Cơn ám ảnh IS đã lan tới Đông Nam Á
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhấn mạnh, rủi ro khủng bố đã lên cao hơn bao giờ hết…
Indonesia là nước có cộng đồng Hồi giáo lớn nhất thế giới. (Ảnh minh họa)
Ở thời điểm lãnh đạo nhiều nước trên thế giới chuẩn bị đến châu Á để dự một loạt các hội nghị thượng đỉnh và khi mà Paris vừa bị tấn công, áp lực chống khủng bố của các nước Đông Nam Á đang tăng cao hơn.
Cho đến nay, cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu chủ yếu tập trung phạm vi ở khu vực Trung Đông, thế nhưng những diễn biến mới nhất cho thấy hoạt động khủng bố đã có nhiều diễn biến khó lường và không giới hạn ở bất kỳ khu vực này.
Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu của trung tâm nghiên cứu Pew tại Mỹ cho thấy, khoảng 15% trong số 1,57 tỷ tín đồ Hồi giáo của thế giới đang sống ở Đông Nam Á.
Trong thập kỷ qua, số lượng các vụ khủng bố tại khu vực này đã giảm, bởi nhiều kẻ cực đoan đã bị bắt giữ.
Video đang HOT
Thế nhưng sau vụ việc mới đây tại Paris, không ít chuyên gia an ninh đã lo ngại về khả năng tổ chức phiến quân tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) có thể tấn công tại khu vực Đông Nam Á, hoặc một số băng nhóm khủng bố trước đây như Jemaah Islamiyah sẽ gây bạo loạn. Nhóm này từng tiến hành đánh bom tại đảo Bali Indonesia khiến hơn 200 người chết.
Đông Nam Á cũng đối diện với khả năng nhiều nhóm nổi dậy người Hồi giáo sẽ nhân cơ hội này tiến hành các hoạt động phản kháng chính quyền sở tại nhằm đòi quyền tự trị. Chủ yếu họ sống ở các tỉnh miền Nam Thái Lan và Philippines.
Lo lắng rủi ro khủng bố tăng cao đã khiến Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia phải lên tiếng. Mới đây, trong một bài phát biểu trên truyền hình, ông đã cảnh báo về việc Malaysia đang trở thành mục tiêu tấn công của IS.
Người đứng đầu cơ quan chống khủng bố Malaysia, ông Ayob Khan thì cho biết lực lượng an ninh nước này đã phát hiện được nhiều âm mưu bắt cóc quan chức Malaysia để đổi lấy tự do cho một số kẻ khủng bố đang bị giam trong tù.
Ông Khan cũng đặc biệt lo lắng về tình hình buôn lậu vũ khí ở Đông Nam Á, đặc biệt ở khu vực miền Nam Thái Lan và Philippines, vốn ngày một tồi tệ và vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
Sợ hãi về khả năng khủng bố tại Đông Nam Á hoàn toàn có cơ sở, khi mà từ đầu năm đến nay đã có rất nhiều thông tin về việc IS tiến hành tuyển quân ở Đông Nam Á.
Tháng 5/2015, trong một buổi họp tại diễn đàn Shangrila, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tuyên bố: “Đông Nam Á đang trở thành trung tâm tuyển quân mới của IS. Tổ chức này đã tuyển mộ từ Indonesia và Malaysia nhiều đến nỗi tại hai nước này có hẳn chi nhánh riêng của chúng.”
Cũng theo ông Lý, hiện đã có khoảng hơn 500 người Indonesia và hàng chục người Malaysia gia nhập hàng ngũ IS. Ngay cả một quốc đảo nhỏ bé với an ninh chặt chẽ như Singapore, cũng đã có một số thanh niên đến Syria chiến đấu cho IS, và có thể còn nhiều người khác chuẩn bị lên đường.
Cũng trong tháng 5, cảnh sát Singapore bắt giữ hai sinh viên người Singapore đang có kế hoạch ám sát quan chức nước này nếu bị ngăn cản, không cho đến Trung Đông. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhấn mạnh, rủi ro khủng bố đã lên cao hơn bao giờ hết.
Tại Indonesia, nước có cộng đồng Hồi giáo lớn nhất thế giới, trong bài phát biểu trước Quốc hội mới đây, Tổng thống Joko Widodo cũng đã lên tiếng kêu gọi toàn đất nước đoàn kết chống khủng bố.
Ông đề nghị các nước khác hợp tác chặt chẽ hơn với Indonesia trong việc chia sẻ, trao đổi thông đến khủng bố, đồng thời khẳng định sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động xuất nhập cảnh.
Theo Minh Tuấn
VNEconomy
Singapore trẻ hóa nội các, có ngoại trưởng mới
Hai tuần sau tổng tuyển cử, nội các Singapore hôm 28.9 có sự thay đổi lớn với nhiều gương mặt trẻ nắm giữ các bộ quan trọng, thay những lãnh đạo thế hệ thứ ba.
Thủ tướng Lý Hiển Long tuyên bố lãnh đạo thế hệ thứ tư của Singapore nằm trong số các gương mặt trẻ của nội các hiện nay và bản thân ông muốn thôi chức trước năm 2020 - Ảnh: Reuters
Bộ Nội vụ trước được kiêm nhiệm bởi Phó thủ tướng Teo Chee Hean nay được chuyển cho ông K.Shanmugam, người vẫn tiếp tục làm Bộ trưởng Luật pháp nhưng thôi ghế ngoại trưởng. Thay ông Shanmugam ở Bộ Ngoại giao là ông Vivian Balakrishnan, 54 tuổi. Ông Balakrishnan, trước là Bộ trưởng Môi trường - Tài nguyên nước, vừa có những phát ngôn, động thái mạnh mẽ trước tình trạng khói cháy rừng từ Indonesia ảnh hưởng đến Singapore.
Trong khi đó, Phó thủ tướng thứ hai Tharman Shanmugaratnam cũng chuyển giao ghế Bộ trưởng Tài chính cho ông Heng Swee Keat. Ông Heng từng là Giám đốc điều hành Tổng cục Tiền tệ và nay chuyển ghế Bộ trưởng Giáo dục cho 2 người vừa tham chính là Ng Chee Meng và Ong Ye Kung. Tương tự, Bộ Công thương nay cũng có cùng lúc 2 bộ trưởng là Lim Hng Kiang phụ trách thương mại và S.Iswaran phụ trách công nghiệp.
Như vậy, nội các Singapore hiện có 20 người, gồm thủ tướng, 2 phó thủ tướng và 17 bộ trưởng, trong đó chỉ có 1 nữ là Bộ trưởng Văn hóa, Cộng đồng và Thanh niên Grace Fu Hai Yien. Trong cuộc vận động tranh cử trước đây, Thủ tướng Lý Hiển Long tuyên bố lãnh đạo thế hệ thứ tư của Singapore nằm trong số các gương mặt trẻ của nội các hiện nay và bản thân ông muốn thôi chức trước năm 2020.
Thục Minh
(Văn phòng Singapore)
Theo Thanhnien
Những vụ giẫm đạp kinh hoàng trên thế giới Ả-rập Xê-út, Iraq và Campuchia là những nước từng xảy ra vụ giẫm đạp kinh hoàng khiến hàng trăm người chết và bị thương trong lịch sử thế giới. Hôm 24/9, 717 người đã chết và 805 người bị thương trong vụ giẫm đạp kinh hoàng xảy ra Mina, cách Thánh địa Mecca chừng 5 km trong lúc đang diễn ra nghi lễ...