Con bạc ven đô đổi đất lấy mạng
Thời buổi kinh tế khó khăn, dân làm ăn tìm nguồn vốn rất khó thì ngay tại những vùng ven thủ đô, “dân chơi” trong tích tắc có thể vay được hàng trăm triệu đồng. Tài sản thế chấp chỉ đơn giản là chứng minh nhân dân. Có vay, có trả, song cái giá mà con nợ phải trả có khi là cả tính mạng của mình.
Hoài Đức và Đan Phượng là 2 huyện nằm phía Tây Thủ đô Hà Nội. Đây cũng là nơi đang triển khai xây dựng rất nhiều dự án khu đô thị, khu công nghiệp, đường giao thông… Hàng ngàn ha đất nông nghiệp đã bị thu hồi, hàng ngàn tỉ đồng tiền đền bù đất cũng đã về tay nông dân. Bỗng chốc, làng lột xác thành phố, đời sống dân tình đổi thay nhanh chóng, nhưng kéo theo đó là những hệ lụy về lối sống và tệ nạn xã hội.
Những câu chuyện đau lòng
Đức Thượng là xã mà người dân phất lên nhờ đất đai vào bậc nhất của huyện Hoài Đức. Giá đất ven đường ở đây hiện đã được đẩy lên từ 100 – 150 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, khi chúng tôi về đây, thông tin về giá đất đã lắng xuống mà thay vào đó là rộ lên những câu chuyện đau lòng liên quan đến việc cho vay nặng lãi.
Ghé vào quán nước ven quốc lộ 32, lân la hỏi chuyện, bà chủ quán lắc đầu kể: “Không hiểu sao dạo này bọn trẻ lại hư đốn đến thế. Cá độ, lô đề có đủ, nhà giàu hay nghèo cũng chơi hết! Đứa nào ít thì gửi giấy báo về bố mẹ trăm triệu, đứa nhiều lên đến gần tỉ!”. Cũng theo lời bà chủ, cách đây 1 tuần, cậu con trai út của nhà bán hang tạp hóa gần kề cũng thuộc diện được “gửi giấy báo” về với số nợ hơn 70 triệu đồng. “Thằng đó nhìn bề ngoài ngoan hiền lắm nên chẳng ai ngờ nó lại dính vào trò đỏ đen. Thấy bọn chủ nợ bặm trợn tới đòi tiền mà cả bố mẹ nó cứ run hết cả người”, bà kể. Chưa hết, cùng dãy phố, một anh cán bộ đang làm bưu điện huyện, bỗng dưng ôm số nợ mấy trăm triệu, phải nghỉ việc ở tịt trong nhà không dám ra ngoài đường để tránh mặt chủ nợ.
Khu đô thị về làng, đất lúa bỏ hoang.
Video đang HOT
Lần theo thông tin người dân, chúng tôi tìm tới thôn Nội, nơi đang có nhiều con nợ nhất xã. Hiện tại thôn này có tới chục đối tương bị những chủ nợ gửi giấy báo để lại khoản nợ với số lãi không tưởng, tăng theo từng ngày cho người thân. Điển hình là nhà anh H., không biết đã ôm nợ bao nhiêu rồi phải trốn biệt tăm, tới hạn không trả, chủ nợ tới tận nhà thông báo số nợ lúc này đã bằng trị giá ngôi nhà 3 tầng rộng hơn 100m2 của anh. Bị dồn vào đường cùng, vợ anh H. như hóa điên dại, chỉ biết ôm con đứng trước cửa nhà thề sống chết với chủ nợ.
Đổi đất lấy mạng sống
Thương tâm hơn nữa là trường hợp của Nguyễn Tiến C. Người làng cho biết, C. nghỉ học từ sớm đi làm đủ nghề kiếm sống rồi đi vào con đường cờ bạc lúc nào không hay. Cho tới ngày, C. cầm giấy báo nợ 300 triệu đồng về với lời van xin: “Nếu bố mẹ không trả, chúng giết con mất!” khiến mẹ C. ngất lịm.
Thương con, nuốt giận vào lòng, mẹ C. van xin chồng bán đất để trả nợ cho con nhưng ông cương quyết không chịu còn tuyên bố từ con. Thuyết phục chồng không được, mẹ C. đã cầu cứu tới những anh em họ hàng mong nhận được sự giúp đỡ, nhưng đi tới đâu bà cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu, với lý do có thừa tiền họ cũng không giúp kẻ cờ bạc. Cùng đường, C. đành bỏ trốn. Tuy nhiên, vì không có nhiều tiền để đi xa nên không lâu sau C. đã bị bọn chủ nợ bắt được và mang cậu về tận nhà đánh tới mức thừa sống thiếu chết. “Chúng nó đánh thằng bé ác quá, nhà tôi chỉ còn biết van lạy tha cho con mình”, mẹ C. kể. Không thể để con bị đánh tới chết, bố C. đành chấp nhận bán đất để trả nợ.
Người dân khiếp đảm
Cách Đức Thượng không xa, xã Tân Hội (huyện Đan Phượng) cũng chung tình cảnh như vậy, thậm chí sự lộng hành của đám xã hội đen ở đây còn công khai hơn. Ông Đỗ Văn T. (đội 4, Tân Hội) cho biết, có hẳn dịch vụ cho thanh niên choai choai trong làng vay. “Chúng nó chơi bời thiếu tiền, chỉ cần cầm chứng minh thư nhân dân tới là chủ nợ sẵn sang thả ra 60 – 70 triệu đồng”, ông T kể. Cũng theo ông T., mỗi khi nhà nào trong làng có đám là lập tức nơi đó mọc lên những sới bạc. Để phục vụ những con bạc say máu, chủ nợ sẽ tung quân của mình ôm theo cả vali tiền tới để “bơm đạn”. “Mỗi chủ nợ đều có “chim lợn” của mình. Chúng nó nhìn mặt mà cho vay. Nhà có nhiều đất thì vay nhiều, ít đất cho vay ít. Tiền lãi tính theo ngày. Không có tiền giả nợ thì cứ gán đất cho nó”, ông T. kể. Tới kỳ hẹn, nếu con nợ không trả được, chủ nợ phái quân mang vòng hoa đặt trước cửa nhà để ra lời đe dọa. Sau đó, nếu vẫn chưa trả được thì con nợ nhẹ nhất cũng bị chủ nợ “tẩn” cho gãy quai hàm hoặc vài chiếc xương sườn… là “chuyện thường”! ” Chưa gia đình nào nhận được giấy báo vay của con, dám làm đơn tố cáo lên chính quyền vì sợ trả thù” ông T., cho biết.
Chính quyền bó tay? Trao đổi với Đất Việt, ông Nguyễn Ích Thìn, Phó Chủ tịch UBND xã Đức Thượng (huyện Hoài Đức) thừa nhận những vấn đề trên đã tồn tại ở địa phương từ lâu. Tuy nhiên, theo ông Thìn, để ngăn chặn nạn cờ bạc là rất khó, bởi các con bạc giờ toàn dùng những công nghệ cao để chơi bạc, trong khi đó năng lực của lực lượng công an xã còn hạn chế nên không thể tìm ra biện pháp để triệt phá được vấn nạn này. “Đối với tình trạng cho vay nặng lãi, chính quyền xã cũng đã vào cuộc làm nhiều vụ việc, nhưng cái khó là khi cho vay các chủ nợ rất khôn khéo chỉ thỏa thuận miệng chứ không có giấy tờ rõ ràng, hoặc nếu có giấy tờ nhưng không ghi rõ số lãi bao nhiêu nên lực lượng chức năng của địa phương cũng đang bó tay”, ông Thìn nói.
Còn bà Nguyễn Thị Ly, Chủ tịch UBND xã Tân Hội (huyện Đan Phượng) cho biết khi có những thông tin về việc xã hội đen cho vay nặng lãi sau đó đe dọa tính mạng của con nợ, chính quyền xã đã lập tức ra tay ngăn chặn và đã bắt một đối tượng giao cho công an huyện xử lý để làm điểm. Nguyễn Hòa
Theo Báo Đất Việt
Thoát mạng từ sòng bạc Campuchia
Bị dụ bắt bài giùm, sau đó phải "cầm mạng" đợi người nhà đem tiền qua chuộc, nếu không sẽ bị thẻo tai, chặt ngón tay, bán thận...
Ba người ở Tiền Giang qua Campuchia đánh bạc và buộc phải "cầm mạng" vừa được gia đình mang tiền qua chuộc về. Một trong 3 người đã làm đơn tố cáo đường dây chuyên dụ người Việt Nam qua Campuchia đánh bạc do các đối tượng ở Bình Dương cầm đầu.
Không đánh bài, chỉ bắt giùm!
Nạn nhân là anh N.C.T, ngụ xã Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Anh T. cho biết do trước đây lái xe thuê nên thường xuyên chở những con bạc từ huyện Châu Thành - Tiền Giang qua cửa khẩu Bình Hiệp (Long An) đánh bạc. Ngày 26-6, anh T. đến xã Phú Phong, huyện Châu Thành chơi và gặp hai người tên Khánh và Linh rủ anh sang Campuchia để đánh bạc và hứa "bao từ A đến Z". Đến sòng bài Darling, Linh và Khánh chơi khoảng 2 giờ thì Khánh điện cho một người tên Vũ đến chơi. Vừa đến, Vũ lại rủ cả nhóm đến sòng bài ở cửa khẩu Mộc Bài chơi tiếp và "sẽ bao trọn gói". Sau đó, Vũ lại điện thoại cho một tài xế người Campuchia chở cả nhóm cùng đi khoảng 45 phút thì đến sòng bài New World.
Quang cảnh bên trong của sòng bạc Darling - Campuchia
Tại đây, Vũ gọi 2 người tên Hải và Loan đến. Chơi khoảng 2 giờ thì Vũ nói xui quá nên đã thua hết 2.500 USD và kêu anh T. bắt bài giùm lấy hên. Anh T. bắt bài giùm Vũ khoảng 25 ván. Đến gần 4 giờ sáng, Hải và Loan nói đã thua hết tiền. Lúc này, T. bị đưa lên lầu 2 ở sòng bài New World để ngủ cùng hai người khác. Trưa hôm sau, T. bị áp giải đến phòng của Hải và Loan, bị ép phải viết giấy nợ 170 triệu đồng và phải "cầm mạng" chờ người nhà qua chuộc về. Anh T. nói: "Tôi không có đánh bài nên không đồng ý viết giấy nợ, lập tức Hải và Loan đòi "thẻo lỗ tai, bán thận và chặt ngón tay" gửi về nhà nên tôi phải viết". Sau đó, anh T. bị nhốt vào phòng kín.
Đường dây từ tỉnh Bình Dương?
Theo anh T., từ khi "cầm mạng", mỗi ngày, anh chỉ được cho ăn 2 hộp cơm vào lúc trưa và chiều. Đến ngày 27-6, Hải và Loan hỏi T. có tài sản gì không và điện thoại về cho người nhà mang tiền qua chuộc mạng. T. nói rằng chỉ có nhà chứ không có tài sản. Lúc đó, Hải cho "đệ tử" của mình từ tỉnh Bình Dương về Tiền Giang gặp mẹ của anh T. buộc phải đưa giấy chủ quyền nhà và hộ khẩu mới thả T. về. Sau khi lấy được giấy chủ quyền nhà và hộ khẩu, Hải và Loan đưa T. về Bình Dương, đến phòng công chứng nằm trên đường KCN Mỹ Phước II để công chứng sang tên cho Hải và Loan. Do công chứng viên từ chối (vì không có mặt những người đứng tên trong hộ khẩu) nên Hải mới thả T. ra. Trước khi thả ra, Hải buộc T. viết giấy nợ 170 triệu đồng và cam kết trong vòng 7 ngày phải trả đủ số tiền trên nếu không sẽ cho xã hội đen "xử đẹp".
Trong đơn gửi cơ quan công an, anh T. cho biết còn 2 người ở Tiền Giang cũng đã sang Campuchia đánh bạc và bị "cầm mạng" đợi người nhà qua chuộc về. Đó là anh T.M.T, ngụ phường 7 và anh T.A.C ngụ phường 5 - TP Mỹ Tho. Hai trường hợp này cũng do tò mò nên sang Campuchia để tham quan sòng bài và chơi thử. Sau vài lần chơi bài cào bị thua khoảng 2 triệu đồng. Sau đó T.M.T và T.A.C cùng với vợ ra ghế đá ngồi chơi thì gặp 2 người có tên là Phát (cũng ở Mỹ Tho) và một người có biệt danh là "anh Hai". Tại đây, "anh Hai" gợi ý nếu muốn chơi tiếp sẽ cho mượn tiền. Sau nhiều ván, cả hai thua 10.000 USD và bị bọn chúng tuyên bố "cầm mạng". Sau đó, vợ của T.M.T và T.A.C được bọn chúng cho về Việt Nam để mang tiền qua chuộc người. Năm ngày sau, vợ T.A.C mang qua 105 triệu đồng để chuộc C., còn T.M.T phải đến 9 ngày mới được chuộc về.
Đang điều tra làm rõ
Đại tá Đặng Quang Minh, Trưởng Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Tiền Giang, cho biết ngay khi có các thông tin 3 đối tượng trên bị "cầm mạng" ở Campuchia vừa quay về, công an đã tiến hành lấy lời khai, tiếp tục xác minh làm rõ sự việc. Chỉ có T. và C. thừa nhận mình đánh bạc ở Campuchia, người còn lại thì làm đơn tố cáo với công an rằng mình không có đánh bạc mà bị ép viết giấy nợ.
Hiện nay, T. còn trình báo là đang bị Hải và Loan giữ một giấy chủ quyền nhà và một sổ hộ khẩu. Cơ quan công an sẽ tiếp tục điều tra sự việc có hay không đường dây dụ sang Campuchia đánh bạc.
Theo Người Lao Động
Vụ chết vì "cầm mạng" ở casino: Đã tìm được xác nạn nhân Sau khi Báo Lao Động đăng bài "Cầm mạng" ở casino: Một con bạc bị giết(!?)", các cơ quan chức năng tỉnh Long An đã đề nghị Công an tỉnh SvâyRiêng - Vương quốc Campuchia hỗ trợ xác minh vụ việc và tìm xác nạn nhân (nếu đúng Đỗ Thành Công đã chết). Chị Hương bên bàn thờ chồng. Ảnh: K.Q Ngày 21.8,...