“Cơn ác mộng” của Nga và kịch bản khó ngờ trong bầu cử Mỹ
Chiến thắng trong cuộc bầu cử của ông Biden có thể đưa Nga-Mỹ xích lại gần nhau hơn trong vấn đề kiểm soát vũ khí. Tuy nhiên, ngược lại là gì?
Theo CNBC, dù chịu nhiều biện pháp trừng phạt cứng rắn và thậm chí còn bị chỉ trích gay gắt song dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nga vẫn chưa phải là quốc gia gây mũi nhọn chú ý trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump, người dường như có mối quan hệ thân thiết với người đồng cấp Vladimir Putin.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu về quan hệ Mỹ-Nga, tất cả có thể thay đổi nếu ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 3/11.
Ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden
Các nhà phân tích cho rằng, một chiến thắng với ông Biden sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Washington và Moscow, đồng thời làm tăng xác suất của các lệnh trừng phạt mới đối với Nga.
Nga hiện đang chịu một số lệnh trừng phạt quốc tế trong một số lĩnh vực quan trọng và nhiều quan chức Nga bị cáo buộc liên quan tới các việc sáp nhập Crimea năm 2014, can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 và báo cáo liên quan đến một cuộc tấn công bằng chất độc thần kinh ở Anh năm 2018.
Không tin tưởng lẫn nhau
Andrius Tursa, cố vấn Trung và Đông Âu tại Teneo Intelligence cho biết chiến thắng dành cho ông Biden sẽ cải thiện mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và châu Âu và sẽ thấy sự xuất hiện của “một cam kết mới của Mỹ với NATO”.
Tuy nhiên, điều này lại “hầu hết là những bất lợi cho Nga”, ông Andrius Tursa trích dẫn các sự kiện mới đây để lý giải cho mối quan hệ không tin tưởng lẫn nhau giữa Điện Kremlin và Đảng Dân chủ Mỹ.
“Nhìn chung, nếu ông Biden trở thành Tổng thống sẽ mang đến tác động tiêu cực đối với Moscow và có khả năng dẫn đến sự tuột dốc hơn nữa trong quan hệ song phương, cả về mặt bề nổi lẫn thực chất. Ứng cử viên của Đảng Dân chủ từ lâu đã duy trì lập trường cứng rắn đối với chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin”, ông Tursa cho biết.
Video đang HOT
“Thực ra, việc không ưa Điện Kremlin của ông Biden đã có từ thời ông là phó Tổng thống và điều này thể hiện rõ trong việc ông Biden thúc đẩy triển khai các biện pháp trừng phạt Nga để đối phó với cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014″.
Moscow và Kiev hiện vẫn chưa đạt được một giải pháp hiệu quả cho vấn đề Crimea và vùng Donbass phía đông Ukraine, bất chấp những nỗ lực trung gian hòa giải của Đức và Pháp.
Ông Tursa cho rằng, nếu không vạch ra được một tiến trình cụ thể để giải quyết xung đột tại Donbass và Crimea – khu vực mà ông Biden từng có rất nhiều liên quan khi còn là phó Tổng thống dưới thời ông Barack Obama, Nga khó có thể dỡ bỏ trừng phạt.
Nếu trở thành Tổng thống, ông Biden có thể sẽ thắt chặt hơn nữa những biện pháp trừng phạt hiện tại. Thậm chí, nguy cơ xuất hiện trừng phạt mới mà Mỹ giáng vào Nga còn gia tăng.
Tuy nhiên, theo ông Timothy Ash, chiến lược gia cấp cao về thị trường mới nổi cho rằng, bất kỳ biện pháp trừng phạt mới nào đối với Nga đều khó có thể được áp dụng ngay lập tức.
Chuyên gia này cũng cho rằng “dù tôi nghĩ tiến trình của quan hệ Mỹ-Nga sẽ tiếp tục xấu đi nhưng tôi không tin các biện pháp trừng phạt dồn dập vào Nga sẽ được triển khai ngay”.
Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump
“Tôi nghĩ những nhân vật có khả năng điều tiết các vấn đề của Nga trong nhiệm kỳ của Tổng thống Biden đều là những người có kinh nghiệm và trình độ khá cao. Họ sẽ không tung ra các biện pháp trừng phạt đơn giản chỉ vì mục đích trừng phạt. Họ sẽ có cách tiếp cận tương xứng và hợp lý “, ông Timothy Ash cho biết và nhấn mạnh rằng” điều quan trọng đối với Mỹ là phải có mối quan hệ như kinh doanh với Nga để đảm bảo thực hiện các lợi ích chiến lược của Mỹ “.
Chuyên gia này cũng cho biết thêm, hai bên -dưới thời của ông Biden – sẽ phải “học cách khoan dung lẫn nhau và hòa hợp trong một số lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm – chẳng hạn như kiểm soát vũ khí – và giảm thiểu rủi ro do xung đột tại những nơi đang xảy ra cuộc cạnh tranh lợi ích như Ukraine, thậm chí cả Belarus và Thổ Nhĩ Kỳ. Các biện pháp trừng phạt chỉ là một phần trong những đòn trả đũa ở đây”.
Khởi đầu mới
Kiểm soát vũ khí là một lĩnh vực mà hầu hết những người có am hiểu về Nga đều tin rằng, đây là điểm có thể hòa hợp với Mỹ.
“Dựa trên những tuyên bố gần đây của cả hai bên, các cuộc đàm phán về Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược mới ( START) là một lĩnh vực có thể đạt được thành quả nếu ông Biden được bầu”, chuyên gia Teneo Tursa cho biết.
Bản thân Nga cũng thừa nhận rằng kiểm soát vũ khí có thể là một kết quả tích cực có được dưới thời Tổng thống Biden. Đầu tháng 10, ông Putin đã chỉ trích điều mà ông gọi là “lời lẽ chống Nga sắc bén” từ ông Biden, nhưng cũng khẳng định rằng, ông cảm thấy được khích lệ hơn trước những bình luận của ông Biden liên quan đến việc gia hạn hiệp ước START mới.
Kịch bản khó ngờ
Tại Moskva, các nhà phân tích và chuyên gia an ninh Nga đang nỗ lực vạch ra những kịch bản ứng phó viễn cảnh Biden thắng cuộc đua vào Nhà Trắng.
Ngày càng lo lắng về kịch bản Nhà Trắng không có ông Donald Trump, Nga đang cố gắng xác định xem điều này có ý nghĩa như thế nào đối với các vấn đề nhạy cảm, từ vũ khí hạt nhân đến mối quan hệ với Trung Quốc, xuất khẩu năng lượng, những biện pháp trừng phạt hay kể cả các xung đột sâu rộng trên toàn cầu, theo những nguồn tin am hiểu vấn đề.
Thắng lợi dành cho đảng Dân chủ thậm chí có thể khiến Điện Kremlin phải đẩy nhanh cuộc bầu cử Quốc hội vào mùa xuân, trước khi chính phủ mới của Mỹ có thời gian áp đặt thêm các biện pháp cấm vận hay trừng phạt nhằm vào Nga, theo một nguồn tin giấu tên thân cận với Điện Kremlin.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ Christopher Wray tuần trước nói rằng Nga vẫn tiếp tục tiến hành một chiến dịch “rất tích cực” nhằm hạ thấp uy tín của ông Biden và gây chia rẽ trong chính trường Mỹ. Tuy nhiên, theo một quan chức tình báo cấp cao Anh, chính trị Mỹ hiện tại phân cực đến mức Nga không cần thiết phải can thiệp và tạo ra những tranh cãi mới.
Trump 'không biết' thông tin Nga treo thưởng cho Taliban
Trump cho hay ông không được báo cáo về thông tin Nga hứa treo thưởng cho Taliban sát hại lính Mỹ ở Afghanistan như NYTimes đưa tin.
New York Times hôm 26/6 dẫn thông tin từ các quan chức tình báo Mỹ giấu tên, cho rằng các điệp viên Nga đã treo thưởng cho phiến quân Taliban, nhằm khuyến khích phiến quân tấn công lính liên quân do Mỹ dẫn đầu tại Afghanistan. Theo đó, ông Trump đã được các quan chức tình báo báo cáo thông tin này từ tháng 3, nhưng chưa ra quyết định đáp trả.
"Không ai tóm tắt hoặc thông báo với tôi, Phó thủ tướng Pence hay Tham mưu trưởng Nhà Trắng Mark Meadows về cái gọi là cuộc tấn công vào quân đội của chúng tôi ở Afghanistan do người Nga thực hiện", Tổng thống Mỹ Trump đăng Twitter hôm 28/6. Tổng thống Mỹ kêu gọi NYTimes nêu rõ nguồn tin ẩn danh cung cấp thông tin trên cho tờ báo. "Mọi người đều phủ nhận điều đó và không có nhiều cuộc tấn công vào chúng tôi", Tổng thống Mỹ khẳng định.
Tổng thống Mỹ Trump chuẩn bị lên Air Force One, rời Washington D.C đến căn cứ không quân Andrew ở bang Maryland, hôm 27/5. Ảnh: Reuters.
Nhà Trắng và Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ và Bộ Ngoại giao Nga trước đó đều phủ nhận thông tin. Đại sứ quán Nga tại Washington đăng Twitter, gọi thông tin trên là "buộc tội vô căn cứ và nặc danh". Cơ quan này nói thêm rằng cáo buộc đã "dẫn tới mối đe doạ trực tiếp đến cuộc sống của nhân viên Đại sứ quán Nga tại Washington D.C và London". "Hãy ngừng sản xuất tin giả gây ra các mối đe dọa cuộc sống, NYTimes", đại sứ quán Nga kêu gọi tờ báo Mỹ.
Hôm 28/6, NYTimes xuất bản một báo cáo bổ sung, cho biết lực lượng tình báo và hoạt động đặc biệt ở Afghanistan đã cảnh báo cấp trên về nghi ngờ Nga treo tiền thưởng cho Taliban từ tháng 1 năm nay.
Phiến quân Taliban tại một địa điểm không được tiết lộ ở tỉnh Nangarhar, Afghanistan, tháng 12/2010. Ảnh: Reuters.
Mỹ gần đây cáo buộc Nga âm thầm cung cấp vũ khí hạng nhẹ cho Taliban. Có nhiều giả thuyết về lý do Nga hỗ trợ Taliban, như muốn níu chân Mỹ sa lầy trong cuộc chiến này. NYTimes cho hay Nga có thể đang tìm cách trả thù việc Mỹ hạ sát nhiều lính đánh thuê người Nga ở Syria, nơi Moskva ủng hộ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.
Theo tờ báo, hoạt động của Taliban được Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (GRU) dẫn dắt. GRU bị nghi ngờ từng dính líu nhiều vụ nổi tiếng thế giới, như vụ ám sát bằng chất độc hóa học năm 2018 tại Anh khiến điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal suýt chết, nhưng Nga liên tục bác bỏ liên quan tới vụ này.
Tình báo Mỹ cũng kết luận Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 trong nỗ lực hỗ trợ Trump, bao gồm thao túng mạng xã hội. Trump từng phủ nhận cáo buộc này và vẫn duy trì mối quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ngay cả khi chính quyền của ông tiếp tục áp đặt lệnh trừng phạt với Nga vì vấn đề Ukraine.
Nga bác tin treo thưởng cho Taliban Nga bị nghi treo tiền thưởng để Taliban hạ sát lính Mỹ Cựu tướng Afghanistan đầu quân cho Taliban Mỹ ký thỏa thuận hòa bình với Taliban
Gần 504.000 người chết vì nCoV toàn cầu Thế giới ghi nhận hơn 10,2 triệu ca nhiễm và gần 504.000 người chết do nCoV, tình hình dịch ở khu vực châu Mỹ tiếp tục diễn biến phức tạp. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 10.229.030 ca nhiễm và 503.985 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 162.812 và 3.440 trong 24 giờ qua. 5.546.482 người đã bình...