Con bạn thân
Yêu nhau được 2 năm rồi, tôi đến phát ngấy anh. Đầu tiên thì cũng yêu thật đấy, cũng muốn ở bên thật đấy, nhưng chẳng hiểu sao lòng tôi cứ nản dần. Rồi đến một ngày, tôi phát hiện ra, thực sự tôi chẳng còn yêu anh.
Tôi nghĩ ra mọi cớ để có thể chia tay anh, con người ích kỉ trong tôi mách bảo tôi, phải nghĩ ra một cái cớ nào đó mà anh không trách được tôi, không thể làm áy náy nhiều. Vậy là tôi bắt đầu thực hiện kế hoạch.
Những ngày gặp anh, tôi cố tỏ ra chán nản, cáu gắt với những thứ rất bình thường, rồi đem anh ra so sánh với những người đần ông khác. Anh vẫn vậy, anh chỉ cười, làm bộ tôi nói đùa.
Ảnh minh họa
Tôi bắt đầu theo dõi anh, để ý đến từng hoạt động của anh, có lúc tôi lấy cớ ghen chỉ vì anh cười với một cô gái khác. Anh thì ngược lại, anh luôn nghĩ đó là một biểu hiện tình yêu của tôi đối với anh, nên trong lòng anh tuy hơi bận lòng, nhưng vui thì nhiều hơn.
Tôi phát điên vì những kế hoạch bị đổ vỡ. Có lẽ tôi nên dừng ngay những kế hoạch lặt vặt này vì nó chẳng đi đến đâu.Tôi quyết định phải sắp sẵn một kế hoạch quy mô hơn.
- Mày giúp tao nhé, tao chán lão lắm rồi.
- Ok! Tao sẽ mơi gã nhiệt tình như lời mày nói.
- Cảm ơn mày, tao tin vào nhan sắc cũng như cách gợi tình của mày.
Tôi và con bạn phá lên cười vì kế hoạch quy mô của chúng tôi.
Ngày thứ nhất.
- Mày ơi, gã khó quá, bày ra trước mặt rồi còn từ chối.
- Chắc lần đầu nên lão ngại thôi, đàn ông thằng nào chẳng vậy.
- Đuợc rồi, tao đã có cách.
Ngày thứ 2.
- Tao chịu thôi, lão rắn quá…
- Không sao đâu, lão không chịu nổi lâu đâu.
Ngày thứ 3.
- Này con kia! Mày thấy tao giỏi không? Sang đây ngay, lão bị tao chuốc cho say mèm, haha.
- Mày giỏi lắm. Tao đến đây bạn yêu.
Video đang HOT
Tôi đến đó…thấy anh đang cởi trần với con bạn. Thoáng chốc tôi xao lòng, nhưng cảm giác đó qua nhanh chóng.
Tôi chạy đến, lay anh dậy, anh mơ màng mở mắt, ngồi dậy.
Tôi tát anh. Anh sững sờ…nhìn quanh…nhìn đến lượt con bạn tôi không mặc gì…anh cúi xuống.
- Anh xin lỗi.
Tôi bỏ đi. Anh kéo tay tôi lại…
- Anh nợ em.
Tôi nhìn anh với đôi mắt hằn học.
***
Đã 3 tuần kể từ ngày tôi không gặp anh.
Tôi vẫn sinh hoạt bình thường, trong lòng có đôi khi thấy trống trải, nhưng rồi cũng qua được ngay.
Tôi bắt nhịp với cuộc sống. Tôi đã làm quen được với một anh chàng dễ thương, anh có nụ cười tỏa nắng và cá tính vô cùng.
Hôm nay tôi đi ra phố. Phố xá đông vui hơn bình thường. Phải chăng hôm nay là thứ 7, tôi rút điện thoại gọi cho người yêu mới.Tôi lái xe bằng một tay. Đột nhiên, ôi thôi, không kịp nữa rồi.
Tôi chỉ kịp bấm số mà tôi thoáng nghĩ trong đầu, tôi ngất lịm.
Mắt tôi, trời ơ, không nhìn thấy gì.
- Tại sao tôi không thấy gì?
- Tại băng gạc thôi. – Có tiếng nói nào đó vọng lên từ khoảng không trước mặt tôi.
- Không! Nói dối! – Tôi gào khóc.
- Đừng khóc nữa…cô gái trẻ, chúng tôi sẽ tìm mọi cách mà.
***
Tôi trải qua những tháng ngày địa ngục trong bệnh viện, tôi biết…người yêu mới của tôi chẳng cần một con mù như tôi nữa, bằng chứng là việc tôi cố liên lạc cho anh nhưng vô vọng.
- Này cô gái trẻ, có tin mừng cho cô nhé, có giác mạc mới cho cô rồi.
- Thật vậy hả bác sĩ….ai vậy ạ?
- Một chàng trai trẻ bị tai nạn, anh ta đã kí vào giấy hiến tặng giác quan cho bệnh viện, trong đó cô là người đang cần nhất.
***
Trải qua phẫu thuật, giờ tôi có thể nhìn thấy. Tôi đã bắt đầu nhìn thấy những cảnh vật đầu tiên, khỏi phải nói cũng biết tôi mừng đến nhường nào…
Tôi bắt đầu miên man những suy nghĩ, tò mò muốn biết đôi mắt tôi đang dùng là của ai? Tôi không thể hỏi trực tiếp bác sĩ đuợc vì ông giữ kín.
Tôi mò vào bệnh viện với lý do là cảm ơn vị bác sĩ này.Tranh thủ, tôi mò vào phòng ông lúc ông không để ý. Tôi nhẹ nhàng kéo ngăn hồ sơ chưa kịp khóa,tôi tìm tìm tìm… Đây rồi. Nguyễn Văn Sơn. Trời! Anh… Sao lại thế??? Tôi nhìn nhầm à? Không, đúng rồi. Tôi nhớ ra tôi đã bấm số của anh lúc tôi bị tai nạn.
Bất chợt, vị bác sĩ già đã đứng sau tôi, ông đỡ lấy tập hồ sơ suýt rơi trên tay tôi.
- Anh ấy trước khi nhắm mắt….nhắn lại…Anh ấy nợ cô.
Tôi bàng hoàng. Cho đến tận lúc chết anh vẫn nghĩ là anh mang tội với tôi, anh không biết rằng, chính tôi mới là kẻ lừa đảo.
Tôi sống trong những tháng ngày u uất. Tôi hối hận. Tôi tự làm khổ mình bằng rượu – thứ mà từ trước đến nay tôi ghét cay ghét đắng.
Tôi gọi con bạn đến, con bạn mà tôi đã cùng nó sắp sẵn kế hoạch lừa gạt anh.
Con bạn tỏ ra lo lắng cho tôi. Nó thấy tôi khóc, nó ôm tôi vào lòng.
Khi tiếng khóc của tôi đã thưa dần, nó thì thầm bên tai tôi.
- Tao và ông ấy chẳng có chuyện gì cả. Hôm đó, tao không giúp được mày, tao bực tức, nói tất cả cho ông ấy, tao bảo rằng mày muốn chia tay nhưng không muốn là kẻ gánh tội, tao bảo rằng mày đã ngấy ông ấy đến tận cổ.
- …
- Ông ấy bảo tao hãy làm theo y như kế hoạch, và không nói cho mày biết…
Theo Iblog
Đuổi ông lão ăn mày vào quán mình đi để rồi sốc khi nhìn rõ mặt ông ấy
Rồi trời cũng thương khi cho ông tìm tới được chỗ con trai. Ông chỉnh lại quần áo, quên đi mất vẻ lem luốc của mình, ông bước vào quán ăn. Thấy con trai mặt ông hớn hở, mừng rỡ...
Cái làng quê bé nhỏ nghèo nàn, lạc hậu đã không còn đủ sức giữ chân anh. Ngay cả khi ở đó vẫn còn người cha già hơn hai chục năm trời vất vả vì anh. Một mình ông nuôi dưỡng anh trưởng thành vì bà mất ngay từ khi anh mới chào đời.
Biết được tâm nguyện của anh muốn đi xa lập nghiệp, ông mỉm cười động viên anh cố gắng. Dù rằng trong lòng không hề muốn xa con một chút nào nhưng ông hiểu, lúc này, chẳng gì có thể ngăn cản anh. Vì con, thương con, muốn con có cuộc sống tốt hơn thì ông lại càng không thể giữ chặt con ở bên mình cho được.
- Bố yên tâm, con không bỏ mặc bố đâu, con sẽ cố gắng kiếm tiền, hàng tháng gửi tiền về báo hiếu bố.
- Con không cần quá lo lắng cho bố đâu. Con cứ yên tâm đi mà lập nghiệp, thi thoảng gọi điện về hỏi thăm bố là được rồi!
Nhìn con trai, nguồn sống, nguồn an ủi, nguồn hạnh phúc duy nhất của mình bước đi, lòng ông đau quặn lại. Ông không hề muốn chứng kiến cảnh này một chút nào. Nhưng đó là tất cả những gì ông có thể làm cho con, để con đi.
Ông nhớ con trai ông nhiều lắm nhưng không dám nhấc điện thoại lên gọi cho con trai. Chiếc điện thoại cũ con trai ông để lại để ông có thể liên lạc với con hàng ngày. Cuối cùng thì điện thoại cũng rung lên, ông vui sướng nhấc lên nghe. Con trai ông nói đã tìm được kế hoạch phát triển tương lai và sẽ sớm gửi tiền về cho ông. Ông nghe mà mừng lắm, ông không quên dặn dò con giữ gìn sức khỏe, đừng tham công tiếc việc và không phải gửi tiền về cho ông vì ông vẫn tự lo được cho mình.
Tối tăm mặt mũi, con trai ông nổi điên vì ông lão ăn mày dám đánh mình. (Ảnh minh họa)
Những ngày sau đó, phải đến 1 tháng sau, ông mới nhận tiếp được cuộc gọi của con trai:
- Bố ạ, con bận lắm không về được đâu, con đã gửi tiền về cho bố rồi. Con phải làm tiếp đây. Bố giữ gìn sức khỏe.
Ông chưa kịp mừng, chưa kịp nói gì thêm thì con trai ông đã cúp máy. Ông còn chưa kịp nói hỏi thăm con trai ông câu nào cơ mà. Nhìn số tiền con gửi về. Ông cầm lên, mở ra rồi lại đóng vào, cất tất cả vào chiếc hòm nhỏ. Chiếc hòm mà ông dành dụm cả đời cho con trai.
Con trai ông tháng này cũng chỉ gọi đúng 1 cuộc để gửi tiền về cho ông và ông cũng chỉ kịp hỏi địa chỉ của con trai. Có địa chỉ của con rồi, ông mừng rơi nước mắt. Ông tất tả lên đường. Mới có mấy tháng mà nhìn ông già đi nhiều quá!
Nhà quê lên tỉnh, ông nhìn cái gì cũng thấy lạ. Vừa bước xuống xe, ông đã được một người thanh niên chạy ra đỡ hộ đồ, nào ngờ, ấy lại là kẻ móc túi, ông mất hết số tiền mang đi. Nhưng thay vì khóc lóc tìm tiền, ông lại vội vã lục tung mọi thứ rồi cười tươi rói khi nhận ra địa chỉ của con trai vẫn còn. Với ông, đó mới là thứ quan trọng nhất.
Hóa ra ông vì không muốn con trai vất vả, không tiêu một đồng của con gửi về. (Ảnh minh họa)
Không có tiền, ông đành lang thang ngoài đường. Đi hỏi địa chỉ ghi trong giấy khắp mọi nơi. Ai cho gì ông ăn nấy, tối ngủ tạm ngoài hành lang nhà người ta. Mới có mấy ngày, nhìn ông hốc hác quá. Rồi trời cũng thương khi cho ông tìm tới được chỗ con trai. Ông chỉnh lại quần áo, quên đi mất vẻ lem luốc của mình, ông bước vào quán ăn. Thấy con trai mặt ông hớn hở, mừng rỡ, chưa kịp mở lời thì con trai ông:
- Cái quán này một ngày có không biết bao nhiêu người đến xin ăn, sao mà tôi khổ thế này chứ!
Ông ngỡ ngàng, con trai ông lẽ nào không nhận ra ông ư? Nó gọi ông là người ăn mày ư? Ông buồn bã, lầm lũi bước ra ngoài. Ông muốn nói cho con trai biết ông là bố nó lắm. Nhưng lòng ông đau nhói, lẽ nào, con lại không nhận ra bố ư? Rồi ông quyết, bằng mọi giá, ông phải để con trai tự nhận ra được ông.
Một ngày, hai ngày, ba ngày, ngày nào ông cũng đến quán con trai. Vẫn là bộ dạng lem luốc ấy. Nhưng con trai ông, vì mải mê với công việc kinh doanh, chẳng mảy may để ý, chỉ thấy bực mình khi ông đến. Và rồi, để đuổi ông đi, nó đã đưa cơm thừa cho ông. Hành động của nó khiến lòng ông đau nhói. Ông đặt hộp cơm thừa xuống bàn, cho nó cái tát trời giáng. Tối tăm mặt mũi, con trai ông nổi điên vì ông lão ăn mày dám đánh mình khi mình cho ông ta cơm. Nhưng nhìn đôi mắt ông ta buồn bã, anh ta giật mình, nhìn kĩ hơn để rồi...
Mắt anh tối sầm lại, chân tay run rẩy khi nhận ra đó chính là bố mình. Nhưng tại sao nhìn ông lại mang bộ dạng thảm thương thế này chứ.
- Bố ơi! Sao lại ra nông nỗi này.
Hóa ra ông vì không muốn con trai vất vả, không tiêu một đồng của con gửi về. Chỉ rau cháo qua ngày. Nhớ con quá, ông đành đi tìm con vì lo cho con. Cậu con trai của ông cúi gằm mặt xuống, ôm lấy chân ông mà khóc. Nhiều người chẳng cầm được nước mắt vì cảm động trước tình cảm của người cha vĩ đại ấy.
Linh Đan/ Theo Thể thao xã hội
Cay đắng của những ông chồng nhắm mắt cho vợ đi 'ăn phở' Không khiến vợ vui trong phòng ngủ, anh Đăng chấp nhận cho chị tìm đối tác bên ngoài, chỉ cần khi về nhà thì chăm con. ảnh minh họa Ngay từ khi cưới đã không thể làm vợ thỏa mãn vì "chưa tới chợ đã hết tiền", anh Đăng, 32 tuổi (Tây Mỗ, Hà Nội) luôn day dứt và khổ tâm. Nhưng vì...