Cơn bão muộn của vợ cũ, chồng cũ và bồ cũ
Vợ cũ đưa ảnh, thông tin của bồ cũ lên Facebook để cảnh bảo cho các chị em khác hãy giữ chồng.
Một cô gái xinh đẹp kết hôn cùng người bạn trai cao ráo, có duyên sau 7 năm làm bạn và yêu nhau. Khi người vợ mang bầu, anh chồng trót say nắng với một cô vận động viên bóng bàn trẻ trung, xinh đẹp. Ban đầu cô gái trẻ không quan tâm nhưng rồi sự săn sóc, yêu chiều của anh đã khiến cô mủi lòng và họ say đắm bên nhau. Gia đình tan vỡ, người vợ một mình nuôi đứa con gái. Biết mình là kẻ thứ ba, cô suy nghĩ rất nhiều về mối quan hệ “không đi tới đâu”, rồi nhãng dần và tìm tình yêu mới. Họ trở thành vợ cũ, chồng cũ và bồ cũ.
Chồng cũ thỉnh thoảng vẫn liên lạc với vợ cũ để thăm con. Một lần, cơn hờn ghen, buồn tủi đã khiến chị vợ không cho bố con gặp nhau. Chồng cũ nổi nóng và họ xô xát. Sáng hôm sau, vừa bước xuống máy bay sau đợt thi đấu dài tại TP HCM, bồ cũ sốc khi biết ảnh và số điện thoại của mình, thậm chí bố mình đang được lan truyền trên mạng xã hội với những lời thóa mạ, comment chửi bới. Cô được gọi là kẻ cướp chồng, quấy rối cuộc sống của hai mẹ con vợ cũ. Hơn 8.000 share trên mạng đủ hiểu cơn giận dữ của cộng đồng tới người thứ ba vô liêm sỉ. Anh chồng cũng được cộng đồng ưu ái không kém với những mỹ từ “lăng nhăng”, “vũ phu”, “bỉ ổi”.
Cô gái trẻ và bố bị hàng trăm cú điện thoại, nhắn tin chửi bới. Chồng cũ, vợ cũ, bồ cũ và cả người yêu mới của bồ cũ gặp nhau. Đến lúc này, vợ cũ mới nhận ra là mình gieo gió nhưng cũng gặt về quá nhiều phiền nhiễu cho cuộc sống của hai mẹ con. Họ xin lỗi nhau và thống nhất từ giờ sẽ để cho cuộc sống của nhau yên ổn, không ai đụng chạm ai, không ai phá hoại ai.
Câu chuyện đánh ghen khép lại bằng sự tổn thương do chính những người trong cuộc gây ra cho nhau. Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Bồ cũ cảm thấy ấm ức, tổn thương khi danh dự của mình và người thân bị bôi nhọ. Cô muốn được thanh minh. Cô gái trắng trẻo, mảnh mai, xinh đẹp khóc đến sưng mọng cả mắt. Cuộc sống của cô bị đảo lộn, cả gia đình căng thẳng, đau khổ. Cô buộc phải thay số điện thoại. Nhưng bố cô, vì vẫn phải giữ liên lạc công việc, nên lại là nạn nhân nặng nề nhất khi nhận hàng trăm cuộc gọi, tin nhắn thóa mạ, chửi bới. Tuy nhiên, gia đình vẫn rất yêu thương và bảo vệ cô, không một lời trách mắng. Anh người yêu đương nhiệm cũng động viên và che chở.
Cả bồ cũ và chồng cũ đều không ngờ rằng bão táp đến vào lúc họ không lường nhất. Đến chính cả người gây bão cũng không ngờ rằng mình lại bị cuốn vào cơn bão tàn khốc ấy. Ba người đều tổn thương với những nỗi đau tưởng như đã liền miệng. Cơn lốc xoáy lên từ nỗi hờn ghen, tủi thân của người vợ cũ tưởng chừng rất riêng tư đã được thế giới ảo thổi bùng thành cơn bão lớn. Vợ cũ ân hận vì chính cô đã làm ảnh hưởng tới cuộc sống yên bình của hai mẹ con. Bồ cũ bị rơi xuống đáy tuyệt vọng vì những lời chửi bới, thóa mạ. Cái giá phải trả cho những sai lầm thời nông nổi đã thành quá lớn. Chồng cũ phút chốc lại lùng nhùng trong những khó xử, chê trách. Một cái kết cay đắng cho một cuộc tình tay ba.
Khi nghe bồ cũ hồn nhiên kể: “Người yêu em rất thông cảm với em, anh ý biết hết chuyện cũ và không hề trách mắng gì”, chồng cũ ngồi bên cạnh thở dài đầy từng trải: “Cũng còn chưa biết được”. Có thể, bão chưa hẳn đã tan…
Theo Ngoisao
Chê bai và khen ngợi
Khi học trong nước, cô học trò tự nhận mình rất kém, tự ti. Nhưng khi sang nước bạn, em trở nên mạnh dạn, tiến bộ bất ngờ...Điều khác biệt với cô học trò là ở nước ngoài, em không còn sợ làm sai hay bị ám ảnh bởi những lời chê bai, trách mắng.
Cô là cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa TPHCM, từng tham gia chương trình Học giả Việt Nam tại ĐH Portland (Mỹ) do Intel hỗ trợ, kể rằng khi học trong nước, em rất kém, tự ti, ít khi dám thể hiện khả năng của mình. Nhưng chỉ một thời gian ở nước ngoài, em và những học sinh Việt Nam khác đều tiến bộ rất nhanh, trở thành những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc.
Điều khác biệt cô sinh viên cảm nhận rõ nhất lúc học ở nước ngoài là khi làm bất cứ việc gì, điều học trò nhận được đầu tiên là "good good" kèm lời cảm ơn của những người xung quanh. Nếu mình làm tốt, họ sẽ ghi nhận, còn nếu chưa đúng thì sẽ được những lời góp ý với tính xây dựng. Cô hiểu thêm vì sao sinh viên các nước lại năng động, giỏi giang và có sự khác biệt với sinh viên nước mình đến vậy.
Học sinh nước ngoài dám thể hiện mình vì các em được tin tưởng, không phải đối diện với những lời chê bai, cười nhạo (Ảnh minh họa: Hoài Nam)
Thái Minh Thùy, nữ sinh Việt đang theo học tại Trường ĐH Sydney - người khiến ngành giáo dục Úc phải ngỡ ngàng vì kết quả học tập cũng như khả năng tiếng Anh chia sẻ, mới đầu đi du học, em rất lo sợ vì cách phát âm tiếng Anh khó nghe của mình. Em sợ bị cười nhạo, bị chê bai...
Nhưng không, khi Thùy phát âm sai, không một ai cười nhạo mà đổi lai là thái độ thân thiện và thẳng thắn của bạn bè, thầy cô quốc tế. Họ khen ngợi nỗ lực của Thùy và giúp cô biết mình phát âm chưa chuẩn ở điểm nào để sửa lại.
Điều mà Thùy và nhiều du học sinh thừa nhận rằng rất khó tìm thấy ở môi trường giáo dục trong nước.
Từ khi còn rất nhỏ, học trò chúng ta đã được "rèn giũa" với những hình phạt, lời trách móc của giáo viên, cha mẹ mỗi khi chưa ngoan, chưa giỏi. Trẻ em Việt Nam sống chìm ngập trong những lời chê bai, cười nhạo của người xung quanh. Bị điểm kém, có thể các em sẽ bị lêu lêu giữa lớp với những lời cười cợt, chế nhạo. Về nhà, các em tiếp tục bị cha mẹ áp dụng các hình phạt như đánh tay, quỳ gối... kèm theo những lời ngu, yếu, dốt.
Vui chơi, ăn uống, học tập hay bất cứ công việc gì, nếu các em làm không đúng ý người lớn thì y như rằng sẽ bị quát nạt, chê bai đủ bề. Thậm chí... chưa làm đã bị chê.
Chúng ta giáo dục (cả nhà trường và gia đình) bằng những lời chê vì nghĩ chê trẻ mới tiến bộ. Nhưng sau đó, thay vì góp ý giúp các em biết chỗ chưa đúng để khắc phục, cách nhanh vào gọn nhất là người lớn làm thay các em.
Chúng ta đang dần tạo lên một thế hệ "gà công nghiệp". Khi sợ bị chê, bị phạt, không được người khác tin tưởng các em rất sợ rủi ro, sợ trách nhiệm. Đó là con đường ngắn nhất giúp đứa trẻ có lối sống thụ động, không dám sáng tạo, thể hiện mình.
Ở nước ngoài, nhất là ở một số nước có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Úc, Nhật..., người ta đặt niềm tin ở con trẻ từ rất sớm. Kể cả khi trẻ hoàn thành mọi việc rất tệ thì việc đầu tiên của thầy cô, cha mẹ là khen ngợi nỗ lực của chúng. Sau đó, họ mới chỉ ra điểm chưa đúng, còn thiếu với sự góp ý chân thành. Thế nên, học trò, con cái họ không sợ sai, dám dấn thân, dám sáng tạo và dám chịu trách nhiệm. Và hơn hết, trẻ em có động lực để cố gắng vì luôn được người khác tin tưởng vào mình.
Hoài Nam
Theo dân trí
Hàng loạt scandal tự tử: Nốt trầm của nhà giáo Việt Một số học sinh đáng thương đã lựa chọn cái kết buồn cho cuộc đời mình chỉ vì một phút tự trọng sai lầm không cần thiết khi bị người lớn vô tình trách mắng oan ức. Vì đâu đến nỗi? Có thể nói, chưa bao giờ tỉ lệ học sinh tiểu học và trung học tự tử lại rơi vào tình trạng...