịp thời và hiệu quả.
Ảnh minh họa
Tình trạng tiêu hóa không tốt cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến đau bụng thường xuyên ở trẻ. Đặc biệt khi mẹ cho trẻ ăn thức ăn khó tiêu sẽ gây gánh nặng và trở ngại cho chức năng dạ dày, đường ruột. Lúc này, trẻ dễ bị chướng khí kèm đau bụng, dần dần sẽ mất cảm giác thèm ăn. Nếu không kịp thời điều chỉnh cơ cấu thực đơn hằng ngày, trẻ sẽ có xu hướng chán ăn, tiêu hóa kém, hấp thu chậm và suy dinh dưỡng.
Mẹ nên làm gì khi trẻ bị đau bụng?
Dù là hiện tượng phổ biến nhưng sức đề kháng của trẻ còn rất yếu, đồng thời nguyên nhân gây đau bụng cũng rất nhiều nên tốt nhất là mẹ sớm đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám. Tuy vậy, trong quá trình chăm sóc trẻ bị đau bụng hay bất cứ vấn đề sức khỏe nào, mẹ cũng cần chú ý cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, không để trẻ chơi đùa hay hoạt động quá mệt.
Nếu vì lý do khách quan mà bạn chưa cho trẻ đến bệnh viện được thì có thể tạm thời massage để giúp trẻ giảm bớt cơn đau. Biện pháp này sẽ đặc biệt hiệu quả hơn nếu trẻ bị đau bụng do tiêu hóa không tốt. Thao tác massage nhẹ nhàng vùng bụng có thể thúc đẩy nhu động ruột và dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu. Từ đó giảm nhẹ cảm giác đau bụng ở trẻ.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Ngoài ra, dù là lý do gì thì khi trẻ bị đau bụng, mẹ nên chia thực đơn thành nhiều bữa nhỏ và mỗi bữa ăn không nên cho trẻ ăn quá no để giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Tóm lại, khi trẻ bị đau bụng thì bố mẹ vẫn nên bình tĩnh và tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Bạn không nên cuống cuồng và tỏ ra lo lắng quá mức vì sẽ khiến trẻ càng sợ hãi, cảm giác đau càng nghiêm trọng hơn. Hãy cố gắng giữ ấm phần bụng cho trẻ, nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện và tuyệt đối lúc này không cho trẻ ăn hay uống đồ lạnh.
Nguồn: Baby
Thấy con ngủ li bì suốt 20h, mẹ đã nhanh chóng cứu con tránh khỏi nguy hiểm của bệnh nhiễm trùng huyết
Nhờ hành động mau lẹ của người mẹ, cô bé đã được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời khi mắc phải căn bệnh nhiễm trùng huyết.
Aoife Duffy là fan bự của seri truyền hình "Coronation Street" kể về những câu chuyện thường ngày ở Phố Coronation. Phim được trình chiếu từ tháng 12 năm 1960 cho tới tận ngày nay. Nó được coi là thiên truyền hình đa tập mang biểu tượng văn hóa của vương quốc Anh. Với Aoife, nội dung phim đã tác động tới cô theo một cách vô cùng ý nghĩa: giúp Aoife phát hiện sớm triệu chứng bệnh nhiễm trùng máu vốn rất khó nhận biết và nhờ đó cứu mạng con gái Eabha.
Nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu) xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào cơ thể, tiết ra chất độc dẫn đến suy đa cơ quan, rối loạn đông máu hoặc suy gan, suy thận... (Ảnh minh họa).
Aoife Duffy chia sẻ câu chuyện đặc biệt của mình với phóng viên tờ Mirror:
"Đó là khi Eabha ngủ suốt 20 tiếng đồng hồ. Trong đầu tôi bắt đầu xuất hiện những ý nghĩ lo lắng. Con mới chỉ 4 tháng tuổi. Thông thường, con có những giấc ngủ ngắn trong ngày và sau đó là giấc ngủ đêm từ 11h tối hôm nay tới 9 giờ sáng hôm sau. Vậy nên việc con ngủ suốt 20 tiếng thật khác thường.
Buổi sáng, con cũng không tỉnh dậy. Eabha chỉ muốn ngủ. Có lúc con thức để uống sữa, uống xong lại ngủ ngay.
Lần đầu tiên con gái tôi không khỏe, tôi đã nghĩ do con mọc răng. Sau đó, khi con bắt đầu bị đau bụng rồi nôn trớ, tôi cho rằng, đó chắc hẳn là do viêm dạ dày - ruột. Bình thường, Eabha là một đứa trẻ rất vui vẻ. Nhưng con bỗng trở nên cáu kỉnh, khó chịu và cứ như thế mãi. Tôi nhận ra có điều gì đó thực sự không ổn.
Aoife Duffy nhận ra Eabha có điều gì đó thực sự không ổn khi con cứ ngủ li bì.
Việc ngủ li bì của con khiến tôi nhớ tới những cảnh phim đau lòng về cậu bé Jack Webster trong seri phim truyền hình Corrie mùa hè vừa qua. Tôi chưa bao giờ bỏ lỡ một tập phim nào và có thể mường tượng một cách sống động diễn biến của phim sau khi Jack bị xước đầu gối trong lúc chơi bóng. Cậu bé liên tục than phiền về cảm giác không được khỏe, lúc nào cũng mỏi mệt của mình. Chị gái Jack, Sophie, đã xem nhẹ những triệu chứng đó. Rốt cuộc, Jack được chẩn đoán bị nhiễm trùng máu và phải cưa chân. Đó là cảnh rất buồn.
Thế rồi, trong nỗi kinh hoàng, tôi bắt đầu lo sợ Eabha của tôi cũng rơi vào tình cảnh tương tự Jack.
Hôm sau, chúng tôi tới thăm bà của Eabha và con vẫn rất xanh xao - một dấu hiệu khác của bệnh nhiễm trùng máu. Tôi biết mình phải hành động thôi. Vậy là tôi đưa thẳng con vào bệnh viện. Họ lập tức chuyển chúng tôi tới khoa cấp cứu nhi.
Lúc đầu, không khí khá bình lặng trong lúc chúng tôi ngồi chờ bác sĩ khám cho con. Nhưng ngay khi nhìn thấy Eabha, họ nhảy dựng lên. Mọi thứ chuyển biến rất nhanh, từ 0 tới 10 chỉ trong vòng 15 phút.
Các bác sĩ cho rằng, có thể con gái tôi bị viêm màng não - một căn bệnh thực sự đáng sợ. Họ kiểm tra nước tiểu của con bằng cách đặt một tấm gạc vào bỉm con. Kết quả, con bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Cậu bé Jack Webster trong seri phim truyền hình Corrie đã phải cưa chân vì nhiễm trùng máu.
Có một dấu hiệu nhỏ cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn viêm màng não. Bác sĩ nói với tôi rằng, mặc dù họ vẫn chưa xác định được đó có phải là viêm màng não hay không nhưng họ vẫn phải điều trị nó bởi nếu không, có thể là quá muộn là để làm bất cứ điều gì.
Tôi thậm chí không thể trụ nổi khi họ tiêm cho con những liều thuốc cứu mạng. Tôi phải nhờ em gái tôi ôm con. Cảm giác thật là khủng khiếp. Cuối cùng, bác sĩ đã có thể xem xét tổng thể toàn bộ triệu chứng của Eabha và chúng tôi được thông báo, con bị nhiễm trùng máu.
Suy nghĩ đầu tiên của tôi sau khi hay tin chính là cảnh Jack trong phim Corrie bị cưa cụt một chân. Tôi sợ hãi không biết liệu con gái mình có thể vượt qua nổi điều đáng sợ đó.
Nhưng thật may mắn, Eabha đã bình phục hoàn toàn. Tôi và bố con bé, Adam, đã có thể đưa con về nhà sau ba ngày ở Bệnh viện Craigavon Area. Tôi cảm thấy vô cùng biết ơn vì đã xem tập phim về bệnh nhiễm trùng huyết hôm đó. Tôi đã thở phào nhẹ nhõm vì cả tôi lẫn Adam đều rất thích xem Corrie và gần như không bỏ lỡ tập nào.
Thậm chí, xem xong tập phim đáng buồn đó, tôi có tìm hiểu một chút về bệnh nhiễm trùng máu. Tôi làm thế chỉ đơn thuần là do quan tâm và muốn biết rõ hơn.
Nhận biết triệu chứng của con tương tự với nhân vật Jack trong phim giúp bà mẹ hành động nhanh lẹ thêm.
Nếu không xem tập phim ấy, thành thực mà nói, tôi không biết chuyện gì đã xảy ra. Tôi chắc chắn mình vẫn sẽ đưa Eabha tới bệnh viện để kiểm tra nhưng nhận biết triệu chứng của con tương tự với nhân vật Jack giúp tôi hành động nhanh lẹ thêm.
Giờ đây, tôi đang cố gắng giúp mọi người hiểu rõ hơn về nhiễm trùng máu. Hi vọng, câu chuyện của Eabha sẽ giúp những người mới làm cha mẹ khác nhận biết các dấu hiệu cảnh báo nếu chúng xuất hiện ở con họ.
Adam và tôi không hề biết rằng, căn bệnh này phổ biến tới mức nào và chỉ riêng điều đó thôi, nghĩ tới cũng đã khiến tôi thực sự sợ hãi. Những em bé nhỏ như Eabha chưa thể trò chuyện và mô tả cảm nhận của mình. Các con phải dựa hoàn toàn vào cha mẹ trong việc nhận biết triệu chứng nhanh nhất có thể.
Nếu câu chuyện của Eabha có thể giúp dù chỉ một ông bố/bà mẹ nhận ra các dấu hiệu cảnh báo của bệnh nhiễm trùng máu và lập tức đưa con tới bệnh viện như cách chúng tôi đã làm và đã cứu sống con gái mình - chúng tôi rất vui được chia sẻ".
Nguồn: Mirror
Vòng tránh thai xuyên cổ tử cung chui vào bàng quang Nhập viện trong tình trạng tiểu buốt, đau bụng nữ bệnh nhân được bác sĩ kiểm tra và phát hiện chiếc vòng tránh thai nằm trong bàng quang đã hóa sỏi. Đó là trường hợp hi hữu của chị Lê Thùy D. (34 tuổi, quê Cà Mau) vừa được Bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 2 tiếp nhận, điều trị. Khi đến thăm...