Còn bao nhiêu trường hợp được “thỏa thuận” như cảng Quy Nhơn?
Kết luận của Thanh tra Chính phủ ban hành hồi trung tuần tháng 7 về việc bán cổ phần cảng Quy Nhơn đã chỉ ra những sai phạm trong phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước tại Công ty cổ phần (CTCP) Cảng Quy Nhơn. Cụ thể là gần 75% cổ phần của cảng Quy Nhơn đã được bán theo phương thức thỏa thuận trực tiếp với nhà đầu tư, điều này trái quy định của Thủ tướng. Phương thức bán thỏa thuận đã được cảnh báo từ cách đây bốn năm là có thể sẽ mang lại nhiều hệ lụy nếu bên bán vốn nhà nước “vận dụng” cho lợi ích nhóm.
Cảng Quy Nhơn. Ảnh: attd.vn
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, việc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) ban hành hai văn bản về chuyển nhượng 26,01% cổ phần và chuyển nhượng 49% cổ phần tại CTCP cảng Quy Nhơn cho Công ty Hợp Thành theo phương thức thỏa thuận trực tiếp khi không báo cáo Thủ tướng và không được sự đồng ý của Thủ tướng là trái thẩm quyền, vi phạm Nghị định 71/2013 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Theo quy định, với các khoản thoái vốn từ 10 tỉ đồng trở lên, việc bán cổ phần tại các CTCP có vốn nhà nước phải công khai, minh bạch, qua đấu giá tại sở giao dịch chứng khoán. Trường hợp tổ chức đấu giá không thành, có một người mua thì mới được bán thỏa thuận với những quy định kèm theo.
Thông tư 220/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn nghị định này còn nhấn mạnh việc thỏa thuận trực tiếp sau các bước trên vẫn phải được Thủ tướng cho phép.
Như vậy là Bộ GTVT đã trượt những bước dài trong việc bán thỏa thuận trực tiếp mà bỏ qua hàng loạt quy định pháp luật, dẫn đến sai phạm làm thất thoát vốn nhà nước tại CTCP Cảng Quy Nhơn.
Video đang HOT
Thật ra, phương thức bán thỏa thuận trực tiếp đã có “hàng rào” chặn trước là chỉ khi nào tổ chức đấu giá qua sàn mà số vốn nhà nước từ 10 tỉ đồng trở lên chỉ có một người mua mới được bán thỏa thuận. Ngay trong cách bán thỏa thuận cũng có quy định phải lấy giá tham chiếu từ ba công ty chứng khoán để hạn chế lợi ích nhóm tìm mọi cách bán thỏa thuận với giá mà cơ quan đại diện vốn chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp (như trường hợp này là Bộ GTVT và Vinalines) tự định đoạt, không minh bạch và thiếu giám sát.
Vụ việc bán cổ phần cảng Quy Nhơn coi như đã ngã ngũ với những sai phạm cụ thể. Nhưng cũng cần phải nhắc lại rằng tại thời điểm năm 2014, không chỉ riêng trường hợp cảng Quy Nhơn bị Bộ GTVT bán cổ phần theo cách ấy. Tại thời điểm 2014-2015, Bộ GTVT đã liên tiếp trình Chính phủ các đợt thoái vốn nhà nước theo lô dưới hình thức bán thỏa thuận trực tiếp tại 12 doanh nghiệp: CIENCO 5, CIENCO 6, Vinamotor, CTCP Cảng Quảng Ninh, CTCP Cảng Hải Phòng, bốn công ty thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam…
Theo đó, có trường hợp bán thỏa thuận được Thủ tướng chấp thuận và cũng có trường hợp Bộ GTVT bán mà không xin phép Thủ tướng theo quy định như trường hợp của cảng Quy Nhơn. Cũng tại thời điểm ấy, Chính phủ thấy rằng việc thí điểm bán theo lô và theo thỏa thuận trực tiếp một vài trường hợp đã không còn phù hợp, cần phải có những quy định cụ thể, tránh tình trạng nơi thì bán theo hình thức thỏa thuận, nơi thì bán theo hình thức đấu giá qua sở giao dịch chứng khoán. Do vậy, từ cuối năm 2014, khi tổng kết về cổ phần hóa, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính soạn thảo quy định về vấn đề này.
Sau khi những sai phạm về bán thỏa thuận trực tiếp tại CTCP Cảng Quy Nhơn được Thanh tra Chính phủ công bố cần rà soát lại toàn bộ các trường hợp bán cổ phần nhà nước theo phương thức thỏa thuận trực tiếp không qua đấu giá tại các CTCP thuộc Bộ GTVT và các bộ khác nhằm phát hiện những sai phạm (nếu có), xác định bao nhiêu trường hợp vốn nhà nước đã thất thoát một cách không minh bạch theo cách như vậy.
Bởi cũng tại thời điểm cuối năm 2014, biết rằng việc bán cổ phần nhà nước theo phương thức thỏa thuận trực tiếp không qua đấu giá không dễ gì được thực hiện tràn lan nữa, Bộ GTVT đã ra các văn bản (nêu ở phần trên) hối thúc CTCP Cảng Quy Nhơn bán vốn cho Hợp Thành trước ngày 30-4-2015. Đây chính là thời điểm mà Nghị định 91/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp chưa có hiệu lực. Kể từ ngày 1-7-2015, khi Nghị định 91 có hiệu lực, thì trường hợp như CTCP Cảng Quy Nhơn bắt buộc phải bán cổ phần nhà nước qua đấu giá công khai rồi thực hiện chào bán cạnh tranh (thông qua hình thức đấu giá cổ phần theo lô). Chỉ được bán thỏa thuận trực tiếp trong trường hợp bán cạnh tranh không thành và Thủ tướng cho phép bằng văn bản.
Tuy nhiên, đến nay, các phương thức bán này cũng không còn phù hợp, nhất là quy định về bán cổ phần theo lô (theo hình thức thỏa thuận). Cho nên vào tháng 3-2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 32/2018, sửa đổi lại nhiều điều trong Nghị định 91/2015. Theo đó, phải chào bán cạnh tranh (cho hai nhà đầu tư trở lên) khi bán tiếp cổ phần nhà nước tại các CTCP chưa niêm yết hoặc đã niêm yết đăng ký giao dịch nhưng không thực hiện giao dịch trên sàn chứng khoán. Việc bán thỏa thuận trực tiếp vẫn còn tồn tại khi các phương án trên không thành nhưng nhà đầu tư phải là người đã tham gia phiên chào bán cạnh tranh. Trường hợp cổ phần của CTCP không niêm yết, không có giao dịch và không có giá sàn thì nhà đầu tư phải thanh toán cho doanh nghiệp theo giá được xác định phù hợp với phương thức chuyển nhượng. Và đến đây, việc định giá chuyển nhượng phải được tính toán sao cho không đi lại “vết xe đổ” không công khai, minh bạch trước kia, lặp lại vòng luẩn quẩn của thỏa thuận mang tính lợi ích nhóm.
Theo thesaigontimes.vn
Thủy sản Mekong mua 2,4 triệu cổ phiếu quỹ để bình ổn giá
Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong (mã chứng khoán AAM) vừa mới công bố nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thông qua phương án mua cổ phiếu quỹ của công ty.
Năm 2018, AAM đặt mục tiêu đạt 220 tỷ đồng doanh thu và 5 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Cụ thể, AAM sẽ tiến hành mua lại 2,4 triệu cổ phiếu, tương ứng 24,16% số lượng cổ phiếu đang lưu hành để làm cổ phiếu quỹ nhằm bình ổn giá cổ phiếu trên thị trường.
Công ty dự kiến giao dịch theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận trong vòng 30 ngày kể từ ngày được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra công văn nhận được đầy đủ hồ sơ.
Giá mua vào được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giao dịch đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật (từ 10.000 đồng đến 15.500 đồng/cổ phiếu). Nguồn vốn mua lấy từ thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty.
Trước đó, Thủy sản Mekong đã tự làm khó mình khi hủy 2,7 triệu cổ phiếu quỹ khiến vốn điều lệ công ty giảm xuống dưới 120 tỷ đồng.
Cũng vì vậy mà cổ phiếu AAM được vào diện bị cảnh báo kể từ ngày 31/8/2018. Nếu không khắc phục tình trạng trên trong thời hạn 1 năm, AAM sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc.
Mới đây, AAM vừa thông qua kết quả sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2018 với doanh thu đạt trên 169 tỷ đồng, hoàn thành gần 77% kế hoạch đặt ra; lợi nhuận trước thuế 10,5 tỷ đồng, thực hiện gấp đôi kế hoạch năm.
Năm 2018 Thủy sản Mekong đặt mục tiêu đạt 220 tỷ đồng doanh thu và 5 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Trên thị trường chứng khoán, sau thông tin kinh doanh thuận lợi trong 9 tháng, cổ phiếu AAM đã tăng trần liên tục và đạt đỉnh 14.300 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên, trong những phiên gần đây, AAM đã quay đầu điều chỉnh. Đóng cửa phiên 10/10, AAM giảm xuống còn 12.200 đồng/cổ phiếu, vốn hóa thị trường khoảng 121 tỷ đồng.
Thủy Tieconomy.vn
Tín hiệu IFC? Công ty Tài chính quốc tế (IFC - một công ty trực thuộc Ngân hàng Thế giới) đang tìm kiếm đối tác để bán lại cổ phần nắm giữ tại Ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank) - Bloomberg đưa ra thông tin này cách đây hơn hai tuần. Cả đại diện VietinBank và Ngân hàng Nhà nước đều không bình luận gì khi...