Còn bao nhiêu đập bêtông… không sắt?
Việc các công trình được đầu tư hàng trăm tỉ đồng bỗng chốc bị vỡ vụn, tan hoang khiến dư luận phải đặt câu hỏi: Nạn tham nhũng, rút ruột công trình là nguyên nhân gây ra những vụ vỡ đập thủy điện được xây dựng bằng vốn vay ngân hàng?
Hai vụ việc mới nhất là vụ vỡ đập thủy điện Đak Rông 3 tại Quảng Trị và một công trình thủy điện ở Kon Tum bị sự cố vỡ đập trên chiều dài 109m.
Vay tiền ngân hàng để đổ bêtông… không sắt(!)
Chiều 28.11, bà Phạm Thị Hoa – Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Phát triển VN tại Quảng Trị (QT) – đã có cuộc làm việc với các nhà báo xung quanh vấn đề ngân hàng (NH) này cho Cty CP thủy điện Trường Sơn (trụ sở ở TP.Đồng Hới, Quảng Bình) vay vốn xây dựng công trình thủy điện (TĐ) Đak Rông 3 (huyện Đak Rông, QT). Bà Hoa nói rằng, bà không có thẩm quyền cung cấp thông tin giữa NH và khách hàng của mình cho báo chí, quyền này do Giám đốc NH Phát triển VN quyết định. Cũng như vậy, trước câu hỏi “Cty CP thủy điện Trường Sơn đã được NH Phát triển VN Chi nhánh tại QT cho vay theo hình thức nào?”, bà Hoa nói, bà chỉ biết Cty CP thủy điện Trường Sơn là đối tượng khách hàng được vay theo quyết định của Tổng Giám đốc NH Phát triển VN; Chi nhánh tại QT chỉ là đơn vị thực hiện theo quyết định này.
Thuỷ điện Đăk Rông 3: vỡ đập lòi bêtông không có sắt. Ảnh: p.v – lâm chí công
Liên quan đến các thủ tục cho vay, bà Hoa khẳng định đã thực hiện đúng theo quy định của NH, trong đó có việc theo dõi quá trình xây dựng công trình thủy điện Đak Rông 3 nhằm giải ngân vốn vay đúng quy định. Bà Hoa cũng cho biết, NH không có cán bộ chuyên môn để thẩm định chất lượng công trình trên. Tuy nhiên, bà cho rằng đập thủy điện Đak Rông 3 không phải bị vỡ như báo chí phản ánh, mà đó là một hạng mục không thuộc công trình, được nhà đầu tư xây tạm nhằm thử chất lượng của con đập; hạng mục này do xây để thử nên nó không có sắt bên trong, không được đúc đổ theo tiêu chuẩn vĩnh cửu mà chỉ là xây tạm vậy. Trước câu hỏi “đó là ghi nhận độc lập của phía NH hay thông tin này NH có được từ phía nhà đầu tư?”, bà Hoa nói: Cả hai.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đến thời điểm trước lúc xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện Đak Rông 3 (tháng 10.2012), NH Phát triển VN Chi nhánh tại QT đã giải ngân vốn vay cho Cty CP thủy điện Trường Sơn gần 80 tỉ đồng, còn hơn 3 tỉ đồng theo kế hoạch chưa kịp giải ngân. Phía nhà đầu tư yêu cầu NH này giải ngân hết số vốn vay trên, nhưng hiện tại NH đã tạm dừng giải ngân với lý do nhà đầu tư tăng vốn đầu tư công trình, trong khi đó nguồn vốn tăng thêm chỉ thể hiện ở vốn vay các NHTM, còn nhà đầu tư không hề có thêm vốn tự có, do đó NH đang phải xem xét lại.
Tư nhân làm… Nhà nước mất tiền
Tại tỉnh Quảng Nam, quy hoạch mạng lưới TĐ vừa và nhỏ “phủ sóng” tất cả các huyện miền núi, trên tất cả các dòng sông. Tổng số TĐ vừa và nhỏ của tỉnh lên đến con số 58 dự án, bao gồm cả 10 dự án TĐ bậc thang trên hệ sông Vu Gia-Thu Bồn. TĐ vừa và nhỏ trở thành “cơn sốt”, rất nhiều nhà đầu tư tư nhân nhảy vào. Sự đầu tư dàn trải, chạy theo cơn sốt TĐ đã gây nên tình trạng lãng phí ghê gớm không chỉ cho người dân, Nhà nước, mà còn cho chính các nhà đầu tư. Nhiều dự án thiếu vốn, phải kéo dài thời gian đầu tư để chạy vốn, khiến địa phương và người dân vùng dự án khốn đốn.
Lãnh đạo huyện Tây Giang cho biết: “Một số dự án TĐ hiện đã dừng thi công, nhưng vẫn không báo cáo gì với chính quyền địa phương. Diện tích đất cấp cho dự án TĐ Tr’Hy này lên đến 115ha nay bỏ không, ngoài ra còn ảnh hưởng trực tiếp đến 946ha đất rừng trên toàn huyện”.
Đập Thuỷ điện Đăk Mek 3 vỡ tan hoang sau một cú va chạm của xe ben
Nhiều dự án TĐ trong quá trình triển khai cũng gây rất nhiều hệ lụy về xã hội, môi trường, lãng phí đất đai, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân; mặt khác, nhiều chủ đầu tư sau khi “bôi ra” lại thiếu vốn, xin rút lui, nên dần dà, tỉnh đã loại bỏ 14 dự án TĐ. Mới đây nhất, tháng 11.2012, sau những sự cố liên tiếp về động đất, rò rỉ nước TĐ Sông Tranh 2, tỉnh lại một lần nữa rà, soát, và lập tức cho dừng hoạt động thêm 2 dự án TĐ nữa, là Bồng Miêu (huyện Phú Ninh) và Hà Ra (huyện Nam Giang). Đồng thời, 7 dự án TĐ khác cũng bị tạm dừng để xem xét. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – ông Lê Phước Thanh – nói: “Tỉnh sẽ rà soát, những dự án TĐ không đảm bảo được yêu cầu thì sẽ cho dừng ngay. Đối với những dự án chỉ mới nghiên cứu thì dứt khoát sẽ cho dừng ngay tức khắc. Cố gắng rà soát, loại khỏi quy hoạch nhiều chừng nào tốt chừng đó”.
Vụ vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 trên chiều dài 109m ở Kon Tum chỉ vì một chiếc xe ben “tông vào” đã tiếp tục gióng lên hồi chuông lo ngại và nghi ngờ về sự tái diễn những khối bêtông không có sắt, nhưng lại rất nhiều đất, củi mục như ở đập thủy điện Đak Rông 3.
Theo laodong
Chưa thể xác định nguyên nhân vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3
Ngày 27/11, đoàn công tác liên ngành tỉnh Kon Tum đã đến công trình thủy điện Đăk Mek 3 kiểm tra vụ vỡ đập, qua đó nhận định nguyên nhân của vụ việc là "chưa thể xác định được bằng phương pháp trực quan".
Sáng ngày 27/11, đoàn công tác liên ngành do UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo gồm: Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, lãnh đạo UBND huyện Đăk Glei và đại diện Công ty cổ phần Hồng Phát - Đăk Mek đã đến hiện trường con đập Đăk Mek 3 để kiểm tra vụ vỡ đập hy hữu.
Chiều dài bờ đập phía thượng lưu của thủy điện Đăk Mek 3 là 109m chứ không phải 80m như báo cáo ban đầu
Sau khi kiểm tra kỹ tại hiện trường, ông Bùi Văn Cư - Phó Giám đốc Sở Công thương - cho biết: Đoàn công tác thống nhất nhận định ban đầu rằng sự cố ngã đổ toàn tuyến tường mái thượng lưu đập thủy điện vẫn "chưa thể xác định được bằng phương pháp trực quan". Phải chờ kết quả trưng cầu giám định, kiểm định. Sở sẽ báo cáo UBND tỉnh đề xuất chọn một đơn vị có đầy đủ chức năng, năng lực để kiểm định lại toàn bộ chất lượng công trình, trong đó ưu tiên kiểm định chất lượng đập dâng. Sau khi có kết quả mới có kết luận chính thức và đưa ra phương pháp xử lý.
Các vết nứt ở bờ tường tràn xả lũ
Sau khi công an huyện khám nghiệm hiện trường, kết quả cho thấy, bờ tường phía thượng lưu đập thủy điện bị sập đổ có chiều dài là 109m chứ không phải là 80m như Công ty Hồng Phát báo cáo.
Biên bản báo cáo của cơ quan liên nghành tỉnh
Theo quan sát của phóng viên, không chỉ bờ đập phía thượng lưu bị đổ sập mà bờ tường phía hạ lưu, bờ tường cửa tràn xả lũ cũng đã xuất hiện những vết rạn nứt kéo dài theo chiều dọc.
Theo Dantri
Xe ben đụng vỡ đập thủy điện: Khó tin! Vụ đập nước thủy điện cao 20m, dài 80m vỡ vụn vì một chiếc xe tải đụng vào cần phải được xem xét nghiêm túc. Đó là ý kiến của các chuyên gia về kỹ thuật, xây dựng công trình khi nói về sự cố đập thủy điện Đăk Mek 3, tại xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum dài 80m,...