“Cơn bĩ cực” của doanh nghiệp địa ốc thời Covid-19
Khó khăn chồng chất khó khăn trước dịch Covid-19, nhiều nhân viên ở các công ty bất động sản (BĐS) đành phải tự xin nghỉ việc vì không muốn trở thành gánh nặng cho công ty của họ.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 lan nhanh và gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, hàng trăm doanh nghiệp BĐS tiếp tục rơi vào giai đoạn khó khăn. Khó khăn về pháp lý chưa được tháo gỡ thì khó khăn khác đã ào tới, nhiều công ty nhỏ phải tạm đóng cửa, cho nhân viên nghỉ việc hoặc làm theo chế độ không lương vì không có sản phẩm bán ra.
Trong khi đó, ghi nhận tại nhiều doanh nghiệp lớn cũng không khá khẩm là mấy. Thậm chí, không ít nhân viên bán hàng, nhân viên Marketing ở nhiều công ty địa ốc đã phải tự nộp đơn xin nghỉ việc vì không có gì để làm trong mùa dịch.
Video đang HOT
Nguyễn M.A., nhân viên Marketing cho một công ty BĐS khá tiếng tăm ở Tp.HCM tiết lộ cả năm qua công ty nơi cô làm việc gặp khó khăn trăm bề. Để chèo lái doanh nghiệp trong cơn khủng hoảng, lãnh đạo của công ty này đã phải “rút sạch” sổ tiết kiệm để chi trả lương và các khoản chi phí hàng tháng lên đến vài tỷ đồng. Trong khi nguồn thu không có, các khoản nợ thuế, lãi vay ngân hàng dồn dập…khiến công ty này kiệt quệ về tài chính. Dù vậy, lãnh đạo công ty vì không nỡ lòng cho nhân viên nghỉ việc nên cố gắng trả lương đều đặn.
Chị A. cho biết từ giữa năm 2019 phòng truyền thông của công ty gần như không có việc để làm. Ngoài một số hoạt động xã hội, quảng bá cho các dự án cũ… thì nhiều nhân viên công ty rơi vào trạng thái “mệt mỏi” vì cả ngày chỉ đến công ty ngồi chơi xơi nước, đến tháng lãnh lương. Tình trạng này kéo dài khiến nhiều người phải tự động nộp đơn xin thôi việc để giảm bớt gánh nặng cho công ty.
“Để giữ chân các nhân viên, Sếp của tôi vẫn nỗ lực trả lương đều đặn nhưng tôi biết là các anh chị cấp trên cũng đã khó khăn lắm rồi. Nếu mình cứ cố gắng ngồi đó giữ chỗ mà không làm được gì cho công ty thì chẳng khác nào là gánh nặng. Do đó, tôi và một số đồng nghiệp nữa quyết định tạm thời xin nghỉ việc, kiếm việc khác để làm vừa đỡ nhàm chán vừa giúp công ty giảm được 1 khoản gánh nặng về tài chính. Hiện tại, công ty chỉ cần bộ phận kế toán, hành chính là đủ. Khi nào thị trường khả quan trở lại, tôi sẽ tiếp tục xin về công ty để cống hiến”, chị A. thở dài.
Thực tế, tình trạng này xảy ra ở nhiều công ty BĐS ở Tp.HCM. Thậm chí, có doanh nghiệp cả năm không có dự án nào mới ra hàng, không có hoạt động gì nổi bật nên ban lãnh đạo phải kinh doanh thêm nhiều mặt hàng khác để lấy tiền cầm cự với thị trường. Một số công ty đẻ thêm các công ty con để kiếm thêm lợi nhuận bù vào khoản lỗ từ việc đầu tư nhà/đất.
Ngược lại, nhiều doanh nghiệp không có phương án dự phòng nên càng khó xoay sở hơn. Khó khăn nhất hiện tại vẫn là chờ cơ chế tháo gỡ từ chính quyền. Tuy nhiên, trong bối cảnh cả nước, người dân khắp nơi đều dồn tâm sức chống dịch thì có khả năng việc tháo gỡ cho các dự án vẫn tiếp tục bị đình trệ.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến khó lường, nhiều chuyên gia dự báo rất có khả năng hàng trăm doanh nghiệp yếu về thực lực, cạn nguồn tài chính sẽ tiếp tục lâm “cơn bĩ cực” và dần rút khỏi thị trường.
Đại diện một công ty BĐS ở Tp.HCM cũng nhận định, nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, có khả năng nhiều công ty sẽ phải đóng cửa để giảm tải các chi phí. Khi đó, một lượng lớn người lao động liên quan đến ngành nghề này sẽ rơi vào tình cảnh thất nghiệp trong vài tháng tới.
Theo Báo dân sinh
Hỗ trợ, sẻ chia, nhưng đừng kêu ca, ỷ lại
Tại Chỉ thị cấp bách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch Covid-19 vừa được ban hành, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; đồng thời, kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 (trước hết là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250.000 tỷ đồng).
Thực hiện chỉ thị của Chính phủ, các ngân hàng đã đưa ra nhiều gói tín dụng "khủng" hỗ trợ lãi suất cho DN. Bộ Tài chính cũng đã lấy ý kiến rộng rãi về Dự thảo Nghị định gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid -19, khẩn trương trình Chính phủ về việc miễn, giảm thuế, phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19; rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp về thuế, trước hết là gói hỗ trợ gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất khoảng 30.000 tỷ đồng.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet
Những hỗ trợ này là cần thiết trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều DN thuộc nhiều ngành nghề đang đình trệ do dịch bệnh. Tuy nhiên, có một thực tế là càng ngày càng nhiều tiếng kêu ca từ phía các DN, chờ được hỗ trợ về những ảnh hưởng của dịch bệnh. Trên trang cá nhân, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán SSI Nguyễn Duy Hưng cho rằng, quản trị rủi ro là việc mà bất cứ một tổ chức kinh tế nào cũng phải có trong quá trình hoạt động. Khi mọi việc đang thuận lợi vẫn chuẩn bị nguồn lực và vật lực phòng khi bị rơi vào những hoàn cảnh khó khăn, thậm chí có sẵn kịch bản hành động trong tình huống thiên tai, địch họa hay dịch bệnh... lại được Chính phủ hỗ trợ tháo gỡ khó khăn bằng cả nguồn lực và chính sách thì chắc chắn sẽ vượt qua.
Có thể thấy, ranh giới giữa sự sẻ chia, trách nhiệm, chủ động đối phó và sự ỷ lại, kêu ca của các DN vốn dĩ cách nhau không nhiều. Trước khi kêu ca, DN hãy tự cứu mình trước khi chờ người khác cứu. Và rủi ro trong kinh doanh là thứ luôn phải nằm trong kế hoạch của mỗi DN - đó mới là sự sòng phẳng của cơ chế thị trường.
Theo Kinhtedothi.vn
Tồn kho bất động sản đang tăng quá nhanh Theo Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh, tổng giá trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán đang tăng quá nhanh. Theo đó, giá trị hàng tồn kho tính đến cuối năm 2019 đã tăng 38% so với cùng kỳ năm trước, hiện lên đến 223.474 tỷ đồng. Ảnh minh họa....