Cơn bão sắp hình thành lại hướng vào Trung Bộ, gây mưa to trở lại
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, đi vào Biển Đông trong 24-48 giờ tới, sau đó hướng vào Trung Trung Bộ và gây mưa to cho khu vực này từ ngày 24/10.
Thông tin tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai ngày 19/10, ông Hoàng Phúc Lâm – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia cho biết, vừa qua liên tiếp thiên tai xảy ra gây ngập lụt, lũ lịch sử ở Trung Trung Bộ. Đặc biệt, mưa lũ đặc biệt lớn tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế. Nhiều sông, đỉnh lũ đã vượt các mốc lịch sử các năm 1983, 1999.
Theo ông Lâm, từ hôm nay đến 21/10, mưa to sẽ tiếp tục diễn ra, đặc biệt lớn nhất ở các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh và Nghệ An. Từ đêm 21/10, mưa dự báo sẽ giảm đáng kể và nhanh, nước rút nhanh từ ngày 22/10.
Tuy nhiên, sáng nay một vùng thấp đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, dự báo trong 48 giờ tới sẽ đi vào Biển Đông.
“ Hiện nay dự báo còn tương đối xa, nhưng khả năng cao sẽ mạnh lên thành bão trên Biển Đông và lại hướng về Trung Trung Bộ. Dự báo từ 24 đến 26/10, ở Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ có mưa to trở lại“, ông Lâm nói.
Cũng theo ông Lâm, từ nay đến cuối năm, sẽ còn khoảng 2 đến 4 cơn bão/ATNĐ nữa sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Từ nay đến cuối tháng 10 và sang đầu tháng 11, tình hình mưa lũ sẽ còn phức tạp.
Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới.
Video đang HOT
Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia cho biết, hồi 7h hôm nay, tâm áp thấp nhiệt đới cách bờ biển miền Trung Philippines khoảng 550km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Đến 7h ngày 20/10, tâm bão cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 350km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào Biển Đông và có khả năng mạnh thêm.
Đến 7h ngày 21/10, tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 770km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km và có thể mạnh thêm.
TQ: Nước dồn về đập Tam Hiệp đã ngang với "đại hồng thủy" từng khiến hơn 4.000 người chết
Cơ quan Khí tượng Trung Quốc (CMA) đã phát cảnh báo mưa lớn liên tục kéo dài suốt 31 ngày trên cả nước. Lượng nước lớn tiếp tục đổ dồn về đập Tam Hiệp, làm gia tăng lo ngại hồ chứa nước bị quá tải, theo Taiwan News.
Lưu lượng nước dồn về đập Tam Hiệp tiếp tục tăng, ngang với trận lũ lịch sử năm 1998 ở Trung Quốc (ảnh: Xinhua)
Nhiều người ở Trung Quốc tiếp tục sống trong thấp thỏm khi đập Tam Hiệp đang phải đối mặt với trận lũ lịch sử kể từ khi đi vào hoạt động năm 2003.
Sự toàn vẹn của con đập chịu trách nhiệm chính trong việc điều tiết nước sông Dương Tử vẫn là dấu hỏi lớn hiện nay khi Trung Quốc mới bắt đầu mùa mưa lũ chính nhưng mực nước của hơn 250 con sông đã vượt ngưỡng báo động.
Hôm 2.7, một trận động đất đã xảy ra ở khu vực thượng nguồn đập Tam Hiệp. Cụ thể, trận động đất mạnh 3,2 độ richter đã xảy ra ở huyện Nhược Nhĩ Cãi, Tứ Xuyên.
Động đất ở độ sâu 8 km với cường độ không quá mạnh nhưng cũng làm dấy lên lo ngại về tình trạng sạt lở đất dọc sông Dương Tử, đe dọa an nguy của đập Tam Hiệp.
Cùng ngày 2.7, Ủy ban Tài nguyên nước Dương Tử (CWRC) cũng phát cảnh báo khẩn cấp về trận lũ số 1 của sông Dương Tử năm 2020.
Theo thông tin mới nhất, lượng nước dồn về đập Tam Hiệp đã ở mức 50.000 m3/giây tương đương với lượng nước trong đợt lũ kinh hoàng trên sông Dương Tử năm 1998 khiến ít nhất 4.000 người thiệt mạng.
Khoảng tháng 6 - 7.1998, trận lũ kinh hoàng đã quét qua 24 tỉnh thành ở Trung Quốc, khiến hơn 4.000 người chết và phá hủy vô số nhà cửa. Trận lũ năm 1998 được ví như "cơn đại hồng thủy" và ảnh hưởng tới đời sống của 220 triệu người ở Trung Quốc.
Phượng Hoàng cổ trấn chìm trong biển nước (ảnh: Taiwan News)
Trận lũ năm 1998 xảy ra khi đập Tam Hiệp vẫn đang trong quá trình xây dựng. Theo thiết kế, con đập lớn nhất hành tinh có thể chịu nổi sức ép lượng nước dồn về lên tới 70.000 m3/giây.
Bộ Tài nguyên Nước Trung Quốc (MWR) cho biết, mực nước ở thượng nguồn sông Dương Tử sẽ tiếp tục "tăng đáng kể" trong những ngày tới do mưa lớn không dứt.
Các tỉnh thành như Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc , Giang Tây, Tứ Xuyên, Trùng Khánh và An Huy đang là nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi lũ lụt.
Một trong những khu vực mới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi mưa lũ ở Trung Quốc là Phượng Hoàng cổ trấn với bề dày hơn 2.000 năm lịch sử.
Phượng Hoàng cổ trấn không chỉ đẹp nổi tiếng về cảnh quan thiên nhiên mà còn bởi những di tích lịch sử như đền chùa, các con phố, cây cầu. Một trong những nét đặc trưng thu hút khách du lịch khi đến với Phượng Hoàng cổ trấn là những ngôi nhà cổ kính nằm dọc bờ Đà Giang - một trong những nhánh chính của sông Dương Tử.
Phần lớn dân bản địa ở Phượng Hoàng cổ trấn là người dân tộc Miêu và Thổ Gia. Kiến trúc nơi này cũng mang đậm nét văn hóa dân tộc Thổ Gia.
Hôm 1.7, dòng nước lũ đục ngầu phù sa từ Đà Giang đã quét qua đường phố ở Phượng Hoàng cổ trấn. Nước ngập cao đến vai người. Ở các khu vực thoát nước hiện đại hơn của cổ trấn, người đi bộ và các phương tiện di chuyển rất khó khăn.
Dải mây gây mưa lũ lịch sử tại Trung Quốc liệu có tác động tới Việt Nam? Dải mây front Mei-yu là một hiện tượng rất nổi tiếng trong hoàn lưu gió mùa hè Đông Á được đánh giá có khả năng gây ra mưa lớn cùng lũ lụt. Mưa lũ lịch sử nhấn chìm nhiều nơi tại miền Nam Trung Quốc. Ảnh minh họa: Reuters Theo ông Vũ Đức Long - Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí...