‘Còn ăn tết ta, đất nước còn nghèo’ gây tranh cãi khi vào đề văn tại TP.HCM
Trong đề kiểm tra môn ngữ văn học kỳ 1, một trường THPT tại TP.HCM đã đưa ra yêu cầu học sinh bày tỏ ý kiến về việc nên bỏ tết ta ( Tết Nguyên đán) vì ‘còn ăn tết ta, đất nước còn nghèo nữa’.
Đề kiểm tra học kỳ 1 môn ngữ văn của Trường THPT Trưng Vương. Ảnh HỌC SINH TP.HCM
Ngày 28.12, nhiều học sinh lớp 10 của Trường THPT Trưng Vương (Q.1, TP.HCM) cảm thấy thích thú khi làm bài kiểm tra học kỳ 1 môn ngữ văn.
Đáng chú ý, câu 5 trong đề bài yêu cầu học sinh viết một đoạn văn nghị luận (8-10 câu), bày tỏ quan điểm về ý kiến cho rằng nên bỏ tết ta (Tết Nguyên đán) vì “còn ăn tết ta, đất nước còn nghèo nữa” ( giáo sư Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng danh dự Trường ĐH Nam Cần Thơ).
Sau khi hoàn thành bài kiểm tra, Phạm Phước Khang, học sinh lớp 10 Trường THPT Trưng Vương, chia sẻ, nội dung yêu cầu của đề vừa sức, không gây khó khăn cho học sinh.
Ở câu nghị luận xã hội, Phước Khang cho biết đã thoải mái trình bày quan điểm cá nhân về ý nghĩa của Tết Nguyên đán trong bài viết. Để phản bác ý kiến “nên bỏ tết ta”, Phước Khang cho hay đã nêu bật những hoạt động và truyền thống dịp tết như: gói bánh chưng, bánh tét, chuẩn bị lễ cúng giao thừa, sum họp gia đình, chúc tết ông bà, vui chơi lễ hội… Từ đó, bài viết của nam sinh khẳng định quan điểm là vẫn cần giữ gìn ngày tết truyền thống vì đó là bản sắc dân tộc.
Cũng có những học sinh khác bày tỏ quan điểm “không nên bỏ tết ta”, đồng thời lập luận rằng không nên lợi dụng suy nghĩ “3 ngày tết” để vui chơi quá đà, ảnh hưởng đến sức khỏe, dẫn đến lười biếng học tập sau kỳ nghỉ tết.
Video đang HOT
Học sinh Trường THPT Trưng Vương. Ảnh WEBSITE NHÀ TRƯỜNG
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, cô Nguyễn Trần Hạnh Nguyên, Tổ trưởng tổ ngữ văn Trường THPT Trưng Vương, cho biết kỳ kiểm tra diễn ra vào thời điểm cận tết nên tổ ngữ văn lựa chọn chủ đề ngày tết với mong muốn học sinh lớp 10 có tâm lý thoải mái vì gần gũi, quen thuộc và các em có không gian sáng tạo trong bài làm của mình. Theo cô Hạnh Nguyên, tổ ngữ văn đã thống nhất chọn ngữ liệu là bài thơ Ông Đồ và yêu cầu nghị luận về ngày tết truyền thống.
Theo cô Hạnh Nguyên, trong những năm gần đây, có nhiều ý kiến tranh luận về việc “có nên bỏ tết ta?”. Cô Nguyên cho hay: “Thông qua việc đưa chủ đề này vào đề kiểm tra ngữ văn, nhà trường cũng muốn có dịp hiểu những suy nghĩ của người trẻ về vấn đề này như thế nào”.
Tuy nhiên, có một số phụ huynh học sinh cho rằng câu nghị luận xã hội trong đề bài không nêu rõ trích dẫn ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân trong bối cảnh nào và nguồn trích dẫn có đảm bảo tính xác thực hay không.
Trước vấn đề này, cô Hạnh Nguyên cho biết: “Nếu trích văn bản để làm ngữ liệu thì người ra đề mới chú ý lấy nguồn trích. Tuy nhiên, vấn đề này đúng là sơ ý khi người ra đề đọc và lấy câu nói của giáo sư Võ Tòng Xuân ‘Còn ăn tết ta, đất nước còn nghèo nữa’ nhưng lại không trích dẫn nguồn là lấy từ bài báo nào”.
Cô Hạnh Nguyên đồng thời chia sẻ, việc ra đề kiểm tra ngữ văn lớp 10 thực sự áp lực và tổ ngữ văn cũng đã rút kinh nghiệm để biên soạn đề kiểm tra tốt hơn.
Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM đã gặp chủ tài khoản Nờ Ô Nô
Chánh thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết đã gặp và nói chuyện với TikToker Nờ Ô Nô, đồng thời sẽ có buổi làm việc trong tuần này.
Chia sẻ với PLO chiều 28-11 , ông Nguyễn Đức Thọ, Chánh thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP.HCM, cho hay: "Tôi đã trao đổi được với Tuấn và tôi sẽ có một buổi làm việc trong tuần này đối với Tuấn".
Hình ảnh trong clip bị chỉ trích của Nờ Ô Nô. Ảnh: TL
Trước đó, vào sáng cùng ngày chia sẻ với truyền thông, ông Thọ cho biết cơ quan chức năng đang tìm cách liên lạc với TikToker Nờ Ô Nô để làm việc liên quan đến loạt video làm từ thiện trên TikTok gây bức xúc dư luận những ngày qua.
Bước đầu, Thanh tra Sở TT&TT xác định TikToker Nờ Ô Nô tên thật là Phạm Đức Tuấn (ngụ khu phố 9, thị trấn Dương Đông, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang). Thanh tra Sở TT&TT đã liên tục liên hệ với TikToker Nờ Ô Nô (tên thật là Phạm Đức Tuấn) qua số điện thoại, nhưng người này tắt máy.
Chánh Thanh tra Sở TT&TT cho hay đơn vị sẽ cần căn cứ vào quá trình làm việc để lắng nghe ý kiến, xét thực tế các video của chủ tài khoản này đưa ra để có hướng xử lý thích hợp.
Tài khoản TikTok của Nờ Ô Nô đã bị khoá. Ảnh: chụp màn hình.
TikToker Nờ Ô Nô (sinh năm 1996) có tên thật là Phạm Đức Tuấn và còn có một biệt danh khác là Tuấn Brice. Nờ Ô Nô có quê quán tại Phú Quốc (Kiên Giang) và đang sinh sống tại TP.HCM.
Phạm Đức Tuấn từng theo học ngành sân khấu. Công việc chính của Tuấn là nhà sáng tạo nội dung với sản phẩm là các video được đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội.
Hiện TikToker này sở hữu lượng follower lớn với hơn 600.000 người theo dõi trên TikTok. Các clip của Nờ Ô Nô thường có nội dung đánh giá các cửa hàng, quán ăn trên địa bàn TP.HCM.
Gần đây, chủ tài khoản này nhận nhiều ý kiến trái chiều sau loạt nội dung clip "Người nghèo ăn gì Nờ Ô Nô cho ăn đó", do chính TikToker này thực hiện. Trong clip mới nhất, TikToker đã có nhiều lời lẽ bị cộng đồng mạng cho là miệt thị đối với một bà lão có hoàn cảnh khó khăn.
Nhiều diễn viên và cộng đồng mạng đã lên tiếng tẩy chay Nờ Ô Nô và đang được dân mạng lan tỏa trên khắp các nền tảng mạng xã hội, từ Facebook tới TikTok.
Đến trưa ngày 28-11, nhiều người phát hiện khi tìm kiếm tên tài khoản của TikToker Nờ Ô Nô liền nhận được thông báo kênh TikTok này đã bị khóa. Tất cả các clip trên kênh đều không hiển thị, thay vào đó là dòng chữ: "Tài khoản đã bị cấm. Tài khoản Tuanbrice (tên của Nờ Ô Nô) không còn có sẵn nữa".
Không chỉ vậy, trên chương trình "Chuyển động 24h" của Đài Truyền hình Quốc gia Việt Nam, BTV đã nhắc đến vụ việc ồn ào của hot Tiktoker Nờ Ô Nô gần đây.
VTV24 cũng đã lên tiếng về vụ việc gây tranh cãi. Ảnh: Chụp màn hình.
Đây không phải lần đầu tiên Nờ Ô Nô bị kêu gọi tẩy chay vì liên quan đến những video có chứa nội dung "bẩn", giật gân nhằm mục đích "câu like", "câu view".
Trước đó, anh nhiều lần đến các quán ăn, nhà hàng để review bằng lời lẽ kém duyên khiến người qua đường phải lên tiếng. Thậm chí, nhiều cơ sở ăn uống còn treo ảnh Nờ Ô Nô trước cửa để không phải tiếp đón.
Hành khách mòn mỏi đón taxi tại sân bay Tân Sơn Nhất: Đề xuất của chuyên gia Sân bay Tân Sơn Nhất đón bao nhiêu lượt khách không quan trọng, quan trọng là sân bay thể hiện đẳng cấp quốc tế với chất lượng cao và an toàn. LTS: Tác giả Trần Thắng hiện là kỹ sư cơ khí hàng không tại Mỹ với 20 năm làm việc tại công ty sản xuất động cơ máy bay Pratt & Whitney....